Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học 10 Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu hữu ích mà Neu-edutop.edu.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 tham khảo.
Đề cương Tin học lớp 10 học kì 1 bao gồm lý thuyết, một số dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận kèm theo. Thông qua đề cương ôn thi cuối học kì 1 Tin 10 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 10 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Tin học 10 Cánh diều, mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi học kì 1 Tin học 10 sách Cánh diều.
I. Lý thuyết ôn thi học kì 1 môn Tin học 10
CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
1. Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin
– Nhờ các giác quan, con người nhận được các tín hiệu qua thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác từ xung quanh và chuyển thành thông tin trong não.
– Nói, viết, vẽ, … là để chuyển thông tin trong não con người thành dữ liệu để lưu trữ hay gửi đi khi trao thông tin.
– Văn bản chữ và số, hình vẽ, hình ảnh, âm thanh, … là dữ liệu. Dữ liệu là nguồn thông tin.
– Từ dữ liệu có thể rút ra nhiều thông tin khác nhau.
– Tin học: ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp và quá trình tổ chức, lưu trữ và truyền dẫn thông tin tự động bằng các phương tiện kĩ thuật, chủ yếu bằng máy tính.
Máy tính đã thực hiện ba bước để xử lí thông tin:
– Nhận dữ liệu vào, chuyển thành dữ liệu số.
– Xử lí dữ liệu.
– Đưa ra kết quả xử lí ra cho con người.
2. Tin học trong phát triển kinh tế – xã hội
– Chính quyền phục vụ nhân dân thông qua cung cấp các dịch vụ công. Ta thường gặp cách viết tắt G2B (Government to Business), G2C (Government to Citizen) khi nói về quan hệ chính phủ – doanh nghiệp, chính phủ – người dân trong chính phủ điện tử.
– Doanh nghiệp số hàm ý doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh.
– Ngân hàng Thế giới đưa ra chiến lược phát triển bốn lĩnh vực:
+ Thể chế và môi trường kinh doanh.
+ Khoa học và công nghệ.
+ Giáo dục và đào tạo.
+ Công nghệ thông tin và truyền thông.
⇒ Công nghệ thông tin và truyền thông là một trụ cột để phát triển kinh tế tri thức.
⇒ Công nghệ thông tin rất quan trọng trong quản trị tri thức, khai thác tri thức toàn cầu, tạo ra tri thức mới, sáng tạo và đổi mới để cạnh tranh hiệu quả.
CHỦ ĐỀ 2: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
1. Mạng máy tính với cuộc sống
– Trong giáo dục, Internet mạng lại phương thức học và hiệu quả đó là học trực tuyến.
– Nhờ kết nối Internet nhiều người có thể làm việc ở nhà, quán cà phê, … thậm chí cả trên máy bay, tàu xe. Giúp cải thiện năng suất lao động, giảm ách tắc giao thông.
– Giúp cập nhập tin tức nhanh chóng, sinh động tới mọi người.
– Giúp giao lưu với bạn bè, người thân và cộng đồng qua mạng xã hội, trò chuyện qua mạng,…
– Khi kết nối Internet, máy tính có thể nhiễm phần mềm độc hại (malware). Có nhiều loại phần mềm độc hại như: virus máy tính, sâu máy tính, phần mềm gián điệp, phần mềm quảng cáo
2. Điện toán đám mây và internet vạn vật
– Điện toán đám mây, mô hình cung cấp dịch vụ thông qua Internet, là giải pháp nhằm giảm thiểu nhược điểm của mạng LAN.
– Dịch vụ được công ty Điện toán đám mây cung cấp ngay khi có yêu cầu, với chi phí rẻ hơn, chất lượng dịch vụ cao hơn và tính tương thích rộng hơn.
– Dịch vụ lưu trữ: Dropbox, Google Drive, OneDrive, Box, iCloud, …
– Dịch vụ thư điện tử: Gmail, Yahoo! Mail, iCloud Email, …
– Dịch vụ cung cấp ứng dụng như hội nghị trực tuyến, lịch công tác, soạn thảo văn bản, bảng tính như: Zoom Cloud Meeting, Google Meet, Microsoft Office 365, …
– Hệ thống giao thông thông minh xây dựng với mạng các cảm biến lắp trên mỗi thành phần hệ thống như đèn giao thông và biển báo điện tử, xe tự lái, trạm cân điện tử, …
– IoT bao gồm những đồ vật, máy móc được gắn cảm biến để tự tương tác với môi trường xung quanh.
