Đề cương ôn tập cuối học kì 2 GDCD 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm lý thuyết kèm theo các dạng bài tập trọng tâm có đáp án chi tiết.
Đề cương ôn tập học kì 2 GDCD 7 Chân trời sáng tạo giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 7. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 GDCD 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo.
Đề cương ôn tập học kì 2 GDCD 7 Chân trời sáng tạo
I. Lý thuyết ôn thi học kì 2 GDCD 7
1. Ứng phó với tâm lý căng thẳng
– Ứng phó với tâm lí căng thẳng là cách con người đối diện và vượt qua những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách tích cực.
– Trình tự các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng như sau:
+ Xác định nguyên nhân gây căng thẳng;
+ Đề ra các biện pháp giải quyết chọn lọc các giải pháp khả thi;
+ Thực hiện các giải pháp khả thi; đánh giá kết quả đạt được.
– Để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng, có thể thực hiện một số cách thức như:
+ Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao;
+ Có phương pháp học tập khoa học, phù hợp;
+ Cố gắng để có những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc; thường xuyên gần gũi, hoà mình với thiên nhiên;…
+ Nếu căng thẳng quá mức, cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác, nhất là người thân và thầy, cô giáo.
2. Phòng chống bạo lực học đường
– Bạo lực học đường là các hành vi hành vi: hành hạ, ngược đãi, đánh đập; Xâm hại thân thể, sức khoẻ, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục.
– Nguyên nhân của bạo lực học đường:
+ Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường là: sự tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực, thiếu sự giáo dục gia đình và sự quan tâm của cha mẹ đến con cái,…;
+ Nguyên nhân chủ quan là: sự phát triển tâm lý lứa tuổi, sự thiếu hụt kĩ năng sống,…
– Bạo lực học đường gây ra những tổn thương về cơ thể sức khoẻ và đặc biệt là những tổn thương về mặt tâm lí (sợ hãi, tự ti, ám ảnh, trầm cảm,…) của nạn nhân; và ảnh hưởng đến xã hội, môi trường xung quanh.
– Để ứng phó với bạo lực học đường:
+ Trước khi xảy ra bạo lực: cần cố gắng để giải quyết mâu thuẫn hoặc nhờ người lớn can thiệp.
+ Trong khi xảy ra bạo lực: nhanh chóng rời khỏi vị trí, tình huống nguy hiểm và kịp thời nhờ sự hỗ trợ của người khác.
+ Sau khi xảy ra bạo lực: nhờ sự trợ giúp của gia đình, nhà trường về sức khoẻ và tâm lí nếu thấy có sự bất ổn.
– Tuyên truyền về việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của mỗi học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.
– Học sinh có hành vi bạo lực học đường phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả mà mình gây ra theo qui định của pháp luật.
3. Quản lý tiền
– Quản lý tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí.
– Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí, rèn luyện tiết kiệm, dự phòng cho trường hợp khó khăn và đầu tư cho tương lai.
– Một số nguyên tắc quản lí tiến hiệu quả:
+ Chi tiêu hợp lí
+ Tiết kiệm thường xuyên
+ Tăng nguồn thu để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể chọn các hoạt động phù hợp với khả năng, thời gian của mình, như: thu gom phế liệu, tăng gia sản xuất, tự làm các sản phẩm để bán; cộng tác với một số tờ báo tuổi học trò để viết tin, bài,…
4. Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội
– Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu đến mọi mặt của đời sống.
