Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lí 9 năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi giữa kì 1 các dạng đề minh họa có đáp án và tự luyện.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lí 9 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 9. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Địa lí 9 năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đề cương giữa kì 1 Địa lý 9 các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 1 tiếng Anh 9, bộ đề thi giữa kì 1 Hóa học 9, đề thi giữa kì 1 Toán 9.
TRƯỜNG THCS ………… TỔ HÓA – SINH – ĐỊA Năm học 2023 – 2024 |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I ĐỊA LÍ 9 TUẦN 8 – TIẾT 15 |
I. Mục tiêu thi giữa kì 1 lớp 9 môn Địa
1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố kiến thức về địa lí dân cư và địa lí kimh tế Việt nam
2. Kỹ năng: Nhận xét, phân tích bảng số liệu
3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác trong học tập
4. Phát triển năng lực HS:
– Năng lực chung: Trình bày, tư duy, tổng hợp, phân tích
– Năng lực chuyên biệt: kỹ năng đọc Át lát, giải thích, nhận xét bảng số liệu, bản đồ
II. Nội dung thi giữa kì 1 Địa lí 9
A. Trắc nghiệm: Ôn từ bài 1 đến bài 14
Bài 1: Cộng đồng các Dân Tộc Việt Nam
Câu 1: Việt Nam có
A. 52 dân tộc
B. 53 dân tộc
C. 54 dân tộc
D. 55 dân tộc
Câu 2: Dân tộc kinh chiếm khoảng bao nhiêu % dân số
A. 85%
B. 86%
C. 87%
D. 88%
Câu 3: Các dân tộc ít ngưới chủ yếu sống tập trung ở:
A. Đồng bằng
B. Miền núi
C. Trung Du
D. Duyên Hải
Câu 4 Trung du niền núi Bắc Bộ là địa bàn cư chú của các dân tộc
A. Tày, Nùng ,Dao, Thái, Mông
B. Tây, Nùng ,Ê –Đê ,Ba -Na
C. Tày, Mừng,Gia-rai ,Mơ nông
D. Dao ,Nùng ,Chăm ,Hoa
Câu 5: Duyên Hải Nam Trung bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc:
A. Chăm , Khơ-me
B. Vân Kiều ,Thái
C. Ê –đê ,mường
D. Ba-na ,cơ –ho
Câu 6: Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu:
A. Đồng bằng ,trung du, duyên hải
B. Miền Núi
C: Hải đảo
D. Nước Ngoài
Câu 7: Năm 1999,các dân tôc ít người chiếm khoảng bao nhiêu% dân số cả nước:
A. 13,6%
B. 13,7%
C. 13,8%
D. 13,9%
Bài 2: Dân số và gia tăng dân số
Câu 1: Dân số nước ta năm 2002 là
A. 70 Triệu người
B. 74,5 triệu người
C. 79,7 triệu người
D. 81 triệu người
Câu 2: Dân số nước đứng vào hàng thứ mấy so với dân số thế giới (năm 2002)
A: 12
B: 13
C: 14
D: 15
Câu 3: Dân số nước ta thuộc vào hàng các nước.
A: Ít dân số trên thế giới
B: Trung bình dân số trên thế giới
C. Đông dân trên thế giới
D: Cả A,B, C đều đúng
Câu 4: Trong khu vực Đông Nam Á , tính đến năm 2002, dân số nước ta đứng vào hàng thứ mấy.
A: 1
B: 2
C: 3
D: 4
Câu 5: Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm khoảng
A: 1triệu người
B: 1,5 triệu người
C: 2 triệu người
D: 2,5 triệu người
Câu 6: Năm 1999, vùng có tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất nước ta là:
A: Bắc Trung Bộ
B: Tây Nguyên
C: Trung Du và miền núi Bắc Bộ
D: Đồng Bằng Sông Cửu Long
Câu 7: Hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh.
A: Tương đối thấp
B: Trung bình
C: Cao
D: Rất cao
Câu 8 Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với
A: Sự phát triển kinh tế
B: Môi Trường
C: Chất lượng cuộc sống
D: sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống; tài nguyên môi trường
Câu 9: Để giảm bớt tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số cần phải thực hiện.
A: Kế hoạch hóa gia đình
B: Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề dân số
C: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
D: Cả A, B,C đúng
Câu 10: Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu từ khi nào
A: Cuối những năm 40
B: Cuối những năm 50 của thế kỉ XX
C: Cuối những năm 60
D: Cuối những năm 70 của thế kỉ XX
Câu 11: Cho bảng số liệu.
Tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta thời kỳ 1979- 1999 ( %0 )
Năm Tỉ suất |
1979 |
1999 |
Tỷ suất sinh |
32,5 |
19,9 |
Tỷ suất tử |
7,2 |
5,6 |
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số năm 1979 và 1999 (%) lần lượt là:
A; 2,5 và 1,4
B: 2,6 và 1,4
C: 2,5 và 1,5
D: 2,6 và 1,5
Bài 3 Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Câu 1: Mật độ dân số nước ta năm 2003 là.
A: 246 người trên 1 km2
B: 247 người trên 1km2
C: 248 người trên 1 km2
D: 249 người trên 1 km2
Câu 2: Trên thế giới , nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số:
A: Thấp
B: Trung Bình
C: Cao
D: Rất cao
Câu 3: Mật độ dân số Hà Nội năm 2003 là.
A: 1192 người trên 1 km2
B: 2830 người trên 1km2
C: 2900 người trên 1km2
D: 3200 người trên 1 km2
Câu 4: Dân cư nước ta sống thưa thớt ở.
A: Ven biển
B: Miền Núi
C: Đồng bằng
D: Đô thị
Câu 5: Năm 2003 số dân sống trong các đô thị chiếm khoảng:
A: 24%
B: 25%
C: 26 %
D: 27 %
Câu 6: Hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở các vùng nào ?
A: đồng bằng
B: Ven biển
C: Các đô thị
D: Cả A,B ,C, đều đúng
Câu 7: Dựa vào Atlat trang 15 , hãy cho biết những đô thị nào có quy mô dân số trên 1 triệu người.
A: Hà Nội. Hải Phòng, Thành phố HCM.
B: Hà Nội , Đà Nẵng , Thành Phố Hồ Chí Minh
C: Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ
D: Thành Phố HCM, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu.
Câu 8: Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có:
Diện tích: 39734 km2
Dân số: 16,7 triệu người ( năm 2002 )
Mật độ dân số của vùng là:
A: 420,3 người / km2
B: 120,5 người / km2
C: 2379,3 người /km2
D: 420,9 người / km2
Câu 9: Năm 2003, Mật độ dân số của Thành Phố Hồ CHí Minh là.
A: 2664
B: 2764
C: 2864
D: 2964
Câu 10: Năm 2003 dân số sinh sống ở vùng nông thôn chiếm
A: 72% dân số cả nước
B: 73% dân số cả nước
C: 74% dân số cả nước
D: 75% dân số cả nước
Câu 11: Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra ở mức độ.
A: Thấp
B: Rất thấp
C: Trung bình
D: Cao
Câu 12: Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô.
A: Vừa và nhỏ
B: Vừa
C: Lớn
D: Rất Lớn
Bài 4: Lao động và làm việc , chất lượng cuộc sống
Câu 1: Đặc điểm nào đúng với nguồn lao động nước ta
A: Dồi dào, tăng nhanh
B: Tăng Chậm
C: Hầu như không tăng
D: Dồi dào, tăng chậm
Câu 2: Mặt mạnh của lao động Việt Nam là:
A ; Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông –lâm – ngư – nghiệp
B: Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
C: Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện.
D: Cả A , B , C , đều đúng
Câu 3: Mỗi năm bình quân nguồn lao động nước ta có thêm.
A: 0,5 triệu lao động
B: 0. 7 triệu lao động
C: hơn 1 triệu lao động
D: ngần hai triệu lao động
Câu 4: Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về.
A: Thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động
B. Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn.
C: Kinh nghiệm sản xuất
D: Khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật
Câu 5: Trong giai đoạn 1989 -2003 , lao động nước ta chủ yếu hoạt động trong các ngành kinh tế nào
A. Nông – Lâm – Ngư Nghiệp
B. Công nghiệp Xây dựng
C. Dịch vụ
D. cả 3 ngành trên
Câu 6: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng:
A. Giảm tỷ trọng ngành nông ,lâm , ngư nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ
B. Giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ.
C. Giảm tỷ trọng trong tất cả các ngành.
D. Tăng tỷ trọng trong tất cả các ngành
Câu 7. Tỷ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị cả nước vào năm 2003 khoảng.
A. 4%
B. 5%
C. 6%
D. 7 %
Câu 8: Để giải quyết vấn đề việc làm , cần có biện pháp gì ?
