Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tin học 6 sách Cánh diều tổng hợp kiến thức quan trọng, cùng các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình giữa học kì 2 năm 2023 – 2024, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập cho học sinh của mình.
Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi giữa học kì 2 đạt kết quả cao. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Toán, Văn, Tin học 6. Mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi giữa học kì 2 năm 2023 – 2024:
Đề cương giữa học kì 2 môn Tin học 6 sách Cánh diều
A. Lý Thuyết
I. Mặt trái của Internet
a. Virus máy tính
- Virus máy tính (gọi tắt là virus) là một loại phần mềm có khả năng tự nhân bản và lây lan qua các thiết bị lưu trữ trung gian hoặc qua mạng.
- Phần mềm máy tính là công cụ hữu hiệu để phát hiện, ngăn chặn và loại bỏ virus máy tính.
b. Một số tác hại khi tham gia Internet
(1) Do truy cập vào các trang web lạ, tải về máy các tệp không có độ tin cậy.
(2) Lười đọc sách, lười suy nghĩ, dần dần mất đi năng lực sáng tạo và ghi nhớ do quá ỷ lại vào công cụ tìm kiếm.
- Nghiện Internet, xao nhãng học hành, không hòa nhập cuộc sống
- Bị ảnh hưởng bởi nội dung xấu, thông tin độc hại, trái với thuần phong mỹ tục…
c. Phòng ngừa tác hại khi tham gia Internet
- Không mở những email gửi từ địa chỉ lạ
- Không sử dụng Internet quá 2 giờ mỗi ngày.
- Cố gắng tìm cách giải quyết thay vì tìm kiếm sự trợ giúp từ Internet
- Truy cập những trang web nghiêm túc và lành mạnh.
II. An toàn và hợp pháp khi sử dụng thông tin internet
a. Thông tin cá nhân và tập thể
– Không được tùy tiện sử dụng thông tin cá nhân hay tập thể nếu không được phép.
- Các em cần bảo mật không chỉ thông tin cá nhân của mình mà còn phải có ý thức bảo vệ thông tin cá nhân của người khác.
- Các cơ quan hay tổ chức cũng có những thông tin định danh như tên, địa chỉ giao dịch, tài khoản ngân hàng, mật khẩu hòm thư điện tử. Những thông tin đó cũng được pháp luật bảo vệ.
b. Bảo vệ thông tin cá nhân
- Cài đặt phần mềm chống virus
- Không tùy tiện tiết lộ thông tin cá nhân
- Không nhập mật khẩu khi có người xung quanh nhìn trộm hoặc máy không để chế độ ẩn mật khẩu.
- Sử dụng mật khẩu mạnh.
c. Chia sẻ thông tin một cách an toàn và hợp pháp
- Cần chọn lọc thông tin để tránh thông tin sai sự thật, thông tin giả mạo, thông tin có nội dung xấu.
- Tránh vi phạm bản quyền.
III. Văn Bản
1.Phòng ngừa một số tác hại khi tham gia Internet
a. Nhận diện thông điệp quảng cáo
- Gửi từ địa chỉ lạ, tiêu đề thư xưng hô chung chung (bạn thân mến, quý khách…) và mời chào hấp dẫn.
b. Nhận diện thông điệp hoàn hảo
- Thông thường kẻ xấu sẽ được ra mồi nhử hấp dẫn (may mắn trúng thưởng, tri ân khách hàng…), nếu bạn nhân nổi lòng tham thì thực hiện các bước tiếp theo là yêu cầu đăng nhập (chiếm đoạt tài khoản) hoặc yêu cầu đóng chi phí qua bưu điện (chiếm đoạt tiền).
- Kẻ xấu cũng có thể giả danh công an, bưu điện, ngân hàng đe dọa nạn nhân, nếu nạn nhân tỏ ra sợ hãi thì buộc họ tiết lộ thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền.
2. Sử dụng phần mềm diệt virus
Không có phần mềm diệt virus vạn năng diệt được mọi virus, vì thế ý thức cảnh giác và hiểu biết của con người sử dụng là yếu tố quyết định.
