Bạn đang xem bài viết Đây là 3 vật dụng trong bếp dễ sinh chất độc gây xơ gan ít người biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khi nhắc tới bệnh xơ gan, hầu hết mọi người đều cho rằng căn bệnh này do những thói quen sinh hoạt độc hại gây nên như uống nhiều bia, rượu, thức khuya hay mất cân bằng chế độ ăn uống,… Bên cạnh những điều này thì còn 3 “thủ phạm đáng sợ” nữa trong nhà bếp cũng có thể đe dọa sức khỏe gan mà bạn không hề hay biết. Cùng tìm hiểu nhé.
Một chất độc sinh ra từ nấm mốc với tên gọi aflatoxin đã được WHO xếp vào là một trong những chất gây ung thư hàng đầu. Một lượng nhỏ 1mg Aflatoxin cũng có thể gây ung thư và 20mg sẽ làm người bệnh tử vong. Chất độc nguy hiểm này tồn tại ở 3 vật dụng nhà bếp mà bạn có thể chưa biết.
Đũa ăn
Đũa là vật dụng không thể thiếu và bạn dùng hàng ngày trong mọi bữa cơm. Đũa dùng gắp thức ăn, tiếp xúc trực tiếp miệng của chúng ta. Nhiều loại đũa dùng lâu ngày (nhất là đũa tre, đũa gỗ) rất dễ bị mốc, thô ráp, lâu khô, dễ bám nước và cặn thức ăn. Từ đây, đũa sẽ luôn ẩm ướt, xuất hiện nấm mốc và độc tố aflatoxin.
Cục Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) của Hoa Kỳ cho biết, aflatoxin hoạt động bền bỉ với nhiệt ở dạng tinh thể trắng. Nấm mốc này không thể bị phân hủy khi bạn đun nấu với nhiệt độ thường nên khó xử lý. Dù bạn có dùng đũa để ăn thức ăn nóng, đun nấu hoặc rửa với nước nóng thì chất độc cũng không thể biến mất hoàn toàn.
Lời khuyên cho bạn là khi rửa đũa, hãy rửa cẩn thận với nước rửa chén và miếng rửa chén, rửa từng chiếc một chứ không nên chỉ rửa bằng nước thường và đặt cả nắm đũa vào lòng bàn tay rồi xoa. Nếu rửa không đúng cách, đũa sẽ không thể được làm sạch hiệu quả được.
Bạn có thể ngâm đũa với nước sôi 2-3 phút, làm mỗi tuần một lần. Sau khi ngâm thì để ráo nước và làm khô ở nhiệt độ cao. Có thể dùng máy sấy tóc, quạt để làm khô đũa nếu bạn không có máy sấy bát hay máy rửa chén bát chuyên dụng.
Hoặc đơn giản hơn bạn có thể dùng khăn cotton mềm, sạch để thấm khô đũa. Ngoài ra, hãy thay đũa mới 3-6 tháng một lần định kỳ nhé.
Thớt gỗ
Thớt là vật dụng tiếp xúc nhiều với đồ ăn sống nên càng có nguy cơ bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn cao, nhất là thớt gỗ. Trong quá trình bạn sơ chế thực phẩm, cắt gọt trái cây đều cần dùng thớt, khi thớt được vệ sinh không đúng cách và kỹ càng có thể hình thành nấm mốc chứa aflatoxin rồi đi vào cơ thể qua thực phẩm.
Những chiếc thớt đã quá lâu không thay mới, bạn có thể quan sát thấy chúng chuyển màu đen, hằn nhiều vết dao và có mùi khó chịu. Đó là do các loại vi khuẩn, nấm mốc hình thành trên thớt. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ gây bệnh mà còn ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm và món ăn.
Chính vì vậy, vệ sinh thớt kỹ càng là điều vô cùng quan trọng. Sau mỗi lần sử dụng, hãy rửa thớt cẩn thận bằng miếng rửa chuyên dụng và nước rửa chén, chà sạch vết bẩn và đảm bảo mùi thức ăn không còn trên thớt. Nên rửa bằng nước ấm, trước khi rửa có thể tráng thớt bằng nước nóng một lần để loại bỏ một phần vi khuẩn.
Sau khi rửa bạn phơi thớt ở nơi khô ráo, dựng thớt lên để thớt ráo nước và nhanh khô. Bạn nên chọn những loại thớt chất lượng cao và thay mới thớt mỗi 6 tháng đến 1 năm 1 lần. Có thể khử trùng định kỳ bằng thuốc diệt nấm để đảm bảo an toàn hơn nhé.
Tủ lạnh
Tủ lạnh thường là vật dụng ít được quan tâm trong vấn đề vệ sinh nhất vì tủ lạnh thường xuyên chứa thức ăn và việc vệ sinh cũng khá vất vả. Nhưng bạn có biết, tủ lạnh là nơi dễ sinh ra vi khuẩn và nấm mốc nhiều nhất khi vật dụng này chứa thức ăn hàng ngày, bảo quản đồ ăn tươi sống, thức ăn thừa, đồ uống,…
Nghiên cứu từ đại học Arizona ở Mỹ chỉ ra xác suất nấm mốc xuất hiện trong khoang và phần đệm tủ lạnh là khoảng 83%. Và sự thật là nấm mốc và vi khuẩn càng phát triển nhiều mỗi lần tủ lạnh được mở.
Nhiệt độ dưới -10 độ C không phải môi trường lý tưởng cho nấm mốc sinh sôi nhưng ở -50 độ C thì chúng vẫn có thể tồn tại được. Chúng sẽ khôi phục lại sức sống khi trở lại môi trường nhiệt độ cao hơn và tiếp tục lây truyền bệnh.
Bên cạnh đó, tủ lạnh còn tiềm ẩn nguy cơ chứa nhiều độc tố khác ngoài aflatoxin gây xơ gan, ung thư gan như vi khuẩn salmonella, escherichia coli, listeria cũng vô cùng độc hại. Chính vì thế, ngay từ bây giờ, hãy tập cho mình thói quen vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, ít nhất là mỗi tuần 1 lần.
Bạn có thể tập luôn việc bảo quản và lưu trữ thức ăn đúng cách việc đóng hộp thực phẩm hoặc gói thức ăn cẩn thận, không để mùi ra tủ lạnh và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Hãy bỏ hết những thức ăn thừa, đã thối, dập nát hoặc quá lâu không sử dụng.
Phòng ngừa xơ gan ngay hôm nay bằng việc tập những thói quen tốt như không uống rượu bia, không thức khuya, chế độ sinh hoạt lành mạnh và chú ý vệ sinh những vật dụng nhà bếp kể trên sạch sẽ, cẩn thận bạn nha.
Nguồn: Báo Phụ nữ Việt Nam
Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đây là 3 vật dụng trong bếp dễ sinh chất độc gây xơ gan ít người biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.