⇒ IoT tạo ra một cuộc cách mạng công nghệ đang tác động, làm thay đổi cuộc sống và công việc của con người.
CHỦ ĐỀ 3: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
– Quyền tác giả là quyền của tác giả đối với những sáng tạo tinh thần và văn hóa ( gọi tắt là tác phẩm) của mình.
– Sử dụng kĩ thuật số, kẻ xấu thực hiện những thủ đoạn chiếm đoạt thông tin rất tinh vi, vì vậy hãy sử dụng mật khẩu mạnh, phần mềm diệt virus để chống phần mềm độc hại.
CHỦ ĐỀ 4: LÀM QUEN VỚI NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH BẬC CAO VÀ VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN
1. Biến, ghép gán và biểu thức số học
– Biến là tên một vùng nhớ, trong chương trình giá trị của biến có thể thay đổi.
Lưu ý: Trong Python các biến đều phải được đặt tên theo một số quy tắc.
+ Không trùng với từ khóa.
+ Bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu “_”.
+ Chỉ chứa chữ cái, chữ số và dấu “_”.
– Câu lệnh gán giá trị số học cho một biến là câu lệnh phổ biến nhất trong ngôn ngữ lập trình, có dạng như sau:
Biến = <Biểu thức>
Phép gán được thực hiện như sau:
Bước 1: Tính giá trị biểu thức ở vế phải.
Bước 2: Gán kết quả tính được cho biến ở vế trái.
– Cửa sổ Shell của Python cho ta gõ và thực hiện ngay từng câu lệnh vừa đưa vào, nhưng không cho lưu lại câu lệnh đã soạn thảo để thực hiện.
– Ở cửa sổ Code, ta có thể soạn thảo và lưu, chạy chương trình ta còn có thể chỉnh sửa chương trình.
2. Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào – ra đơn giản
– Câu lệnh type() của Python cho ta biết kiểu dữ liệu cả biến hay biểu thức nắm trong cặp dấu ngoặc tròn.
– Cửa sổ Shell, nếu viết dòng lệnh chỉ chứa tên biến hoặc biểu thức số học thì kết quả tương ứng sẽ được đưa ra màn hình.
– Cửa sổ Code để đưa thông tin ra và lưu lại trên màn hình cần dùng lệnh print(). Dạng đơn giản của câu lệnh print( ) đưa giá trị các biểu thức ra màn hình là: print (danh sách biểu thức)
– Hằng là những biến có giá trị chỉ định trước và không thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
– Python không cung cấp công cụ khai báo hằng. Khi lập trình bằng Python, người ta thường sử dụng hằng số như một loại biến đặc biệt với cách đặt tên.
II. Một số câu hỏi ôn tập học kì 1 Tin học 10
Chủ đề A: Máy tính và xã hội tri thức
Câu 1: Trong tin học, dữ liệu là:
A. thông tin đã được đưa vào máy tính
B. hiểu biết của con người
C. thông tin gắn với quá trình nhận thức
D. quá trình xử lí thông tin
Câu 2: Thông tin là gì?
A. Các văn bản và số liệu.
B. Tất cả những gì mang lại cho chúng ta hiểu biết.
C. Văn bản, hình ảnh, âm thanh.
D. Hình ảnh, âm thanh.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là phù hợp nhất về khái niệm bit?
A. Chính chữ số 1
B. Một số có 1 chữ số
C. Đơn vị đo khối lượng kiến thức
D. Đơn vị đo lượng thông tin
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quan hệ giữa thông tin và dữ liệu?
A. Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính.
B. Thông tin là ý nghĩa của dữ liệu.
C. Thông tin và dữ liệu có tính độc lập tương đối.
D. Thông tin không có tính toàn vẹn.
Câu 5: Câu trả lời nào là đúng và đầy đủ nhất về byte?
A. Là một đơn vị lưu trữ dữ liệu 8 bit
B. Là lượng thông tin đủ mã hóa 1 chữ trong bảng chữ cái nào đó
C. Là một đơn vị đo dung lượng bộ nhớ máy tính
D. Là một dãy 8 chữ số
Câu 6: Những thiết bị nào dưới đây là thiết bị số?