Lợi ích khi sử dụng phần mềm diệt virus:
- Bảo vệ máy tính trước sự tấn công của virus
- Hạn chế lây lan và sao chép
- Tường lửa
- Bảo vệ chống trộm dữ liệu
- Bảo vệ thời gian thực
- Cập nhật thường xuyên
- Tiết kiệm chi phí
3. Tạo mật khẩu mạnh
Kiểm tra độ mạnh của mật khẩu qua một số trang web tin tưởng như:
- http://howsecureismypassword.net/
- http://password.kaspersky.com/
4. Khám phá cách thực hiện định dạng đoạn
- Đoạn văn bản là một hay một số dòng văn bản được viết giữa hai kí tự ngắt dòng.
- Các thuộc tính định dạng đoạn thường dùng là: kiểu căn lề, độ dãn dòng, độ dãn đoạn.
- Định dạng đoạn hợp lí sẽ làm cho văn bản được trình bày đẹp hơn vì các dòng và các đoạn được dãn cách phù hợp, văn bản được căn biên đều hai bên cũng đẹp hơn.
5.Tìm hiểu về định dạng trang
– Định dạng trang là công cụ chủ yếu của trình bày trang văn bản.
– Các thuộc tính của định dạng trang:
- Lề trên
- Lề dưới
- Lề trái
- Lề phải.
– Muốn căn lề nhanh: Trong dải lệnh Page Layout, chọn mẫu lề có sẵn từ lệnh căn lề.
– Các bước thực hiện:
- Bước 1: Đặt con trỏ chuột vào vị trí bất kì trong văn bản.
- Bước 2: Nháy chuột vào dải lệnh Page Layout
- Bước 3: Trong nhóm lệnh Page setup, nháy chuột vào Margins và chọn mẫu lề phù hợp.
6.In văn bản
– Các bước thực hiện in ấn:
- Bước 1: Chọn lệnh File trên thanh công cụ
- Bước 2: Chọn vào lệnh Print
- Bước 3: Bảng in hiện ra, điền đầy đủ số bản in, chọn tên máy in và phạm vi in.
- Bước 4: Ra lệnh in bằng nút Print
7. Tìm hiểu cách chèn bảng và nhập
– Bảng chứa thông tin: thời khóa biểu, lịch phân công công việc, bảng danh sách lớp,…
– Thông tin trình bày dưới dạng bảng sẽ dễ nhìn, dễ so sánh, có thể tránh dư thừa, trùng lặp thông tin…
– Các Bước tạo bảng:
- Bước 1: Đặt con trỏ soạn thảo vào vị trí cần chèn bảng mới
- Bước 2: Trong dải lệnh Insert, nháy chuột vào lệnh Table. Khi đó vùng tạo bảng xuất hiện.
- Bước 3: Trong vùng tạo bảng, sử dụng thao tác kéo thả chuột để xác định số hàng và số cột của bảng.
8.Tìm hiểu về định dạng trang
- Cách thay đổi kích thước của hàng và cột
- Cần thay đổi độ rộng cột và độ cao của hàng để phù hợp với nội dung.
- Cách thay đổi: Chọn một đường biên của cột, đưa chuột vào đường biên này đến khi con trỏ chuột có dạng mũi tên hai chiều thì kéo thả chuột sang trái hoặc phải
* Tìm hiểu về định dạng trang
– Cách chèn thêm hoặc xóa hàng và cột
– Công cụ chèn hoặc xóa là lệnh trong nhóm Row & Columns, nhóm lệnh này thuộc nhánh Layout của dải lệnh
- Table Tools. Nó chỉ xuất hiện khi đặt con trỏ soạn thảo trong một ô bất kì của bảng
- Cách thêm cột “giới tính” + Chọn cột “cân nặng”
- Nháy chuột vào nhánh Layout của dải lệnh Table Tools.
- Trong nhóm Row & Columns, nháy chuột vào lệnh Insert Left, một cột trống được chèn vào bên trái.
- Nhập nội dung cho cột “giới tính”.
Cách xóa hàng thứ 3 như sau:
- Chọn hàng thứ ba
- Nháy chuột vào nhánh layout của dải lệnh table tools.
- Trong nhóm Row & Colums, nháy chuột vào lệnh Delete.
9. Chọn ô, hàng, cột và bảng
- Di chuyển chuột gần tới đối tượng
- Đến khi chuột thay đổi hình dáng thì nháy chuột để chọn đối tượng.
B. Bài Tập
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công là gì?
A. Khó sắp xếp, bố trí nội dung.
B. Hạn chế khả năng sáng tạo.
C. Không linh hoạt để có thể làm ở bất cứ đâu, đòi hỏi công cụ khó tìm kiếm.
D. Không dễ dàng trong việc mở rộng, sửa chữa và chia sẻ cho nhiều người.
Câu 2: Phát biểu nào không phải là ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính?
