Đề cương ôn tập học kì 1 GDCD 7 Cánh diều năm 2023 – 2024 giúp các em học sinh hệ thống toàn bộ kiến thức trọng tâm trong chương trình học kì 1, để ôn thi cuối kì 1 năm 2023 – 2024 đạt kết quả cao.
Đề cương ôn tập học kì 1 GDCD 7 Cánh diều bao gồm 9 trang tổng hợp các dạng bài tập trắc nghiệm trọng tâm kèm theo đề thi minh họa. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 GDCD lớp 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài để không còn bỡ ngỡ khi bước vào kì thi chính thức. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 7 Cánh diều.
I. Giới hạn nội dung ôn thi học kì 1 GDCD 7
Nắm được các kiến thức trọng tâm các bài:
- Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
- Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa
- Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
- Bài 4: Học tập tự giác, tích cực
- Bài 5: Giữ chữ tín
- Bài 6: Quản lí tiền
II. Kiến thức lý thuyết trọng tâm
1.Tự hào về truyền thống quê hương
– Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miề địa phương được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
– Những truyền thống tốt đẹp của quê hương như: yêu nước, đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm; cần cù, sáng tạo trọng lao động; tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu thảo; các lễ hội văn hóa truyền thống, những loại hình nghệ thuật dân gian, nghề truyền thống… được biểu hiện cụ thể ở mỗi vùng miền địa phương.
– Để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, mỗi người cần:
+ Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của quê hương.
+ Phê phán những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.
2. Bảo tồn di sản văn hóa
– Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
– Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
+ Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
+ Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
– Di sản văn hóa là tài sản, niềm tự hào của dân tộc, thể hiện lịch sử sự sáng tạo và bản sắc dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.
– Di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú kho tàng di sản văn hóa nhân loại.
*Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa:
– Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
– Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất.
– Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời khi thấy có những hành vi làm sai lệch, phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa; hoặc thấy di sản văn hóa có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị hủy hoại, bị mất.
– Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
– Chuyển giao di sản văn hóa cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không có đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị.
3. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
– Quan tâm là thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh; cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để hiểu được cảm xúc của người đó; chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng cua mình
– Quan tâm cảm thông, chia sẻ được biểu hiện thông qua các hành vi, việc làm cụ thể như an ủi, động viên, hỏi thăm, lắng nghe; giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn; tham gia các hoạt động thiện nguyện trong nhà trường và ngoài xã hội;…
– Quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp con người gần gũi gắn bó; có thêm sức mạn để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
– Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ được mọi người yêu quý, tôn trọng.
– Để quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác, mỗi người cần;
+ Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
+ Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.
4. Học tập tự giác, tích cực
– Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực:
+ Có mục tiêu học tập rõ ràng;
+ Chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã đặt ra;
+ Hoàn thành nhiệm vụ học tập và không cần ai nhắc nhở;
+ Luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập;
+ Có phương pháp học tập chủ động;
+ Biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống.
– Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta:
+ Chủ động, sáng tạo và không ngừng tiến bộ trong học tập;
+ Đạt được kết quả và mục tiêu học tập đã đề ra;
+ Được mọi người tin tương, tôn trọng và quý mến.
5. Giữ chữ tín
– Chữ tín là niềm tin của con người đối với nhau.
– Giữ chữ tín là giữ niềm tin của người khác đối với mình.
– Biểu hiện của giữ chữ tín:
+ Thực hiện lời hứa;
+ Nói đi đôi với làm;
+ Đúng hẹn;
+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao;
+ Giữ được niềm tin với người khác.
– Giữ chữ tín sẽ giúp cho chúng ta mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người, được mọi người tin tưởng và tôn trọng, góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
6. Quản lý tiền
– Quản lí tiền hiệu quả là sự dụng tiền một cách hợp lí nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến.
– Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại; chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lại; đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
* Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả;
– Xác định rõ mục tiêu quản lí tiền trên cơ sơ các khoản thu thực tế của bản thân.
– Tiết kiệm trước khi chi tiêu, tiết kiệm phải thường xuyên, đều đặn.
– Chỉ chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí.
*Để tạo nguồn thu nhập, mỗi người có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với độ tuổi, sở thích và điều kiện, để biết quý trọng đồng tiề của bản thân, gia đinh và xã hội.
III. Câu hỏi ôn tập học kì 1 GDCD 7
Câu 1: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống cần cù lao động của quê hương ?
A. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.
B. Tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia các hoạt động thiện nguyện.
C. Chăm chỉ làm việc, học tập, thường xuyên giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà.
D. Tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp.
Câu 2: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua:
A. Định kiến.
B. Thời gian.
C. Quan niệm.
D. Lối sống.
Câu 3: Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là:
A. Truyền thống quê hương.
B. Truyền thống gia đình.
C. Truyền thống dòng họ.
D. Truyền thống dân tộc.
Câu 4: Ý nào không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
A. Truyền thống hiếu học.
B. Giả nhân giả nghĩa.
C. Truyền thống yêu nước.
D. Truyền thống nhân nghĩa.
Câu 5: Theo em, hành vi nào dưới đây đáng lên án?