A. Phân bố lại dân cư và lao động
B. Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn
C. Đa dạng các loại hình đào tạo , hướng nghiệp dạy nghề , giới thiệu việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
D: Cả A , B , C đều đúng
Câu 9: năm 2003 lao động nước ta không qua đào tạo chiếm
A. 78,6%
B 78,7%
C 78,8%
D 78,9%
Câu 10: Tỷ lệ phụ thuộc là tỷ số giữa số người:
A. Chưa đến tuổi lao động và những người trong độ tuổi lao động.
B. Chưa đến tuổi lao động và những người quá tuổi lao động.
C: Chưa đến tuổi lao động và số người quá tuổi lao động với những người đang trong tuổi lao động.
D. Cả A, B , C , đều sai.
Trắc nghiệm bài 5
Câu 1: Năm 1999, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta là 14,3%, tỉ suất tứ chiếm 5,6%. Hỏi rằng năm 1999, tỉ suất sinh của nước ta là bao nhiêu %?
A. 2,55%.
B. 8,7%.
C. 19,9%.
D. 80%.
Câu 2: Khó khăn của cơ cấu dân số theo độ tuổi với sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta:
A. Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
B. Nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư (thu nhập theo đầu người, giáo dục, y tế, tuổi thọ…)
C. Giải quyết việc làm, nhà ở, an ninh xã hội.
D. A, B, C
Câu 3: Năm 1999, số dân nước ta khoảng 78 triệu người (lấy tròn số), số người trên 60 tuổi là 6 318 000 người. Hỏi số người trên 60 tuổi chiếm bao nhiêu % tổng số dân?
A. 8,5%.
B. 8,4%.
C. 8,2%.
D. 8,1%.
Câu 4: Thuận lợi của cơ cấu dân số theo độ tuổi với sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta
A. Có lợi thế trong phát triển các ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động và thu hút đầu tư nước ngoài
B. Nguồn lao động đông.
C. Nguồn bổ sung lao động lớn.
D. A, B, C
Câu 5: Năm 1999, số dân nước ta khoảng 78 triệu người (lấy tròn số), sô’ người trong độ tuổi lao động (lừ 15 – 59 tuổi) chiếm 58,4%. Hỏi rằng sô’ người irong độ tuổi lao động của nước ta năm 1999 là bao nhiêu người?
A. 39 000 000 người.
B. 40 552 000 người.
C. 45 552 000 người.
D. 50 552 000 người.
Câu 6: Biện pháp khắc phục những khó khăn
A. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động: Sinh đẻ có kế hoạch, nâng cao ý thức về chính sách dân số trong cộng đồng dân cư nhằm giảm tỉ lệ sinh, giảm tốc độ tăng dân số.
B. Phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tạo việc làm và thu nhập, cải thiện mức sống dân cư.
C. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các hình thức giáo dục dân số.
D. A, B, C
Câu 7: Năm 1999, số dân nước ta khoảng 78 triệu người (lấy tròn số), tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 1,43%. Hỏi rằng sau một năm, dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu người?
A. 5 000 000 người.
B. 3 115 400 người.
C. 2 115 400 người.
D. 1 115 400 người.
Câu 8: Quan sát tháp dân số năm 1989 và năm 1999 hình dạng của 2 tháp như thế nào?
A. Phần chân của đáy tháp dân số năm 1999 thu hẹp
B. Phần chân của đáy tháp dân số năm 1989 thu hẹp
C. Phần chân của đáy tháp dân số năm 1999 phình to
D. Phần chân của đáy tháp dân số năm 1989 phình to
Câu 9: Năm 1989, số dân nước ta khoáng 66 triệu người (lấy tròn số), tỉ suất sinh chiếm 31,3% tỉ suất tử chiếm 8,4%. Hỏi rằng sau một năm dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu người?
A. 1 511 400 người.
B. 2 511 400 người.
C. 3 511 400 người.
D. 5 000 000 người.
Câu 10: Quan sát tháp dân số năm 1989 và năm 1999 cơ cấu dân số theo độ tuổi của 2 tháp như thế nào?
A. Tháp dân số năm 1999 có tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động và trên lao động ít hơn
B. Tháp dân số năm 1989 có tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động và trên lao động ít hơn
C. Tháp dân số năm 1989 có tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động và trên lao động nhiều hơn
D. Tháp dân số năm 1999 có tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động và trên lao động nhiều hơn
Câu 11: Năm 1999, dân số nước ta khoảng 78 triệu người (lấy tròn số), số nữ chiếm 50,8%; tổng số dân. Hỏi năm 1999 số lượng nữ ở nước ta là bao nhiêu?