A. Có thể sắp xếp, bố trí với không gian mở rộng, dễ dàng sửa chữa, thêm bớt nội dung.
B. Có thể chia sẻ được cho nhiều người.
C. Có thể làm ở bất cứ đâu, không cần công cụ hỗ trợ.
D. Có thể kết hợp và chia sẻ để sử dụng cho các phần mềm máy tính khác.
Câu 3: Thông tin trong sơ đồ tư duy thường được tổ chức thành:
A. tiêu đề, đoạn văn.
B. chủ đề chính, chủ đề nhánh.
C. mở bài, thân bài, kết luận.
D. chương, bài, mục.
Câu 4: Sơ đồ tư duy gồm các thành phần:
A. Bút, giấy, mực.
B. Phần mềm máy tính.
C. Từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối, màu sắc,…
D. Con người, đồ vật, khung cảnh,…
Câu 5: Thao tác nào không phải là thao tác định dạng văn bản?
A. Thay đổi kiểu chữ thành chữ nghiêng.
B. Chọn chữ màu xanh.
C. Căn giữa đoạn văn bản.
D. Thêm hình ảnh vào văn bản.
Câu 6: Việc phải làm đầu tiên khi muốn thiết lập định dạng cho một đoạn văn bản là:
A. Vào thẻ Home, chọn nhóm lệnh Paragraph.
B. Cần phải chọn toàn bộ đoạn văn bản.
C. Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí bất kì trong đoạn văn bản.
D. Nhấn phím Enter.
Câu 7: Trong phần mềm soạn thảo văn bản Word 2010, lệnh Portrait dùng để
A. chọn hướng trang đứng.
B. chọn hướng trang ngang.
C. chọn lề trang.
D. chọn lề đoạn văn bản.
Câu 8: Phát biểu nào sai về việc tạo được sơ đồ tư duy tốt?
A. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng nên tô màu đậm hơn và kích thước dày hơn.
B. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng.
C. Nên bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
D. Không nên sử dụng màu sắc trong sơ đồ tư duy vì màu sắc làm người xem mất tập trung vào vấn đề chính.
Câu 9: Các phần văn bản được phân cách nhau bởi dấu ngắt đoạn được gọi là:
A. Dòng.
B. Trang.
C. Đoạn.
D. Câu.
Câu 10: Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai?
A. Bảng giúp trình bày thông tin một cách cô đọng.
B. Bảng giúp tìm kiếm, so sánh và tổng hợp thông tin một cách dễ dàng hơn.
C. Bảng chỉ có thể biểu diễn dữ liệu là những con số.
D. Bảng có thể được dùng để ghi lại dữ liệu của công việc thống kê, điều tra, khảo sát,…
Câu 11: Sử dụng lệnh Insert/Table rồi dùng chuột kéo thả để chọn số cột và số hàng thì số cột, số hàng tối đa có thể tạo được là:
A. 10 cột, 10 hàng.
B. 10 cột, 8 hàng.
C. 8 cột, 8 hàng.
D. 8 cột, 10 hàng.
Câu 12: Để chèn một bảng có 30 hàng và 10 cột, em sử dụng thao tác nào?
A. Chọn lệnh Insert/Table, kéo thả chuột chọn 30 hàng, 10 cột.
B. Chọn lệnh Insert/Table/Table Tools, nhập 30 hàng, 10 cột.
C. Chọn lệnh Insert/Table/Insert Table, nhập 30 hàng, 10 cột.
D. Chọn lệnh Table Tools/Layout, nhập 30 hàng, 10 cột.
ĐÁP ÁN
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
B |
C |
D |
C |
D |
C |
D |
C |
A |
C |
B |
C |
II. Tự luận
Câu 1. Em hãy cho biết mỗi câu nói về virus máy tính sau đây là đúng hay sai. Vì sao?
1) Virus máy tính có thể lây nhiễm sang người sử dụng máy tính.
2) Virus máy tính là một chương trình phần mềm.
3) Virus máy tính có thể tự lây lan từ máy này sang máy khác qua nhiều con đường khác nhau.
4) Hai máy tính để cạnh nhau sẽ khiến virus lây từ máy này sang máy kia.
5) Internet là nguồn lây nhiễm virus.
TL:
1) Sai. Virus máy tính là phần mềm nên không thể lây sang cơ thể con người.
