Đề cương ôn tập hè môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống gồm 34 trang, tổng hợp những kiến thức quan trọng, cùng các đề ôn tập cho các em luyện tập dịp hè 2024 này, để chuẩn bị hành trang vào lớp 7 năm 2024 – 2025.
Đề cương ôn tập hè Văn 6 Kết nối tri thức còn giúp thầy cô tham khảo để giao đề ôn tập cho học sinh của mình theo chương trình mới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề cương môn Toán 6, Văn 6 Cánh diều, Chân trời sáng tạo. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây:
Ôn tập hè lớp 6 lên 7 môn Ngữ Văn sách Kết nối tri thức
Đề cương ôn tập Văn 6
A. HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN ĐỌC
I. ÔN TẬP TRUYỆN KÝ
Bài |
Văn bản |
Tác giả |
Thể loại |
Nội dung |
Nghệ thuật |
Tôi và các bạn |
Bài học đường đời đầu tiên |
Tô Hoài |
Truyện đồng thoại |
– Miêu tả vẻ đẹp của Dế Mèn cường tráng nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. – Sau khi bày trò trêu chị Cốc, gây ra cái chết cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. |
– Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn – Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc – Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. – Miêu tả loài vật sinh động, nghệ thuật nhân hoá, ngôn ngữ miêu tả chính xác – Xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi với trẻ thơ. |
Nếu cậu muốn có một người bạn |
Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pê-ri |
Truyện đồng thoại; |
– Truyện kể về hoàng tử bé và con cáo. – Bài học về cách kết bạn cần kiên nhân và dành thời gian cho nhau; về cách nhìn nhận, đánh giá và trách nhiệm với bạn bè. |
– Kể kết hợp với miêu tả, biểu cảm – Xây dựng hình tượng nhân vật phù hợp với tâm lí, suy nghĩ của trẻ thơ. – Nghệ thuật nhân hoá đặc sắc. |
|
Gõ cửa trái tim |
Bức tranh của em gái tôi |
Tạ Duy Anh |
Truyện ngắn |
– Đề cao tình cảm yêu thương gia đình giữa hai anh em và đề cao tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét đố kỵ. – Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. |
– Sử dụng cách trần thuật ngôi thứ nhất trong vai người anh, truyện đã diễn tả tinh tế diễn biến tâm lý của nhân vật người anh và những nét đẹp trong tâm hồn tính cách cô em gái. – Truyện sáng tạo được một tình huống làm bộc lộ được chiều sâu nội tâm nhân vật và tư tưởng tác phẩm. |
Yêu thương và chia sẻ |
Cô bé bán diêm |
An – đéc – xen |
truyện ngắn |
Truyện không có một lời trữ tình ngoại đề nào của tác giả, nhưng đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh. Là một cách nhắc nhở về thái độ của con người đối với cuộc sống. |
– Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những chi tiết, hình ảnh đối lập. – Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc họa tâm lí em bé trong cảnh ngộ bất hạnh. – Sáng tạo trong cách viết kết truyện. |
Gió lạnh đầu mùa |
Thạch Lam |
Truyện ngắn |
Truyện ngắn khắc họa hình ảnh những người ở làng quê nghèo khó, có lòng tự trọng và những người có điều kiện sống tốt hơn biết chia sẻ, yêu thương người khác. Từ đó đề cao tinh thần nhân văn, biết đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh. |
– Nghệ thuật tự sự kết hợp miêu tả; – Giọng văn nhẹ nhàng, giàu chất thơ; – Khắc học tâm lý nhân vật tự nhiên, tinh tế |
|
Quê hương yêu dấu |
Cây tre Việt Nam |
Thép Mới |
Thể kí |
Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam. |
– Sử dụng chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng – Sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa – Lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu. |
Những nẻo đường xứ sở |
Cô Tô |
Nguyễn Tuân |
Thể kí |
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc – quần đảo Cô Tô. |
– Ngôn ngữ điêu luyện, độc đáo – Miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc – Sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,… |
Hang Én |
Hà Mi |
Thể kí |
