Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Cánh diều tổng hợp kiến thức quan trọng, cùng các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình giữa học kì 2 năm 2023 – 2024, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập cho học sinh của mình.
Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi giữa học kì 2 đạt kết quả cao. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Văn, Tin học 6. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi giữa học kì 2 năm 2023 – 2024:
Đề cương giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Cánh diều
A. TRẮC NGHIỆM
Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Nhà nước Văn Lang được thành lập vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ VII TCN.
B. Thế kỉ VII.
C. Thế kỉ III TCN.
D. Thế kỉ III.
Câu 2: Nhà nước Âu Lạc được thành lập vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ VII TCN.
B. Thế kỉ VI TCN.
C. Năm 208 TCN.
D. Thế kỉ V TCN.
Câu 3: Kinh đô của nước Văn Lang được đặt ở
A. vùng cửa sông Tô Lịch.
B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).
C. vùng Phú Xuân (Huế).
D. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).
Câu 4: Kinh đô của nước Âu Lạc được đặt ở
A. vùng cửa sông Tô Lịch.
B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).
C. vùng Phú Xuân (Huế).
D. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).
Câu 5: Nhà nước cổ đại đầu tiên ở Việt Nam là
A. Âu Lạc.
B. Chăm-pa.
C. Phù Nam.
D. Văn Lang.
Câu 6: Đứng đầu nhà nước Âu Lạc là
A. Hùng vương.
B. An Dương Vương
C. Trưng Vương.
D. Lý Nam Đế.
Câu 7: Sau khi lên ngôi, Hùng Vương chia cả nước làm
A. 13 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.
B. 14 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.
C. 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.
D 16 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ
Câu 8: Trên lĩnh vực văn hóa, các triều đại phong kiến phương Bắc đã
A. bắt người Việt học chữ Hán, theo các lễ nghi của Trung Hoa.
B. sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc rồi chia thành các quận, huyện.
C. chiếm đoạt ruộng đất, bắt người Việt cống nạp các sản vật quý, hương liệu…
D. thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của người Việt cổ.
Câu 9. Trong thời Bắc thuộc, chính sách bóc lột về kinh tế đối với nước ta
A. bắt người Việt học chữ Hán, theo các lễ nghi của Trung Hoa.
B. sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc rồi chia thành các quận, huyện.
C. nắm độc quyền về sắt và muối.
D. thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của người Việt cổ.
Câu 10. Trong thời Bắc thuộc, chính sách bóc lột về chính trị đối với nước ta
A. bắt người Việt học chữ Hán, theo các lễ nghi của Trung Hoa.
B. sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc rồi chia thành các quận, huyện. Thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của người Việt cổ.
C. nắm độc quyền về sắt và muối.
D. chiếm đoạt ruộng đất, bắt người Việt cống nạp các sản vật quý, hương liệu…
Câu 11. Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt nào dưới đây?
A. bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.
B. đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.
C. bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.
D. đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.
Câu 12. Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng
A.16 km.
B. 55 km.
C. 85 km.
D. 800 km
Câu 13. Khối khí nóng hình thành ở vĩ độ thấp, có
A. nhiệt độ tương đối cao.
B. nhiệt độ tương đối thấp.
C. tính chất khô.
D. tính chất ẩm cao.
Câu 14. Khối khí lạnh hình thành ở vĩ độ cao, có
A. tính chất khô.
B. tính chất ẩm cao
C. nhiệt độ tương đối thấp.
D. nhiệt độ tương đối cao.
Câu 15. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới ôn đới là
A. Tín phong.
B. Gió mùa.
C gió Tây ôn đới.
D. Đông cực.
…
B. TỰ LUẬN
Câu 1. Phân tích những tác động chính của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.
Trả lời:
– Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á, hòa nhập vào các tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa.
– Cư dân nhiều nước Đông Nam Á đã tiếp thu hệ thống chữ viết của Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình
– Cư dân Đông Nam Á tiếp thu văn học của người Ấn Độ và sáng tạo ra những bộ sử thi của mình
– Kiến trúc – điêu khắc của Đông Nam Á mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ.
Câu 2. Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43).
Trả lời:
– Tháng 3 – 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị đã phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn, tướng lĩnh đều quy tụ về với cuộc khởi nghĩa.
– Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh hạ thành Cổ Loa và tiến đánh chiếm được Luy Lâu.
– Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh, ban chức tước cho người có công, xá thuế cho dân.
– Mùa hè năm 42, Mã Viện đem quân đàn áp. Năm 43, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại .
Câu 3. Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).
Trả lời:
– Năm 248, Bà Triệu và anh trai phất cờ khởi nghĩa. Không lâu sau, anh trai mất, Bà Triệu được nghĩa quân tôn làm chủ tướng.
– Từ nơi tụ nghĩa ban đầu ở vùng núi Nưa, nghĩa quân ngày càng được đông đảo nhân dân ủng hộ. Sau đó, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng làm cho “toàn thể Giao Châu đều chân động”.
– Trước tình hình đó, nhà Ngô đã cử tướng Lục Dận dẫn khoảng 8 000 quân kéo sang Giao Châu đàn áp cuộc khởi nghĩa. Bà Triệu và nghĩa quân buộc phải di chuyển về vùng Phú Điền (Triệu Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá ngày nay). Ít lâu sau, Bà Triệu hi sinh trên đỉnh núi Tùng. Cuộc khởi nghĩa kết thúc.
….
>> Tải file để tham khảo toàn bộ Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Cánh diều
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Cánh diều Ôn thi giữa học kì 2 môn LS – ĐL 6 năm 2023 – 2024 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.