– Có nhiều loại tệ nạn xã hội, nhưng phổ biến nhất là cờ bạc, ma tuý, mại dâm,…
– Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội:
+ Nguyên nhân khách quan như: mặt trái của nền kinh tế thị trường, môi trường sống không lành mạnh, do sự nuông chiều quá mức và buông lỏng con cái của cha mẹ,…,
+ Nguyên nhân chủ quan như: tò mò, lười biếng, ham chơi, đua đòi, thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ,…
– Hậu quả của tệ nạn xã hội:
+ Đối với bản thân: Ảnh hưởng đến sức khoẻ, làm tha hoá về nhân cách, rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật,…
+ Đối với gia đình: cạn kiệt tài chính; làm tan vỡ hạnh phúc gia đình,…
+ Đối với xã hội: làm suy thoái giống nòi; rối loạn trật tự ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế, suy giảm sức lao động xã hội,…
5. Phòng chống tệ nạn xã hội
– Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta quy định:
+ Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc.
+ Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma tuý. Những người nghiện ma tuý bắt buộc phải cai nghiện.
+ Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm.
+ Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ.
+ Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích; nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng văn hoá phẩm đồi trụy, đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.
* Trách nhiệm của học sinh:
– Chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức;
– Sống giản dị, lành mạnh, tích cực rèn luyện thể dục thể thao;
– Không uống rượu, đánh bạc, biết giữ mình, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
– Tuân thủ pháp luật Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và ở địa phương.
6. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
– Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật.
– Gia đình là tế bào của xã hội, cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của mỗi người; mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hoà trong đời sống của mỗi thành viên và là điểm tựa vững chắc để chúng ta phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
– Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà:
+ Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con, không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi, xúc phạm con, bắt buộc con làm những điều trái luật, trái đạo đức.
+ Ông bà nội, ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu không có người nuôi dưỡng.
– Quyền và nghĩa vụ của con, cháu: Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà; Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi ông bà, cha mẹ ốm đau, già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha mẹ.
– Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.
– Mỗi học sinh cần thực hiện tốt nghĩa vụ của bản thân đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình bằng những việc làm cụ thể.
II. Bài tập ôn thi học kì 2 GDCD 7
Câu 1. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tệ nạn xã hội?
A. Tích cực hoạt động tập thể sẽ giúp ta tránh xa được tệ nạn xã hội.
B. Ma tuý và mại dâm là con đường lây nhiễm bệnh xã hội.
C. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác.
D. Xa lánh người mắc bệnh xã hội mới bảo vệ được bản thân.
Câu 2. Bạn T và bạn K (cùng 14 tuổi) thường xuyên sang nhà bà H để tụ tập đánh bạc ăn tiền. Tại đây, T và K bị bà H dụ dỗ hút thuốc phiện và bị nghiện. Anh M (con trai bà H) biết sự việc nhưng giữ kín, không nói với ai. Một hôm, T và K đang hút thuốc phiện tại nhà bà H thì bị công an bắt quả tang. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm pháp luật?
A. Bạn T và bạn K.
B. Bạn T, bạn K và bà H.
C. Bà H.
D. Bạn T, bạn K, bà H và anh M.
Câu 3. Ý kiến nào dưới đây là biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội?
A. Hạn chế nhận thức về tác hại của tệ nạn xã hội.
B. Đẩy mạnh tuyên truyền để phòng, chống tệ nạn xã hội.
C. Chỉ chú trọng làm ăn kinh tế hơn giáo dục con cái.
D. Không cần duy trì lối sống giản dị, lành mạnh.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là quy định của pháp luật nước ta về phòng, chống tệ nạn xã hội?
A. Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào.
B. Nghiêm cấm sử dụng trái phép chất ma tuý.
C. Cấm tiếp xúc với người mắc tệ nạn xã hội.
D. Nghiêm cấm hành vi dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm.
Câu 5. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?
A. Tuyệt đối không giao lưu, tiếp xúc với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lây nghiện và mang tiếng xấu.
B. Thấy người buôn bán ma tuý thì nên lờ đi coi như không biết.
C. Không mang hộ đồ vật của người khác khi không biết rõ đó là gì cho dù được trả nhiều tiền.
D. Nên dùng thử ma tuý một lần để biết cảm giác rồi tránh.
Câu 6: Em hãy chọn cách phòng chống tệ nạn xã hội mà em cho là đúng nhất?