VB cho thấy vẻ đẹp hoang dã, nguyên sơ của hang Én và thái độ của con người trước vẻ đẹp của tự nhiên. |
– Sử dụng các từ ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc tăng khả năng liên tưởng, tưởng tượng và khơi lên tình cảm trong lòng người đọc; – Lối kể tuyến tính phù hợp với thể kí giúp câu chuyện trở nên gần gũi, sống động, chân thực với người đọc |
II. ÔN TẬP THƠ
Bài |
Văn bản |
Tác giả |
Thể loại |
Nội dung |
Nghệ thuật |
Bắt nạt |
Nguyễn Thế Hoàng Linh |
Thơ 5 chữ. |
– Bài thơ nói về hiện tượng bắt nạt – một thói xấu cần phê bình và loại bỏ. Qua đó, mỗi người cần có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc. |
– Thể thơ 5 chữ. – Giọng điệu: hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện, khiến câu chuyện dễ tiếp nhận mà còn mang đến một cách nhìn thân thiện, bao dung. |
|
Gõ cửa trái tim |
Chuyện cổ tích về loài người |
Xuân Quỳnh |
Thơ 5 chữ. |
Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ với sự tưởng tượng hư cấu về nguồn gốc của loài người hướng con người chú ý đến trẻ em. Bài thơ tràn đầy tình yêu thương, trìu mến đối với con người, trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Tất cả những gì tốt đẹp nhất đều được dành cho trẻ em. Mọi vật, mọi người sinh ra đều dành cho trẻ em, để yêu mến và giúp đỡ trẻ em. |
Hình ảnh thơ kỳ lạ, bay bổng, từ hình ảnh thiên nhiên như: mặt trời, cỏ cây, hoa lá, con bống, cái cò, dòng sông, biển cả, bãi cát đến hình ảnh mẹ, bố, thầy giáo … rất chân thực và sinh động. |
Mây và sóng |
Rabindranath Tagore |
Thơ văn xuôi (thơ tự do) |
Bài thơ thể hiện tình yêu thiết tha của em bé đối với mẹ, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Qua đó, ta cũng thấy được tình cảm yêu mến thiết tha với trẻ em của nhà thơ, với thiên nhiên, cuộc đời bình dị. |
– Thơ văn xuôi, có lời kể xen đối thoại; – Sử dụng phép lặp, nhưng có sự biến hóa và phát triển; – Xây dựng hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng. |
|
Yêu thương và chia sẻ |
Con chào mào |
Mai Văn Phấn |
thơ tự do |
Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của chú chim chào mào. Từ đó ta thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên và tình yêu của con người đối với thiên nhiên. |
– Thể thơ tự do phù hợp với mạch tâm trạng, cảm xúc; – Sử dụng các biện pháp điệp ngữ nhằm miêu tả, nhấn mạnh hình ảnh, vẻ đẹp trong tiếng hót của con chim chào mào. Từ đó làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên và cảm xúc của chủ thể trữ tình với thiên nhiên. |
Quê hương yêu dấu |
Chùm ca dao về quê hương đất nước |
Thể thơ lục bát |
|||
Chuyện cổ nước mình |
Lâm Thị Mỹ Dạ |
Thể thơ lục bát |
– Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ. |
– Dùng thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc để nói về những giá trị truyền thống, nhân văn. – Giọng thơ nhẹ nhàng, tâm tình, thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, đằm sâu, nhưng đầy tự hào. |
|
Những nẻo đường xứ sở |
Cửu Long Giang ta ơi |
Nguyên Hồng |
Thơ tự do |
Bài thơ thể hiện tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông, rộng ra là tình yêu với quê hương, đất nước. |
– Sử dụng các hình ảnh mang tính hình tượng; – Lối viết tự sự kết hợp biểu cảm tạo nên cảm xúc trong lòng người đọc; – Sử dụng các từ ngữ đắt giá, có tính biểu cảm cao; – Các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, điệp ngữ, v.v… |
B. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT:
I . CẤU TẠO TỪ:
– Từ đơn do một tiếng tạo thành.
– Từ phức do hai hay nhiều tiếng tạo thành. Từ phức được phân làm hai loại (từ ghép và từ láy).
+ Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
+ Từ láy là những từ phức có quan hệ láy âm.
II. NGHĨA CỦA TỪ
– Để giải nghĩa từ, có thể dựa vào từ điển, nghĩa của từ dựa vào câu văn, đoạn văn mà từ đó xuất hiện, với từ Hán Việt, có thể giải nghĩa từng thành tố cấu tạo nên từ.
