Bạn đang xem bài viết Đau mắt hột: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đau mắt hột là bệnh lý nhiễm trùng ở mắt, có thể ảnh hưởng tới thị lực thậm chí là mù lòa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh đau mắt hột qua bài viết dưới đây nhé!
Đau mắt hột là gì?
Đau mắt hột là bệnh lý nhiễm trùng ở mắt, thường do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Bệnh có thể lây lan thông qua tiếp xúc với mắt và dịch tiết ở mũi hoặc họng của người bệnh. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây nhiễm khi sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn tay, khăn tắm, quần áo,…
Đau mắt hột không được điều trị dẫn tới tái nhiễm vi khuẩn nhiều lần gây ra các sẹo trông giống như các hạt ở trong mắt. Sẹo tiến triển nặng hơn ảnh hưởng tới sụn mi và làm phát triển các lông quặm. Các lông quặm dẫn đến trầy xước giác mạc và gây đau thậm chí là tổn thương giác mạc không phục hồi.
Đau mắt hột có thể gây các tổn thương ở giác mạc
5 giai đoạn đau mắt hột
- Giai đoạn 1 (giai đoạn viêm – nang): giai đoạn đầu trong quá trình nhiễm trùng, thường có năm hoặc có thể nhiều hơn các nang. Xuất hiện các vết sưng nhỏ chứa tế vết sưng nhỏ chứa tế bào lympho (một loại tế bào bạch cầu có chức năng miễn dịch) có thể được tìm thấy bên trong mí mắt trên (kết mạc).
- Giai đoạn 2 (giai đoạn viêm dữ dội): mắt có các biểu hiện viêm với sự sưng lên ở mí mắt trên, mức độ viêm nghiêm trọng bao gồm các cảm giác nóng, đỏ và đau. Đây cũng là giai đoạn có khả năng lây nhiễm cao.
- Giai đoạn 3 (sẹo mí mắt): nhiễm trùng không được điều trị nên tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến hình thành sẹo ở bên trong mí mắt. Các vết sẹo thường xuất hiện dưới dạng các vạch trắng và mí mắt có thể bị biến dạng.
- Giai đoạn 4: Sẹo tiến triển nặng hơn, làm biến dạng sụn mi khiến lông mi quặm vào và cọ xát vào giác mạc, làm trầy xước giác mạc.
- Giai đoạn 5: Giác mạc bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm cùng với tác động của lông quặm dẫn đến bong tróc và tổn thương nghiêm trọng ở giác mạc. Tổn thương có thể không phục hồi khiến người bệnh bị mù lòa.
Các sẹo bên trong mí mắt ở bệnh đau mắt hột
Dấu hiệu của bệnh đau mắt hột
Bệnh đau mắt hột có thể ảnh hưởng đến cả hai mắt. Khi nhiễm bệnh, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng sau:
- Ngứa ở mắt và mí mắt.
- Chảy nước mắt có lẫn chất nhầy hoặc mủ.
- Sưng mí mắt.
- Mắt nhạy cảm với ánh sáng.
- Đau mắt và khu vực xung quanh mí mắt.
- Đỏ mắt.
- Suy giảm hoặc mất thị lực.
Chảy nước mắt có lẫn mủ trong bệnh đau mắt hột
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây đau mắt hột
Đau mắt hột là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn Chlamydia trachomatis, một loại vi khuẩn có thể gây bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh chlamydia.
Bệnh đau mắt hột là một bệnh truyền nhiễm có thể lây lan khi tiếp xúc với dịch tiết ra từ mắt hoặc mũi của người bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, khi tiếp xúc với các vật dụng cá nhân của người bệnh như quần áo, khăn tắm hay khăn tay cũng có thể là con đường lây truyền bệnh.
Bệnh đau mắt hột do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra
Các yếu tố rủi ro
- Môi trường sống và điều kiện sinh hoạt không đảm bảo: khi sống trong môi trường đông đúc, thường xuyên tiếp xúc gần với người bệnh thì khả năng lây nhiễm sẽ cao hơn.
- Điều kiện vệ sinh kém: không có đủ nước sạch sinh hoạt và môi trường sống thiếu vệ sinh làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
- Tuổi: Trẻ em từ 4 đến 6 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Giới tính: nữ giới thường có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Điều này có thể đến từ việc phụ nữ thường đảm nhận vai trò chăm sóc trẻ nhỏ trong gia đình.
Môi trường sinh hoạt kém vệ sinh là yếu tố nguy cơ cao gây bệnh
Biến chứng nguy hiểm
Nếu bệnh không được phát hiện và tình trạng nhiễm trùng lặp đi lặp lại có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm bao gồm:
- Biến dạng mí mắt, lông quặm (lông mi mọc ngược) làm trầy xước giác mạc.