A. Trân trọng những giá trị truyền thống của quê hương.
B. Phá hoại truyền thống tốt đẹp của quê hương.
C. Giới thiệu đến bạn bè thế giới nét đẹp truyền thống quê hương.
D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.
Câu 6: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ
A. Thế hệ này sang thế hệ khác.
B. Nơi này sang nơi khác.
C. Vùng này sang vùng khác.
D. Nước này sang nước khác.
Câu 7: Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Truyền thống quê hương.
B. Phong tục tập quán.
C. Truyền thống gia đình.
D. Nét đẹp bản địa.
Câu 8: Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Quan tâm.
B. Chia sẻ.
C. Đồng cảm.
D. Thấu hiểu.
Câu 9: Những hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác ?
A. Giúp bạn nói dối bố mẹ để cùng đi chơi điện tử.
B. Cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra.
C. Nấu cơm, dọn dẹp nhà của giúp cha mẹ.
D. Xua đuổi người ăn xin.
Câu 10: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão lũ.
B. Bắt nạt bạn bè.
C. Chửi mắng, coi thường người vô gia cư.
D. Phá hoại của công.
Câu 11: Sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Chia sẻ.
B. Cảm thông.
C. Đồng cảm.
D. Quan tâm.
Câu 12: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Quyên góp từ thiện.
B. Giúp đỡ bạn bè học tập.
C. Yêu thương bố mẹ.
D. Bao che cho bạn khi mắc lỗi.
Câu 13: Đối với bạn bè, mỗi học sinh cần có những hành động như thế nào để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
A. Cho bạn mượn đồ dùng học tập khi bạn quên.
B. Đến thăm khi bạn ốm.
C. Tâm sự chia sẻ mỗi khi bạn có chuyện buồn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 14: Hành động nào sau đây không thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ ?
A. Các em học sinh lớp 7H quyên góp tiền ủng hộ người có hoàn cảnh khó khăn.
B. Cô Minh mở cửa hàng miễn phí đồ ăn cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
C. Bạn Nam luôn thờ ơ trước những nỗi buồn của bạn bè xung quanh.
D. Bé Hoa phụ giúp bố mẹ nấu ăn.
Câu 15: Hành động nào sau đây không phải sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ ?
A. Lớp học tổ chức quyên góp tiền để giúp đỡ những người khó khăn.
B. Bạn Hà cõng bạn Hiền đi học, vì Hiền bị liệt hai chân.
C. Huy đã cho Nam vay tiền chơi game.
D. Các bạn trong lớp tới thăm khi bạn Trí bị ốm.
Câu 16: Hoạt động “Áo ấm cho em”xuất phát từ:
A. Sự yêu nước, đoàn kết và dũng cảm.
B. Tinh thần hiếu học và tôn sư trọng đạo.
C. Tinh thần dũng cảm, bất khuất, kiên cường.
D. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
Câu 17: Ý nào không biểu hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ ?
A. Luôn quan tâm đến bạn bè, chia sẻ cùng với bạn khi bạn gặp khó khăn.
B. Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm đến bạn bè.
C. Chia sẻ những khó khăn về vật chất với những người gặp khó khăn.
D. Nói xấu sau lưng bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.
Câu 18: Trong các tình huống sau, hành động nào thể hiện là người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
A. Anh Tuấn thường sống gần gũi với mọi người trong khu dân cư.
B. Thấy ông lão ăn xin quần áo rách rưới ngồi trước cửa, Nga liền ra đuổi đi vì sợ ông làm bẩn cửa nhà mình.
C. Do tật nói ngọng, Cúc bị bạn bè trong lớp chế nhạo, xa lánh.
D. Đi học về, em trai của Hiến luôn tranh giành xem ti vi với anh trai mình.
Câu 19: Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo
A. Khả năng của mình.
B. Nhu cầu của mình.
C. Mong muốn của mình.
D. Nguyện vọng của mình.
Câu 20: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về sự chia sẻ?
A. Lá lành đùm lá rách.
B. Ăn không nói có.
C. Uống nước nhớ nguồn.
D. Ở hiền gặp lành.
Câu 21: Tự giác, tích cực trong học tập mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Chúng ta luôn phải chịu thiệt thòi.
B. Giúp chúng ta đạt được mục tiêu đã đề ra.
C. Bị mọi người xa lánh.
D. Giúp chúng ta đạt được mọi mục đích.
Câu 22: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?