2) Đúng. Virus máy tính là phần mềm do con người tạo ra.
3) Đúng. Virus máy tính lây lan qua nhiều con đường như email, các trang web, thiết bị lưu trữ di động như USB.
4) Sai. Virus máy tính là phần mềm, cơ chế lây lan của nó không giống như virus sinh học. Nếu người sr dụng có cài đặt phần mềm chống virus và thao tác một cách có hiểu biết thì sẽ được bảo vệ được máy của mình cho dù các máy bên cạnh đều bị nhiễm virus, ngược lại máy tính của chúng ta có thể bị nhiễm virus qua Internet từ một máy tính ở cách ta rất xa.
5) Đúng. Mạng Internet là môi trường phát triển và lan truyền virus máy tính
Câu 2. Một số bạn bè của em thần tượng một diễn viên mới nổi tiếng trên mạng xã hội. Được bạn bè rủ vào xem những đoạn phim trên kênh Youtube của ngôi sao này, em thấy diễn viên ăn mặc không lịch sự, nội dung phim dung tục, thiếu văn hóa. Một số bạn cho rằng ngôi sao này có hàng chục vạn người trẻ tuổi hâm mộ, phim của anh ta mang phong cách mới nên không phù hợp với những người cổ hủ, lạc hậu.
Thái độ và hành động nào sau đây là phù hợp nhất? Vì sao?
1) Không hâm mộ nhưng cũng không phản đối, cứ tiếp tục theo dõi những video khác của ngôi sao này xem ra sao.
2) Hòa theo các bạn để khỏi mang tiếng lạc hậu.
3) Không xem kênh Youtube của anh ta nữa, còn các bạn làm gì thì tùy.
4) Không xem kênh Youtube của anh ta nữa, đồng thời khuyên các bạn không nên xem.
TL:
– Thái độ và hành động phù hợp nhất là 4) Không xem kênh Youtube của anh ta nữa, đồng thời khuyên các bạn không nên xem.
– Giải thích: Hiện nay một số người nổi tiếng trên mạng xã hội bởi những thứ văn hóa lệch lạc, dị hợm. Họ trở nên nổi tiếng rất nhanh nhờ có nhiều người hâm mộ mà đa số là những thanh thiếu niên nhẹ dạ, thiếu hiểu biết. Chúng ta cần nhận thức rõ để không bị cuốn theo những trào lưu văn hóa thấp kém, khiến giá trị văn hóa của bản thân mình bị xói mòn, bị tiêm nhiễm những thứ độc hại.
=> Lựa chọn 4) là tốt nhất bởi em sẽ giúp các bạn nhận ra đâu là những thứ văn hóa xấu cần phải tránh xa.
Câu 3. Em hãy cho biết trường hợp nào sau đây đã bị ảnh hưởng bởi tác hại của Internet. Giải thích câu trả lời của mình.
1) Tuấn phát hiện ra rằng các công cụ tìm kiếm và những trang học trực tuyến trên mạng có rất nhiều thông tin, thậm chí có cả bài giải mẫu. Từ đó, mỗi khi gặp một bài tập khó, khi cần nhớ lại một kiến thức đã học thì Tuấn lại lên mạng tìm kiếm đáp án có sẵn thay vì suy nghĩ và cố gắng nhớ lại. Dần dần khả năng độc lập suy nghĩ và trí nhớ của Tuấn bị giảm sút, trong phòng thi Tuấn không làm được bài vì đã quen lệ thuộc vào mạng.
2) Nga không thể rời xa chiếc điện thoại thông minh, thậm chí cả trong lúc đang sạc pin vì bận tán gẫu với bạn bè, người quen trên mạng xã hội. Trong giờ học Nga cũng lén vào mạng. Mất tập trung, học hành bê trễ, kết quả giảm sút vì lúc nào Nga cũng ngóng đợi để xem và tương tác với những bình luận, số like (tỏ ý thích và ủng hộ), ảnh hoặc video trên đó.
3) Nam chơi game rất nhiều. Đi học về là Nam ngồi ngay vào máy để chơi, nhiều lúc bỏ cả ăn uống, thậm chí chơi thâu đêm. Ngồi trong lớp, Nam chỉ mong sớm tan học để về chơi game. Đã nhiều lần Nam bỏ học để chơi game. Với kết quả học tập kém, Nam có nguy cơ ở lại lớp.
