Bạn đang xem bài viết Đậu mùa khỉ là gì? Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? Cách điều trị cần biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra những cảnh báo về bệnh đậu mùa khỉ. Vậy đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu bài biết sau đây.
Bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Đậu mùa khỉ (Monkey pox) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và hiếm gặp được đặt tên theo virus gây bệnh – virus đậu mùa khỉ. Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ động vật/người sang người.
Nguyên nhân
Bệnh đậu mùa khỉ gây ra bởi virus đậu mùa khỉ thuộc giống Orthopoxvirus trong họ Poxviridae. Loại virus này cùng họ với virus đậu mùa – Variola nên các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ cũng tương tự như bệnh đậu mùa.
Có hai chủng di truyền của virus đậu mùa khỉ: chủng Trung Phi – lưu vực Congo (gây bệnh nặng và dễ lây lan hơn) và chủng Tây Phi.
Dấu hiệu của bệnh đậu mùa khỉ
Triệu chứng bệnh ở mỗi người là khác nhau. Một số dấu hiệu của bệnh đậu mùa khỉ mà bạn có thể gặp phải:
- Sốt, ớn lạnh.
- Đau đầu.
- Đau cơ và đau lưng.
- Sưng hạch bạch huyết.
- Các triệu chứng về đường hô hấp: đau họng, nghẹt mũi hoặc ho,…
- Phát ban (giống mụn nhọt hoặc mụn nước) có thể ở trên hoặc gần bộ phận sinh dục (dương vật, tinh hoàn, môi âm hộ và âm đạo) hoặc hậu môn và có thể ở các khu vực khác như bàn tay, bàn chân, ngực, mặt hoặc miệng.
Bệnh đậu mùa khỉ ủ bệnh trong bao lâu?
Thời kỳ ủ bệnh được tính từ thời điểm bắt đầu nhiễm bệnh đến khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Thời điểm này thường kéo dài từ 6 – 13 ngày, đôi khi trong một vài trường hợp có thể dài hơn từ 5 – 21 ngày.
Bệnh sẽ tiếp tục tiến triển và tự khỏi mà không cần điều trị. Trong giai đoạn này sẽ gồm 2 thời kỳ:
- Thời kỳ xâm lấn (0 – 5 ngày): Bệnh nhân sẽ cảm thấy nhức đầu dữ dội, sốt, nổi hạch, đau mỏi. Nổi hạch là điểm đặc trưng của bệnh đậu mùa khỉ so với các bệnh có các triệu chứng tương tự như: thuỷ đậu, sởi, đậu mùa,..
- Thời kỳ phát ban (2 – 4 tuần): Phát ban sẽ xuất hiện từ 1 – 3 ngày sau khi khởi sốt. Tiến triển phát ban theo trình tự: dát (tổn thương có nền phẳng) chuyển dần thành sẩn (cứng và hơi nhô cao) rồi thành mụn nước (chứa dịch trong), tiến triển mụn mủ (chứa dịch vàng) cuối cùng đóng vảy khô và bong ra.
Nốt phát ban trên tay người mắc bệnh đậu mùa khỉ
Biến chứng đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị đúng cách sẽ để lại biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng do bệnh đậu mùa khỉ gây ra:
- Viêm phế quản phổi.
- Nhiễm trùng huyết.
- Viêm mô não, viêm não.
- Nhiễm trùng giác mạc, lớp ngoài trong của mắt; nhiễm trùng mắt có thể dẫn đến mất thị giác.
- Lú lẫn.
- Nhiễm trùng. Những trường hợp nghiêm trọng, các tổn thương có thể hình thành cùng nhau và khiến da bị bong ra từng mảng lớn, gây mất thẩm mỹ.
Hậu đậu mùa khỉ để lại sẽ là gì?
Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?
Tuy rằng trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ sẽ tự khỏi sau vài tuần nếu được điều trị và chăm sóc. Nhưng bạn cũng không nên chủ quan vì có những ca bệnh xuất hiện biến chứng nghiêm trọng như đã được đề cập ở trên hoặc thậm chí là tử vong.
Bệnh đậu mùa khỉ có gây tử vong không?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở các nước có bệnh lưu hành trong thời gian gần đây có tỷ lệ tử vong được báo cáo lên đến 3 – 6% ca bệnh (trên thực tế thì tỷ lệ này có thể cao hơn). Các ca tử vong này thường là trẻ em và những người có bệnh lý mắc kèm.[1]
Virus đậu mùa khỉ chủng Clade IIb hiếm gây tử vong hơn (khoảng 1% tử vong) chủng virus Clabe I (khoảng 10% tử vong). Tuy nhiên với những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, trẻ em dưới 8 tuổi, người có tiền sử bệnh chàm, và những người đang mang thai hoặc cho con bú có thể bị bệnh nặng hoặc tử vong.