A. Chỉ những người nghèo mới cần tự giác.
B. Tự giác, tích cực góp phần tạo nên những thành công.
C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.
D. Tích cực trong công việc thường phải chịu nhiều thiệt thòi.
Câu 23: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?
A. Người tự giác, tích cực thường sẽ thành công trong cuộc sống.
B. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.
C. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta không ngừng tiến bộ trong học tập.
D. Chỉ những người yếu kém mới cần tích cực, tự giác trong công việc.
Câu 24: Là một học sinh, chúng ta cần có biểu hiện nào sau đây để rèn luyện tính tự giác, tích cực?
A. Thường xuyên đi học muộn.
B. Chủ động lập thời gian biểu.
C. Dễ dàng bỏ cuộc khi gặp vấn đề khó.
D. Lười làm bài tập về nhà.
Câu 25: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Có mục tiêu học tập rõ ràng.
B. Lười làm bài tập về nhà.
C. Dành thời gian cho những trò vô bổ.
D. Không có mục đích sống.
Câu 26: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của tự giác, tích cực trong học tập?
A. Giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.
B. Không ngừng tiến bộ trong học tập.
C. Nâng cao đời sống vật chất cho mỗi người.
D. Được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.
Câu 27: Phương án nào dưới đây không thuộc biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Chủ động lập kế hoạch học tập.
B. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập.
C. Biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống.
D. Luôn luôn chờ đợi vào sự giúp đỡ.
Câu 28: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?
A. Chỉ những người nghèo mới cần tự giác.
B. Tự giác, tích cực góp phần tạo nên những thành công.
C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.
D. Tích cực trong công việc thường phải chịu nhiều thiệt thòi.
Câu 29: Ngoài việc hoàn thành những bài tập cô giáo giao trên lớp, khi về nhà V thường dành thêm thời gian mỗi tối để ôn lại bài và tìm những bài khó trên mạng để ôn luyện thêm. Việc làm đó thể hiện V là người
A. tự giác, tích cực trong học tập.
B. thiếu tự giác, tích cực.
C. luôn tự tin trong cuộc sống.
D. thiếu kĩ năng học tập.
Câu 30: Khi bài tập về nhà có một bài toán khó, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?
A. Lên mạng tìm đáp án để chép vào vở cho có.
B. Hỏi bạn bè xem ai đã làm thì mượn vở chép.
C. Bỏ qua để chờ ngày hôm sau cô giáo chữa bài rồi chép vào vở.
D. Ôn lại nội dung kiến thức phần đó để suy nghĩ lại cách giải bài toán.
Câu 31: Quản lí tiền giúp chúng ta:
A. Chủ động trong công việc và cuộc sống.
B. Chủ động trong lao động.
C. Chủ động trong công việc.
D. Chủ động trong các mối quan hệ.
Câu 32: Biết sử dụng tiền một cách hợp lí nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến được gọi là
A.quản lý tiền hiệu quả.
B.chi tiêu tiền hợp lí.
C.tiết kiệm tiền hiệu quả.
D.kế hoạch chi tiêu.
Câu 33: Nếu được bố mẹ cho tiền thưởng, em nên làm gì để chi tiêu hợp lí?
A. Mua đồ mình thích.
B. Phân chia các khoản chi hợp lí.
C. Khao bạn bè đi chơi.
D. Giữ kĩ số tiền đó, không tiêu.
Câu 34: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả?
A.Cân bằng tài chính hiện tại.
B.Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.
C.Giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
D.Nâng cao thu nhập hàng tháng.
Câu 35: Theo em, quản lí tiền là:
A. Biết chi tiêu mọi lúc, mọi nới.
B. Biết chi tiêu vào những thứ mình thích.
C. Biết cho người khác vay lấy lãi.
D. Biết chi tiêu hợp lí, hiệu quả.
Câu 36:Khi ai đó hỏi vay tiền, mọi người suy nghĩ gì?
A. Bạn bè khó khăn, nhất định phải giúp đỡ.
B. Cho vay ngay và không cần trả.
C. Hỏi bạn vay làm gì? Nếu lí do hợp lí mới cho vay.
D. Không cho vay.
Câu 37: Ý kiến nào sai khi nói về quản lý tiền hợp lí:
A. Có tiền tiết kiệm.
B. Chủ động trong chi tiêu.
C. Sống ích kỉ, nghèo đói.
D. Biết cách xây dựng kế hoạc quản lí tiền hiệu quả.
Câu 38: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?
A. Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại.
B. Những nhà giàu thì không cần lao động, chỉ cần hưởng thụ.
C. Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta có thêm một khoản tiền tiết kiệm.
D. Muốn có thêm thu nhập thì chúng ta cần phải lao động.
Câu 39: Quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa gì?
A. Cân bằng tài chính hiện tại.
B. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lại.
C. Đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 40: Hành vi nào dưới đây thể hiện khả năng quản lí tiền tốt.
A. Cứ đến giữa tháng là V tiêu hết tiền lương.
B. Mỗi dịp các cửa hàng sale, H đặt rất nhiều đồ dù không cần đến.
C. Mỗi lần nhận lương, K thường lập trước một bảng kế hoạch thu chi phù hợp với số tiền đó.
D. L mới lên đại học, bố mẹ cho L 10 triệu tiền tiêu (không bao gồm học phí). L thường đi chơi cùng các bạn, ăn uống, mua sắm. Kết quả chưa đến 2 tuần, L đã tiêu hết số tiền đó.
Câu 41: Ý kiến nào sai khi nói về quản lý tiền hợp lí:
A. Có tiền tiết kiệm.
B. Chủ động trong chi tiêu.
C. Sống ích kỉ, nghèo đói.
D. Biết cách xây dựng kế hoạc quản lí tiền hiệu quả.
Câu 42: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền?
A. No ăn dẫm chuồng.
B. Thắt lưng buộc bụng.
C. Có tiền mua tiên cũng được.
D. Đồng tiền liền khúc ruột.
Câu 43: Khái niệm: “Việc hiểu rõ các khoản tiền mà mình có và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối, phù hợp”. Là khái niệm:
A. Quản lí tiền.
B. Tiết kiệm tiền.
C. Tiêu tiền mất kiểm soát
D. Chủ động trong tiêu tiền.
Câu 44: Theo em, thế nào là quản lí tiền hiệu quả?
A. Biết sử dụng tiền một cách hợp lí, không tiêu xài phung phí.
B. Chỉ mua những thứ mình thật sự thích.
C. Mua những thứ mình cần cho cuộc sống.
D. Sồng dè bỉu, chi li từng đồng.
Câu 55: T còn là học sinh và thường được bố mẹ cho rất nhiều tiền tiêu vặt, nhưng cứ đến giữa tháng là T đã tiêu hết số tiền đó nhanh như vậy. Theo em, một trong những nguyên nhân nào khiến T tiêu hết số tiền đó nhanh như vậy?
A. Vì T chưa biết chi tiêu hợp lí.
B. Vì T mua toàn đồ không cần thiết.
C Vì T mua sắm không kiểm soát.
D. Vì T mua sắm mà không suy nghĩ.
Câu 46: Câu nói: “Bạn phải làm chủ được tiền của mình, bằng không tình cảnh thiếu thốn sẽ mãi mãi kiểm soát bạn”. (Dave Ramsey)khuyên chúng ta điều gì?
A. Hãy để đồng tiền kiểm soát bạn.
B. Hãy tiết kiệm tiền.
C. Hãy tiêu tiền thật nhiều.
D. Hãy chi tiêu một cách hợp lí.
Câu 47: Em muốn mua một chiếc áo yêu thích, tuy nhiên bản thân em muốn tự mua mà không cần xin bố mẹ. Em sẽ chọn cách giải quyết nào sau đây cho phù hợp?
A. Nghỉ học đi làm thêm kiếm tiền.
B. Tiết kiệm tiền bố mẹ cho để mua.
C. Vay bạn bè xung quanh để mua.
D. Nói dối bố mẹ xin tiền học.
Câu 48: T được bố mẹ cho năm trăm ngàn đồng để tiêu tết, T có rất nhiều thứ muốn mua. Theo em T cần làm gì để chi tiêu hợp lí với số tiền bố mẹ cho?
A. Lên danh sách những thứ cần thiết trong khuôn khổ số tiền có.
B. Mua hết những thứ muốn mua nếu không đủ sẽ đi vay thêm.
C. Nói dối bố mẹ xin thêm tiền đóng học để có đủ tiền mua đồ.
D. Cố gắng lấy lí do để xin thêm bố mẹ một khoản tiền nữa.
Câu 49: Chủ thể nào dưới đây chi tiêu hợp lí?
A. Anh M dùng tiền lương mỗi tháng để chơi cá độ.
B. Chị N thường vay tiền của bạn bè để mua sắm.
C. Chị V có đam mê mua quần áo mặc dù không dùng hết.
D. Anh F quy định mỗi tháng để ra một khoản tiền tiết kiệm.
Câu 50: Một trong số nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả là
A. chi tiêu thỏa thích tùy vào khả năng thanh toán của bản thân.
B. xác định hàng hóa cần chi tiêu và sử dụng mọi cách để chi trả mua hàng hóa đó.
C. xác định rõ mục tiêu quản lý tiền trên cơ sở các khoản thu thực tế của bản thân.
D. đánh giá mức độ cần thiết của hàng hóa và sử dụng mọi cách để chi trả mua.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân 7 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 1 GDCD 7 năm 2023 – 2024 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.