- Sẹo giác mạc không phục hồi.
- Mất thị lực một phần hoặc toàn bộ.
- Suy giảm thị lực không phục hồi, mù lòa.
Suy giảm thị lực không phục hồi là biến chứng nguy hiểm trong bệnh đau mắt hột
Cách chẩn đoán bệnh
Bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng và thời gian xuất hiện của các triệu chứng đó để chẩn đoán. Ngoài ra, bác sĩ sẽ hỏi tiền sử các bệnh liên quan của bạn và những chấn thương mà bạn gặp phải gần đây để đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.
Nếu chẩn đoán chưa chắc chắn, có thể tiến hành phân lập vi khuẩn C. trachomatis và xác định chúng bằng các xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT) và kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang.
Chẩn đoán đau mắt hột thường dựa vào các biểu hiện lâm sàng
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu bạn thấy các dấu hiệu hoặc biểu hiện bất thường cần nhanh chóng đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được thăm khám và lắng nghe tư vấn của bác sĩ, tránh việc chủ quan để bệnh tiến triển nặng có thể để lại các biến chứng nguy hiểm:
- Ngứa, sưng và kích ứng ở mí mắt.
- Mắt nhạy cảm với ánh sáng.
- Đỏ mắt, có mủ chảy ra ở mắt.
- Suy giảm thị lực bất thường, không rõ nguyên nhân.
Ngứa, kích ứng và sưng mí mắt là dấu hiệu cảnh báo đau mắt hột
Nơi khám chữa bệnh đau mắt hột
- Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Mắt TP HCM, Khoa Mắt – Bệnh viện Trưng Vương, Chuyên khoa Mắt – Bệnh viện Quốc tế City,…
- Hà Nội: Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Mắt Kỹ thuật cao Hà Nội (Hitec), Bệnh viện Mắt Thiên Thanh,…
Các phương pháp chữa bệnh đau mắt hột
Sử dụng thuốc
Đau mắt hột là một bệnh nhiễm trùng, do đó điều trị bằng kháng sinh là lựa chọn trong giai đoạn đầu để điều trị bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại và số lượng kháng sinh. Thuốc mỡ tra mắt tetracycline hoặc kháng sinh azithromycin đường uống là một trong các loại kháng sinh thường được lựa chọn.
Lưu ý tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc. Hãy đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Thuốc kháng sinh thường là lựa chọn đầu tiên trong điều trị đau mắt hột
Phẫu thuật
Khi bệnh đau mắt hột tiến triển với các biến chứng nặng hơn bao gồm biến dạng mí mắt, lông quặm,.. thì phẫu thuật có thể sẽ là phương pháp cần thiết.
Phẫu thuật xoay mí mắt: bác sĩ sẽ rạch một vết trên mí mắt bị sẹo và xoay lông mi ra khỏi giác mạc của bạn. Thủ thuật này giúp hạn chế sự tiến triển của sẹo giác mạc và giúp ngăn ngừa mất thị lực nặng thêm.
Trong trường hợp giác mạc đã bị tổn thương nghiêm trọng không còn khả năng phục hồi thì phương pháp ghép giác mạc có thể là một lựa chọn giúp cải thiện tình trạng bệnh và giúp người bệnh lấy lại thị lực.
Phẫu thuật có thể giúp cải thiện hoặc khôi phục thị lực
Biện pháp phòng ngừa
Đau mắt hột là một bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan với tốc độ nhanh chóng. Do đó, cần thực hiện vệ sinh tốt để giảm khả năng lây nhiễm bằng cách:
- Rửa tay thường xuyên.
- Không chạm tay vào mắt.
- Thay khăn tắm, khăn lau thường xuyên và không dùng chung.
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân như kính áp tròng, kính mắt, khăn tay, đồ trang điểm,….
- Hạn chế sử dụng các đồ vật hoặc mỹ phẩm lên mắt như lens, mascara,…
- Ngừng đeo kính áp tròng khi mắt có các triệu chứng bất thường cho đến khi nhận được lời khuyên từ bác sĩ.
- Nếu bạn hoặc người thân nhiễm bệnh cần thực hiện cách ly, hạn chế tiếp xúc với người khác.
Rửa tay thường xuyên giúp phòng chống lây nhiễm đau mắt hột
Xem thêm:
- Đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ
- Đục thủy tinh thể
- Cách xử lý khi bụi bay vào mắt
Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn các thông tin cần thiết về bệnh đau mắt hột. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: Mayo Clinic, MSD Manuals
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đau mắt hột: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.