A. Thẻ nhớ
B. Đồng hồ cơ
C. Cân cơ
D. Đĩa than
Câu 7: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. 1MB = 1024KB
B. 1PB = 1024 GB
C. 1ZB = 1024PB
D. 1Bit = 1024B
Câu 8: Chọn phương án SAI?
A. Thiết bị thông minh là thiết bị số
B. Thiết bị số là thiết bị thông minh
C. Thiết bị thông minh có thể làm việc một cách tự chủ
D. Thiết bị thông minh có thể tương tác với người sử dụng hay các thiết bị thông minh khác
Câu 9: Trong các thiết bị sau, thiết bị nào là thiết bị thông minh?
A. Đồng hồ kết nối với điện thoại qua Bluetooth
B. Đồng hồ cơ
C. Máy tính cầm tay
D. Cân
Câu 10: Đặc điểm nổi bật trong xã hội hiện đại là gì?
A. Máy tính điện tử là một phần không thể thiếu
B. Lượng người dùng Facebook
C. Lượng người sử dụng Iphone
D. Mỗi cá nhân đều có một Apple Watch
Câu 11: Theo em, hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay là gì?
A. Khả năng lưu trữ còn thấp so với nhu cầu.
B. Giá thành vẫn còn đắt so với đời sống hiện nay.
C. Kết nối mạng internet còn chậm.
D. Không có khả năng tư duy toàn diện như con người.
Câu 12: Chức năng nào dưới đây phù hợp với thiết bị số thông minh?
A. Gọi điện, nhắn tin, chụp ảnh, duyệt web, đo huyết áp
B. Duyệt web, nhắn tin, chụp ảnh, soạn và gửi email, gọi điện
C. Chụp ảnh, nghe nhạc, gọi điện, ghi âm, in ảnh
D. Ghi âm, nghe nhạc, gọi điện, chụp ảnh, xem giờ, phát điện
Câu 13: Phát minh nào vào năm 1992 đã tạo ra phương tiện truy cập Internet dễ dàng, nhất quán, giúp phổ cập Internet?
A. World Wide Web
B. Wide Area Network
C. Local Area Network
D. Facebook
Câu 14: Kết nối nào không phải là kết nối phổ biến trên các PDA hiện nay?
A. Wifi
B. Bluetooth
C. Hồng ngoại
D. USB
Câu 15: Trong các thiết bị sau, thiết bị nào là PDA?
A. Nokia 1280
B. Sổ tay
C. Máy in
D. iPad
Câu 16: Điện thoại thông minh khác với điện thoại di động thường ở điểm nào?
A. Có danh bạ
B. Có thể nhắn tin
C. Có thể kết nối Internet
D. Có hệ điều hành và có thể chạy được một số ứng dụng
Câu 17: Một bạn có sử dụng iPad cho việc học tập của mình. Bạn muốn cài đặt một ứng dụng mới cho quá trình học tập của mình. Bạn ấy phải:
A. vào CH Play
B. vào App Store
C. vào google
D. không thể cài thêm
Chủ đề B: Mạng máy tính và Internet
Câu 18: Phạm vi sử dụng của internet là?
A. Chỉ trong gia đình.
B. Chỉ trong cơ quan.
C. Chỉ ở trên máy tính và điện thoại.
D. Toàn cầu
Câu 19: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Mạng LAN là mạng mà các máy tính được kết nối trực tiếp với nhau qua cáp truyền tín hiệu
B. Mạng LAN là mạng kết nối các máy tính trong một quy mô địa lí nhỏ
C. Các máy tinh trong mạng LAN cần được đặt trong một phòng
D. Mạng LAN là mạng mà các máy tính được kết nối qua cùng một bộ thu phát wifi
Câu 20: Phát biểu nào đúng?
A. Bất cứ dịch vụ trực tuyến nào (dịch vụ tương tác qua Internet) đều là dịch vụ đám mây
B. Báo điện tử đăng tin tức hằng ngày là dịch vụ đám mây
C. Nhắn tin ngắn trên điện thoại (SMS) là sử dụng dịch vụ đám mây
D. Web-mail (thư điện tử trên giao diện web) là dịch cụ đám mây
…………….
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 1 Tin học 10 sách Cánh diều
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học 10 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 1 Tin học 10 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.