4) Học đòi theo trào lưu, hàng vạn thanh thiếu niên bấm nút like những đoạn video vô văn hóa và bạo lực của T, một kẻ “giang hồ” nổi tiếng trên mạng xã hội. Trước khi bị kết án nhiều năm tù, kênh Youtube của T có hàng triệu lượt đăng kí, trang mạng xã hội Facebook có hàng trăm nghìn lượt theo dõi. Nhiều học sinh tôn sùng T như thần tượng, học theo những điệu bộ lời nói của T.
TL:
Tất cả các trường hợp đều đã bị ảnh hưởng bởi những mặt trái, tác hại của Internet. Cụ thể:
1) Tuấn đã bị ảnh hưởng bởi tác hại: “Lười đọc sách, lười suy nghĩ, dần mất đi năng lực sáng tạo và ghi nhớ do quá ỷ lại vào công cụ tìm kiếm và kho thông tin trên Internet”.
2) Nga đã bị ảnh hưởng bởi tác hại: “Nghiện Internet đến mức không còn thời gian cho những hoạt động lành mạnh, xao nhãng học hành”.
3) Nam bị ảnh hưởng bởi tác hại: “Nghiện Internet đến mức không còn thời gian cho những hoạt động lành mạnh, xao nhãng học hành”.
4) Những thanh thiếu niên nhẹ dạ, hùa theo đám đông trong trường hợp này đã bị ảnh hưởng bởi tác hại: “Bị ảnh hưởng bởi những nội dung xấu trên mạng, những thông tin độc hại, trái với thuần phong mĩ tục; bị lây nhiễm lối sống thiếu lành mạnh”.
Câu 4: Trong các việc sau đây, cần làm những việc nào để chia sẻ thông tin một cách an toàn và hợp pháp?
1) Không nên sử dụng mạng xã hội.
2) Tránh đưa những thông tin chưa được kiểm chứng rõ ràng (tin đồn, tin truyền miệng, tin do một cá nhân đưa lên mạng xã hội,…).
3) Không đăng những thông tin sai sự thật hoặc những điều làm tổn thương người khác.
4) Không đăng những thông tin vi phạm pháp luật, trái với chủ trương của Nhà nước.
TL:
Những việc chia sẻ thông tin một cách an toàn và hợp pháp:
2) Tránh đưa những thông tin chưa được kiểm chứng rõ ràng (tin đồn, tin truyền miệng, tin do một cá nhân đưa lên mạng xã hội,…).
3) Không đăng những thông tin sai sự thật hoặc những điều làm tổn thương người khác.
4) Không đăng những thông tin vi phạm pháp luật, trái với chủ trương của Nhà nước.
Câu 5: Để bảo vệ thông tin cá nhân, em hãy cho biết nên làm những việc nào trong các việc sau đây:
1) Thay đổi mật khẩu hằng ngày.
2) Cài đặt phần mềm diệt virus.
3) Hạn chế đăng nhập ở nơi công cộng (quán cà phê, nhà ga, sân bay,…).
4) Từ chối cung cấp thông tin cá nhân chỉ để đọc tin tức, tải tệp, mua hàng qua mạng,…
5) Tự tạo và sử dụng mật khẩu mạnh.
TL:
1) Không nên. Việc này sẽ khiến chúng ta khó quản lí, khó nhớ được mật khẩu.
2) Nên. Phần mềm này sẽ bảo vệ máy chống lại các virus, bao gồm cả những virus theo dõi và ăn cắp thông tin cá nhân.
3) Nên. Mạng Wifi công cộng thường có độ bảo mật thấp, dễ bị tin tặc lợi dụng để lấy cắp thông tin và dữ liệu.
4) Nên.
5) Nên.
Câu 6: Em hãy trả lời cho mỗi câu hỏi sau đây và giải thích lí do cho câu trả lời.
1) Nên để hay tắt chế độ gõ tiếng Việt khi nhập mật khẩu?
2) Nên thực hiện thao tác đăng nhập trong chế độ “ẩn mật khẩu” hay “hiển thị mật khẩu”?
3) Khi làm việc trên máy tính không phải của mình, nếu máy tính hỏi “Bạn có muốn lưu mật khẩu không?” chúng ta nên trả lời như thế nào?
TL:
1) Nên tắt chế độ gõ tiếng Việt khi nhập mật khẩu để mật khẩu gõ vào không bị phần mềm gõ tiếng Việt tự động chuyển thành những kí tự ngoài ý muốn.