A. Bắt hết các đối tượng tệ nạn xã hội đi cải tạo lao động
B. Đưa ra phê phán ở cơ quan hoặc nơi lưu trú
C. Phạt kinh tế đối với bậc cha mẹ cho con vi phạm
D. Tạo công ăn việc làm
Câu 7: Ý nào sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội?
A. Bản thân nhận thức được tác hại của tệ nạn xã hội.
B. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
C. Sống giản dị, lành mạnh.
D. Chú trọng công việc làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái.
Câu 8: Tệ nạn xã hội là là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là?
A. Tệ nạn xã hội.
B. Vi phạm pháp luật.
C. Vi phạm đạo đức.
D. Vi phạm quy chế.
Câu 9: Trẻ dưới 14 tuổi khi vi phạm pháp luật áp dụng hình thức nào?
A. Đưa vào trường giáo dưỡng 1 năm kể từ ngày vi phạm.
B. Cảnh cáo.
C. Phạt tù.
D. Khuyên răn.
Câu 10: Tệ nạn nguy hiểm nhất là?
A. Cờ bạc.
B. Ma túy.
C. Mại dâm.
D. Cả A, B, C.
Câu 11: Người bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 20 tuổi trở lên.
Câu 12: Các loại tệ nạn xã hội là?
A. Tham nhũng, nghiện game không lành mạnh.
B. Xâm hại tình dục trẻ em, trộm cắp, lừa đảo.
C. Ma túy, mại dâm.
D. Cả A,B,C.
Câu 13: Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bao nhiêu năm tù?
A. 12 năm.
B. 13 năm.
C. 14 năm.
D. 15 năm.
Câu 14. Tệ nạn nguy hiểm nhất là?
A. Cờ bạc.
B. Ma túy.
C. Mại dâm.
D. Cả A,B,C.
Câu 15. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền và nghĩa vụ của bố mẹ đối với con cái?
A. Phân biệt đối xử giữa các con.
B. Tôn trọng ý kiến của con.
C. Ngược đãi, xúc phạm con.
D. Ép buộc con làm những điều trái pháp luật.
Câu 16. Hành vi dưới đây thể hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bố mẹ với con cái trong gia đình?
A. Tự ý đọc nhật kí của con.
B. Chăm sóc khi con bị ốm.
C. Đánh mắng khi con bị điểm thấp.
D. Chỉ tôn trọng ý kiến của con trai.
Câu 17. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, bố mẹ có quyền và nghĩa vụ:
A. bảo vệ mọi quyền và lợi ích của con.
B. đáp ứng mọi nhu cầu của con về vật chất.
C. thoả mãn mọi nhu cầu về tinh thần của con.
D. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.
Câu 18. Hành vi nào dưới đây thể hiện con cái thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình?
A. Làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ.
B. Mua quà tặng mẹ nhân dịp 8/3 bằng cách trộm tiền của bố.
C. Bắt bố mẹ đưa đi học dù trường học ở rất gần nhà.
D. Thường xuyên dùng tiền ăn sáng chơi điện tử.
Câu 19. Hành vi nào dưới đây không thể hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con, cháu đối với bố mẹ, ông bà trong gia đình?
A. Xoa bóp cho bà.
B. Trốn tránh làm việc nhà.
C. Giúp ông tỉa cây cảnh.
D. Tặng quà cho mẹ vào ngày 8/3.
Câu 20. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi nào dưới đây của con, cháu đối với ông bà, bố mẹ?
A. Yêu quý, kính trọng.
B. Chăm sóc, phụng dưỡng.
C. Hỏi han, động viên.
D. Ngược đãi, xúc phạm.
………….
Tải file về để xem thêm đề cương học kì 2 GDCD 7 Chân trời sáng tạo
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 2 GDCD 7 năm 2023 – 2024 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.