– Từ một nghĩa là tên gọi của một sự vật, hiện tượng.
– Từ đa nghĩa là tên gọi của nhiều sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất
– Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
– Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc
…
MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO:
ĐỀ SỐ 1:
I. ĐỌC – HIỂU
Đọc kĩ đoạn văn, sau đó trả lời bằng cách chọn ý đúng nhất:
“…Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùnq nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng dược miếng nào”.
(Bài học đường đời đẩu tiên – Ngữ văn 6, tập 1)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả? Văn bản thuộc thể loại truyện nào?
Câu 2: Đoạn văn trên trình bày theo phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chính?
Câu 3: Đoạn văn sử dụng ngôi kể thứ mấy? Người kể là ai?
Câu 4: Nội dung của đoạn văn trên?
Câu 5: Bài học cuộc sống em rút ra từ văn bản chứa đoạn văn trên ?
II. THỰC HÀNH VIẾT:
Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) thể hiện cảm xúc của em đoạn thơ sau trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người:
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Thế nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng, …
Câu 2: Hãy kể lại một trải nghiệm mà em ấn tượng nhất.
Hướng dẫn làm bài
Phần |
Nội dung |
Điểm |
Đọc hiểu |
Câu 1 (0,5đ): – Đoạn văn trên trích từ văn bản Bài học đường đời đầu tiên của tác giả Tô Hoài – Thể loại truyện đồng thoại. Câu 2 (0,5đ): Đoạn văn trên trình bày theo phương thức biểu đạt tự sự xen miêu tả, trong đó miêu tả là chính. Câu 3 (0,5đ): Đoạn văn sử đụng ngôi kể thứ nhất. Người kể chuyện là Dế Mèn. Câu 4(0,5đ): Nội dung của đoạn văn trên : cảnh kiếm mồi của các loài sinh vật trên đầm bãi trước của hang của Dế Mèn. Câu 5(1đ): Bài học cuộc sống em rút ra từ văn bản chứa đoạn văn trên : – Trong cuộc sống không được kiêu căng, tự phụ, coi thường người khác. – Cần sống khiêm tốn, biết quan tâm giúp đỡ người khác. |
0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 |
Thực hành viết |
Câu 1: – Đoạn văn cần làm nổi bật được các ý sau: + Khái quát nội dung trước đó của bài thơ: trên trái đất những đứa trẻ sinh ra trước tiên. + Đoạn thơ đã dần tiếp nối mạch theo ấy: để cho trẻ có tình yêu và lời ru nên mẹ được sinh ra. + Mẹ mang đến cho trẻ lời ru bất tận được mang về từ mọi nơi: cái bống cái bang, cánh hoa, cánh cò, vị gừng, vết lấm chưa khô, bờ sông cát vắng … + Điệp ngữ từ và những hình ảnh thơ phong phú, sinh động đã gợi lên hình ảnh thế giới qua mắt trẻ nhỏ rất xinh xắn, ngây thơ đồng thời thể hiện được tình yêu thương bao la của mẹ (muốn mang cả thế giới đến cho con), lột tả được những nhọc nhằn, vất vả mà mẹ đã trải qua để nuôi dạy con. |
0,5 0,5 0,5 0,5 |
Câu 2: – Về hình thức: bài văn cần có 3 phần rõ ràng mở bài, thân bài và kết bài. – Về nội dung: 1. Mở bài: – Giới thiệu câu chuyện. – Ấn tượng của em em về câu chuyện đó. 2. Thân bài – Giới thiệu kỷ niệm về chuyến trải nghiệm – Xảy ra trong thời gian, không gian nào? – Nhân vật liên quan đến câu chuyện (hình dáng, tuổi tác, tính cách, cách cư xử của người đó…) – Diễn biến của câu chuyện. – Đỉnh điểm của câu chuyện. – Thái độ tình cảm của nhân vật trong câu chuyện. 3. Kết bài: Kết thúc câu chuyện và cảm xúc của người viết. |
0,5 0,5 0,75 0,5 0,75 1,0 0,5 0,5 |
….
>> Tải file để tham khảo trọn bộ tài liệu!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập hè môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập hè môn Văn lớp 6 lên 7 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.