Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2022 – 2023 là tài liệu hữu ích mà Neu-edutop.edu.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 tham khảo.
Đề cương Vật lí lớp 10 học kì 1 bao gồm một số dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận kèm theo. Thông qua đề cương ôn thi cuối học kì 1 Lý 10 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 10 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Vật lí 10 năm 2022 – 2023, mời các bạn cùng tải tại đây.
Đề cương ôn tập học kì 1 Vật lí 10 Cánh diều
I. Kiến thức cơ bản ôn tập cuối kì 1 Lí 10
CHỦ ĐỀ 1: MÔ TẢ CHUYỂN ĐỘNG
1. Chuyển động thẳng biến đổi đều
a. Khái niệm về gia tốc.
b. Chuyển động thẳng biến đổi: định nghĩa chuyển động thẳng nhanh dần đều và chậm dần đều; mối tương quan giữa a và v .
c. Đồ thị vận tốc – thời gian.
d. Các phương trình của chuyển động thẳng biến đôie đều.
2. Rơi tự do
Định nghĩa, tính chất chuyển động và các công thức.
3. Chuyển động ném ngang
a. Quỹ đạo và tính chất chuyển động theo mỗi phương.
b. Các công thức trong chuyển động ném ngang.
CHỦ ĐỀ 2: LỰC VÀ CHUYỂN ĐỘNG
1. Ba định luật Newton
a. Nội dung và biểu thức và biểu thức của các định luật.
b. Phân biệt được hai lực bằng nhau và hai lực không bằng nhau.
2. Một số lực trong thực tiễn
a. Định nghĩa và đặc điểm của các lực: Trọng lực, lực ma sát, lực căng dây, lực đẩy Archimedes.
b. Hiểu được các đại lượng áp suất, khối lượng riêng.
II. Bài tập học kì 1 Vật lí 10
Tất cả các bài tập trong SGK và bài tập trong SBT thuộc phạm vi kiến thức đã nêu ở mục A. I.
III. Một số bài tập minh họa cuối kì 1 Lý 10
Câu 1. Một vật chuyển động trên đoạn thẳng, tại một thời điểm vật có vận tốc v và gia tốc a. chuyển động có
A. gia tốc a âm là chuyển động chậm dần đều.
B. gia tốc a dương là chuyển động nhanh dần đều.
C. a. v < 0 là chuyển động chậm dần đều
D. vận tốc v âm là chuyển động nhanh dần đều.
Câu 2. Gia tốc là một đại lượng
A. đại số, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động.
B. đại số, đặc trung cho tính không đổi của vận tốc.
C. vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của thời gian.
D. vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc.
Câu 3. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều
A. có phương vuông góc với vectơ vận tốc.
B. có độ lón không đổi.
C. cùng hướng với vectơ vận tốc.
D. ngược hướng với vectơ vận tốc.
Câu 4. Chọn ý sai ?
Chuyển động thẳng nhanh dần đều có
A. vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
B. vận tốc tức thời là hàm số bậc nhất của thời gian.
C. tọa độ là hàm số bậc hai của thời gian.
D. gia tốc có độ lớn không đổi theo thời gian.
Câu 5. Để đặc trưng cho chuyển động về sự nhanh, chậm và về phương chiều của chuyển động người ta đưa ra khái niệm
A. vectơ gia tốc tức thời.
B. vectơ gia tốc trung bình.
C. vectơ vận tốc tức thời.
D. vectơ vận tốc trung bình.
Câu 6 Chọn phát biểu sai ?
A. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì bằng nhau.
B. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.
C. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với vectơ vận tốc.
D. Vận tốc tức thời của chuyển động thắng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
Câu 7. Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = v0 + at, thì
A. v luôn dương.
B. a luôn dương.
C. tích a. v luôn dương.
D. tích a. v luôn âm.
Câu 8. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, tính chất nào sau đây sai ?
A. Tích số a. v không đổi.
B. Phương trình vận tốc v là hàm số bậc nhất theo thời gian.
C. Gia tốc a không đổi.
D. Phương trình chuyển động là hàm số bậc 2 theo thời gian.
Câu 9 Nhận xét nào sau đây không đúng với một chất điểm chuyển động thẳng theo một chiều với gia tốc a = 4 m/s2
A. Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì 1 s sau vận tốc của nó bằng 4 m/s.
B. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì 1 s sau vận tốc của nó bằng 6 m/s.
C. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì 2 s sau vận tốc của nó bằng 8 m/s.
D. Lúc vận tốc bằng 4 m/s thì 2 s sau vận tốc của nó bằng 12 m/s.
Câu 10. Một đoàn tàu đang chuyển động với vận tốc 72 km/h thì vào ga Huế và hãm phanh chuyển động chậm dần đều, sau 10 giây còn lại 54 km/h. Xác định quãng đường đoàn tàu đi được cho đến lúc dừng lại ?
A. 400 m.
B. 200 m.
C. 300 m.
D. 100 m.
. . . . . . . . . . . . . . . .
Tải File tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Vật lí 10
Đề cương ôn tập học kì 1 Vật lí 10 sách Chân trời sáng tạo
Bài 1.1 Làm quen với vật lí
Nhận biết
Câu 1.1. Quá trình nào sau đây là quá trình phát triển của Vật lí?