A. 39 624 000 người.
B. 40 624 000 người.
C. 41 624 000 người.
D. 45 000 000 người.
Câu 12: Năm 1989, số dân nước ta khoáng 66 triệu người (lấy tròn số), số nam chiếm 48,7% tổng số dân. Hỏi năm 1989 số lượng nam ở nước ta là bao nhiêu?
A. 30 142 000 người.
B. 32 142 000 người.
C. 35 000 000 người.
D. 40 500 000 người.
Câu 13: Năm 1999, nhóm tuổi nào có số lượng nhỏ nhất nước ta?
A. Nhóm lừ 0 – 4 tuổi.
B. Nhóm từ 5 – 9 tuổi.
C. Nhóm từ 50 – 54 tuổi.
D. Nhóm > 85 tuổi.
Câu 14: Năm 1999, nhóm tuổi nào có số lượng lớn nhất nước ta?
A. Nhóm từ 0 – 4 tuổi.
B. Nhóm từ 5 – 9 tuổi.
C. Nhóm từ 10 – 14 tuổi.
D. Nhóm từ 15 – 19 tuổi
Câu 15: Tỉ lệ nam so với nữ từ 1989 đến 1999 biến động theo chiều hướng?
A. Tỉ lệ nam ngày một giảm, tỉ lệ nữ ngày một tăng.
B. Tỉ lệ nam ngày một giảm, tỉ lệ nữ cũng giảm theo
C. Tỉ lệ nam ngày một tăng, tỉ lệ nữ cũng tăng theo
D. Tỉ lệ nam và nữ ngày càng tiến dần đến con số cân bằng.
B. Tự luận:
1. Lý thuyết:
Câu 1: Nêu đặc điểm các loại hình quần cư ở nước ta?
Câu 2: Hãy nêu một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế ở nước ta?
Câu 3: Hãy chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp ở nước ta khá đa dạng?
Câu 4: Tại sao Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta?
Câu 5: Hãy cho biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác nuôi trồng thủy sản?
2. Bài Tập:
Bài tập 3 trang 17 sách giáo khoa địa lí 9
Bài tập 1 trang 50 sách giáo khoa địa lí 9
III. Đề thi minh họa giữa kì 1 Địa lí 9
I/ Phần trắc nghiệm : Chọn 1 đáp án đúng nhất trong mỗi câu hỏi dưới đây.
(Mỗi câu trả lời đúng được 0. 25 điểm)
Câu 1. Dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở :
A. khu vực miền núi, trung du.
B. khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên.
C. trung du, miền núi Bắc Bộ.
D. đồng bằng, trung du và duyên hải.
Câu 2. Hãy cho biết các dân tộc ít người nào sau đây cư trú chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Gia – rai, Ê-đê, Chăm, Ra-glai, Chu-ru.
B. Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông.
C. Khơ-me, Chăm, Hoa, Cơ-ho, Rơ-măm.
D. Ba-na, Xơ-đăng, Bru-Vân Kiều, Xtiêng.
Câu 3. Sự bùng nổ dân số ở nước ta diễn ra mạnh nhất ở giai đoạn nào sau đây?
A. Đầu thế kỉ XX.
B. Cuối thế kỉ XIX.
C. Cuối những năm 50 của thế kỉ XX.
D. Cuối những năm 70 của thế kỉ XX
Câu 4. Dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở:
A. miền núi, trung du.
B. đồng bằng, ven biển.
C. trung du, đồng bằng, ven biển.
D. miền núi, đồng bằng, ven biển.
Câu 5. Dân số nước ta thuộc nhóm các nước nào sau đây?
A. Ít dân số trên thế giới.
B. Trung bình dân số trên thế giới.
C. Đông dân trên thế giới.
D. Rất đông trên thế giới.
Câu 6. Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả gì?
A. Sức ép đối với kinh tế, xã hội và môi trường.
B. Chất lượng cuộc sống của người dân giảm
C. Hiện tượng ô nhiễm môi trường gia tăng
D. Tài nguyên ngày càng cạn kiệt.
Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư nước ta?
A. Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc.