Rủi ro của bệnh đậu mùa khỉ khi mang thai
Đối với phụ nữ mang thai
Phụ nữ đang mang thai mắc bệnh đậu mùa khỉ có thể gặp biến chứng nghiêm trọng và gây nguy hiểm cho thai nhi: bị bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh hoặc thai chết lưu. Vì vậy, phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với bất kỳ ai nghi ngờ hoặc mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Đối với phụ nữ đang cho con bú
Các bà mẹ đang trong giai đoạn cho con bú có xác nhận hoặc nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ cần tới các cơ sở y tế để được đánh giá nguy cơ truyền bệnh cho trẻ. Trong trường hợp vẫn có thể tiếp xúc gần và cho con bú, các bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp giảm nguy cơ lây truyền virus từ mẹ sang con.
Những rủi ro của đậu mùa khỉ gây ra cho phụ nữ mang thai và phương thức truyền virus từ mẹ sang thai nhi, trẻ sơ sinh, sau khi sinh hoặc đang cho con bú vẫn đang được tìm hiểu và nghiên cứu.
Các phương pháp điều trị bệnh đậu mùa khỉ
Sau khoảng 2 – 4 tuần các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ sẽ hết và bệnh sẽ tự khỏi. Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, các phương pháp điều trị hiện tại chỉ là các phương pháp điều trị triệu chứng (dùng thuốc hạ sốt, giảm đau) và chăm sóc hỗ trợ.
Bạn nên ăn uống, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và chăm sóc các nốt ban bằng cách để chúng khô tự nhiên hoặc dùng gạc ẩm để bảo vệ.
Các triệu chứng bệnh của đậu mùa khỉ tương tự với bệnh đậu mùa nên có thể sử dụng thuốc kháng virus đậu mùa (cidofovir hoặc tecovirimat). Hoặc bạn cũng có thể tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa (MVA-BN – còn gọi là Imvamune, Imvanex hoặc Jynneos) để cơ thể tạo ra một mức độ miễn dịch nhất định đối với bệnh đậu mùa khỉ.
Tecovirimat (còn được gọi là TPOXX hoặc ST-246) được FDA chấp thuận để điều trị bệnh đậu mùa ở người
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp nếu bạn có các dấu hiệu sau:
- Phát ban.
- Trên cơ thể có xuất hiện các nốt mụn nước.
- Có các dấu hiệu khác của bệnh đậu mùa khỉ.
Trong trường hợp đã xác nhận mắc bệnh đậu mùa khỉ bạn nên cách ly và thông báo đến những người tiếp xúc gần với bạn để họ theo dõi và phòng ngừa.
Các chẩn đoán/xét nghiệm bệnh
Để chẩn đoán chính xác bệnh đậu mùa khỉ, trước hết cần phải phân biệt với các bệnh gây phát ban khác như: thủy đậu, sởi, bệnh ghẻ, bệnh giang mai,… Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng các phương pháp sau:
- Hỏi tiền sử bệnh: Bao gồm lịch sử di chuyển, tiếp xúc, ăn uống của người để g xác định nguồn lây và nguy cơ.
- Xét nghiệm: Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR hoặc tương đương) để xác định sự hiện diện của virus đậu mùa khỉ.
- Sinh thiết: Bệnh phẩm được lấy là một phần của mô da, sau đó sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định sự hiện diện của virus, từ đó giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
Tham khảo một số bệnh viện có thể thăm khám
- Tại TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TPHCM, Bệnh viện Nhân Dân 115,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện 108, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai,…
Xem thêm:
- Đối tượng cần tự cách ly y tế tại nhà để tránh lây nhiễm Covid-19
- Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà đúng cách giúp bạn nhanh khỏi
- Bệnh viêm màng não có lây không và cách phòng ngừa
- Bạn có biết cách phòng ngừa bệnh lao phổi?
Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị và phòng ngừa đậu mùa khỉ cho bản thân và gia đình. Nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ bài viết đến với nhiều người hơn nhé!
Nguồn: WHO, CDC Hoa Kỳ, Trung tâm Y tế quận Phú Nhuận, Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế,
Nguồn tham khảo
-
Bệnh đậu mùa khỉ – Những giải đáp từ WHO
https://moh.gov.vn/tin-tong-hop/-/asset_publisher/k206Q9qkZOqn/content/benh-au-mua-khi-nhung-giai-ap-tu-who
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đậu mùa khỉ là gì? Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? Cách điều trị cần biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.