A. Vật lí cổ điển Vật lí trung đại Vật lí hiện đại.
B. Tiền vật lí Vật lí cổ đại Vật lí hiện đại.
C. Tiền vật lí Vật lí trung đại Vật lí hiện đại.
D. Tiền vật lí Vật lí cổ điển Vật lí trung đại.
Câu 1.2 Sáng chế vật lí nào sau đây gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
A. Sáng chế ra máy phát điện.
B. Sáng chế ra vật liệu bán dẫn.
C. Sáng chế ra robot.
D. Sáng chế ra máy hơi nước.
Câu 1.3. Đối tượng nghiên cứu của vật lí là
A. Chuyển động của các loại phương tiện giao thông
B. Năng lượng điện và ứng dụng của năng lượng điện vào đời sống
C. Các ngôi sao và các hành tinh
D. Các loại vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng.
Câu 1.4. Những ngành nghiên cứu nào thuộc về vật lí?
A. Cơ học, nhiệt học, điện học, quang học.
B. Cơ học, nhiệt học, vật chất vô cơ.
C. Điện học, quang học, vật chất hữu cơ.
D. Nhiệt học, quang học, sinh vật học.
Câu 2.1 Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của vật lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
A. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn.
B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học.
C. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ.
D. Nghiên cứu về thuyết tương đối
Câu 2.2. Lĩnh vực nghiên cứu nào không thuộc về vật lí?
A. Thiên văn học.
B. Nhiệt động lực học.
C. Vật liệu ứng dụng.
D. Thực vật học.
Câu 2.3. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên?
A. Vật lí học.
B. Công nghệ sinh học.
C. Thiên văn học.
D. Lịch sử nhân loại.
Câu 2.4. Phương pháp nghiên cứu thường sử dụng của Vật lí là phương pháp
A. mô hình và phương pháp thu thập số liệu.
B. thực nghiệm và phương pháp mô hình
C. thực nghiệm và phương pháp quy nạp.
D. mô hình và phương pháp định tính.
Câu 3.1: Kết quả nghiên cứu: “Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ, vật càng nặng rơi càng nhanh là dựa theo phương pháp nào?
A . Phương pháp mô hình.
B. Phương pháp thực nghiệm.
C. Phương pháp suy luận chủ quan.
D. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
Câu 3.2. Vật lí là một ngành khoa học
A. độc lập với các ngành khoa học khác.
B. có mối liên hệ với các ngành khoa học, môn học khác.
C. chỉ có mối liên hệ với các lĩnh vực nghiên cứu của toán học.
D. chỉ có mối liên hệ với các lĩnh vực nghiên cứu của hóa học.
Câu 3.3. Lĩnh vực nghiên cứu nào không liên quan đến ngành cơ học trong vật lí?
A. chuyển động của xe máy trên đường.
B. chuyển động của các gợn sóng trên mặt nước.
C. dao động của cái võng, con lắc đồng hồ,…
D. sự co giãn của các bó cơ trong cơ thể động vật.
Câu 3.4. Các phát hiện, phát minh mới của vật lí
A. được sử dụng vào các mục đích nghiên cứu vũ trụ.
B. được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, kĩ thuật cũng như các lĩnh vực nghiên cứu khác.
C. được sử dụng vào các nghiên cứu để tìm ra các thiết bị điện tử mới.
D. được ứng dụng trong y học để nâng cao khả năng chăm sóc sức khỏe con người.
Bài 1.2 Các qui tắc an toàn trong thực hành vật lí
Nhận biết
Câu 4.1. Dòng điện một chiều có kí hiệu là:
A. “-” hoặc màu xanh.
B. DC
C. AC
D. Dấu “ – “.
Câu 4.2. Trong phòng thí nghiệm vật lí, kí hiệu DC hoặc dấu là
A. đầu vào của thiết bị.
B. đầu ra của thiết bị.
C. dòng điện một chiều.
D. dòng điện xay chiều.
Câu 4.3. Hành động nào sau đây không gây nguy hiểm cho người làm thực hành thí nghiệm?
A. Để các kẹp điện gần nhau.
B. Không đeo găng tay cao su khi thực hiện làm thí nghiệm với nhiệt độ cao.
C. Để cồn gần thí nghiệm mạch điện.
D. Khi thí nghiệm với ampe kế cần cắm dây đo vào chốt cắm phù hợp với chức năng đo.
Câu 4.4. Hành động nào không tuân thủ quy tắc an toàn trong phòng thực hành?
A. Trước khi cắm, tháo thiết bị điện, sẽ tắt công tắc nguồn.
B. Trước khi làm thí nghiệm với bình thủy tinh, cần kiểm tra bình có bị nứt vỡ hay không.
C. Bố trí dây điện gọn gàng .
D. Dùng tay không để làm thí nghiệm .
Thông hiểu
Câu 5.1 Khi có sự cố chập cháy dây điện trong khi làm thí nghiệm ở phòng thực hành, điều ta cần làm trước tiên là:
A. Ngắt nguồn điện.
B. Dùng nước để dập tắt đám cháy.
C. Dùng CO2 để dập đám cháy nếu chẳng máy lửa cháy vào quần áo.
D. Thoát ra ngoài.
…………..
Đề cương ôn tập kì 1 Vật lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
…………….
Tải File tài liệu để xem trọn bộ đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2022 – 2023 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 1 Vật lý 10 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.