B. Gia tăng dân số giảm nhanh, cơ cấu dân số trẻ.
C. Dân cư phân bố ngày càng hợp lí giữa thành thị và nông thôn.
D. Dân số có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu nhóm tuổi.
Câu 8: Đặc điểm còn hạn chế của đô thị hóa ở nước ta là:
A. quá trình đô thị hóa diễn ra chậm.
B. trình độ đô thị hóa thấp.
C. tỉ lệ dân thành thị giảm
D. phân bố đô thị đều giữa các vùng.
Câu 9: Nước ta có một nền công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng, chủ yếu nhờ:
A. lao động dồi dào có tay nghề cao.
B. tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.
C. nhu cầu của thị trường lớn.
D. cơ sở hạ tầng đang từng bước được cải thiện.
Câu 10: Nước ta có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn là do:
A. Nước ta có nhiều cửa sông rộng lớn
B. Nước ta có những bãi triều, đầm phá
C. Có nhiều đảo, vũng, vịnh; bãi triều, đầm phá ven biển
D. Có nhiều sông, hồ, suối, ao,…
Câu 11: Nước ta gồm những loại rừng nào?
A. Rừng sản xuất, rừng sinh thái và rừng phòng hộ
B. Rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh và rừng đặc dụng
C. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất
D. Rừng sản xuất, rừng quốc gia và rừng phòng hộ
Câu 12: Nước ta có mấy ngư trường lớn trọng điểm:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 13. Đất phù sa thích hợp với cây trồng nào sau đây?
A. Cây chè.
B. Cây lúa.
C. Cây cao su.
D. Cây cà phê.
Câu 14. Trong các nhân tố tự nhiên dưới đây, nhân tố nào có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố công nghiệp?
A. Đất.
B. Nước.
C. Khoáng sản.
D. Sinh vật.
Câu 15: Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất đang hoạt động ở nước ta hiện nay là:
A. Hòa Bình
B. Sơn La
C. Trị An
D. Thác Bà
Câu 16: Hai trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất nước ta là :
A. Thủ Dầu Một và Hải Phòng.
B. TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
C. TP. Hồ Chí Minh và Biên Hòa.
D. Hà Nội và Đà Nẵng.
II/ Phần tự luận
Câu 1: (3,0 điểm)
Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta được phát triển và phân bố như thế nào ?
Câu 2 : (1,0 điểm)
Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp chủ yếu và lâu dài là gì?
Câu 3: (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây (%)
Năm Loại cây |
1990 (%) | 2002 (%) |
Tổng số | 100% | 100 % |
Cây lương thực | 71,6% | 64,8% |
Cây công nghiệp | 13,2% | 18,2% |
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác | 15,2% | 17% |
a. Hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây năm 2002?
b. Nêu nhận xét sự thay đổi tỉ trọng diện tích gieo trồng các nhóm cây năm 1990 đến 2002?
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lí 9
I/ Phần trắc nghiệm: (4,0đ) mỗi câu đúng được 0.25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
D |
B |
C |
C |
C |
A |
C |
B |
Câu |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
B |
C |
C |
D |
B |
C |
B |
B |
II/ Phần tự luận 6,0đ)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 |
Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta được phát triển và phân bố: -Đây là ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. -Gồm các phân ngành chính là : +Chế biến sản phẩm trồng trọt (xay xát, sản xuất đường, rượu, bia ,….) + Chế biến sản phẩm chăn nuôi (chế biến thịt, sữa), thực phẩm đông lạnh,.. + Chế biến thủy sản (làm nước mắm, sấy khô, đông lạnh…) -Phân bố : rộng khắp cả nước, tập trung nhất ở Thành phố HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng. |
3.0 0.75 0.5 0.5 0.5 0.75 |
Câu 2 |
Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp chủ yếu và lâu dài – Xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa hoạt động kinh tế ở nông thôn |
1.0đ |
Câu 3 |
a) Biểu đồ: tròn, có đầy đủ cách tính số độ, có tên biểu đồ, chú thích rõ ràng, sạch đẹp. (1,5đ). + Thiếu – 0,25đ/1 yếu tố b) Nhận xét: (0.5đ) + Tỉ trọng diện tích cây lương thực giảm (số liệu chứng minh) + Tỉ trọng diện tích cây công nghiệp tăng (số liệu chứng minh) + Tỉ trọng diện tích cây thực phẩm,cây ăn quả tăng (số liệu chứng minh) Thiếu số liệu chứng minh -0,25đ |
2.0 đ |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Địa lí 9 năm 2023 – 2024 Ôn thi giữa kì 1 lớp 9 môn Địa của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.