2) Nên thực hiện thao tác đăng nhập trong chế độ “ẩn mật khẩu” đê mật khẩu không hiển thị lên màn hình, tránh bị những người lạ đứng gần đó đọc được.
3) Khi làm việc trên máy tính lạ, nên chọn “Không lưu mật khẩu” vì nếu lựa chọn lưu mật khẩu thì lần đăng nhập tiếp theo máy sẽ tự động cung cấp mật khẩu, bất kể người đăng nhập là ai. Như vậy một người khác có thể dễ dàng đăng nhập vào tài khoản của chúng ta. Hơn nữa, nếu máy tính đó bị nhiễm virus thì mật khẩu sẽ bị virus khám phá và tự động chuyển cho kẻ xấu
Câu 7: Nếu không có công cụ Tìm kiếm trong phần mềm Soạn thảo văn bản, em sẽ gặp khó khăn nào trong những khó khăn được kể ra sau đây? Vì sao?
1) Không thể tìm được một từ nào đó trong một văn bản dài.
2) Rất mất thời gian khi muốn biết một từ cần tìm ở những vị trí nào trong một văn bản dài.
3) Không thể biết tất cả các vị trí của từ cần tìm trong văn bản.
4) Chắc chắn nhầm lẫn khi đếm số từ cần tìm trong một văn bản dài.
TL:
Nếu dùng nhiều thời gian để tìm thật cẩn thận ta vẫn có thể biết được một từ nào đó có trong văn bản hay không cho dù văn bản dài, hơn nữa biết được từ đó xuất hiện bao nhiêu lần và ở những vị trí nào
Các phương án sai:
1) Không thể tìm được một từ nào đó trong một văn bản dài.
3) Không thể biết tất cả các vị trí của từ cần tìm trong văn bản.
4) Chắc chắn nhầm lẫn khi đếm số từ cần tìm trong một văn bản dài.
Phương án đúng:
4) Chắc chắn nhầm lẫn khi đếm số từ cần tìm trong một văn bản dài.
Câu 8: Công cụ Thay thế trong phần mềm soạn thảo văn bản có giúp ta thay cả một câu văn dài bằng một câu văn khác được không? Tại sao?
TL:
– Công cụ Thay thế trong phần mềm soạn thảo văn bản có giúp ta thay cả một câu văn dài bằng một câu văn khác.
– Câu văn dài cũng được xem như một cụm từ cần tìm.
Câu 9: Trong phần mềm soạn thảo văn bản MS Word, những cách nào sau đây không thực hiện được việc in văn bản ra máy in? Vì sao?
1) Từ bảng chọn File nháy chuột vào lệnh Print.
2) Từ bảng chọn File nháy chuột vào lệnh Print để mở ra một vùng chọn in. Trong vùng chọn in này nháy chuột vào nút lệnh Print.
3) Từ dải lệnh View, nháy chuột vào lệnh Print Layout.
4) Từ dải lệnh View, nháy chuột vào lệnh Read Mode.
TL:
Trong phần mềm soạn thảo văn bản MS Word, những cách dưới đây không thực hiện được việc in văn bản ra máy in:
1) Từ bảng chọn File nháy chuột vào lệnh Print.
3) Từ dải lệnh View, nháy chuột vào lệnh Print Layout.
4) Từ dải lệnh View, nháy chuột vào lệnh Read Mode.
Vì:
– Phương án 1) thực hiện thiếu bước.
– Phương án 3) là hiển thị văn bản ở ché độ như khi in ra.
– Phương án 4) là hiển thị văn bản ở chế độ đọc toàn màn hình.
Câu 10: Dải lệnh Table Tools và nhánh Layout như trong hình KHÔNG xuất hiện ở những phương án nào sau đây? Vì sao?
1) Khi chọn cả bảng.
2) Khi đặt con trỏ soạn thảo bên phải bảng.
3) Khi đặt con trỏ soạn thảo vào trong một ô bất kì của bảng.
4) Khi đặt con trỏ soạn thảo trên dòng bên ngoài bảng.
TL:
Dải lệnh Table Tools và nhánh Layout như trong hình KHÔNG xuất hiện ở những phương án:
4) Dải lệnh Table Tools và nhánh Layout xuất hiện khi có dấu hiệu đang làm việc với bảng, điền hình là con trỏ soạn thảo đang được đặt trong một ô bất kì của bảng.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tin học 6 sách Cánh diều Ôn thi giữa học kì 2 môn Tin 6 năm 2023 – 2024 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.