Bạn đang xem bài viết Dấu hiệu HIV theo từng giai đoạn giúp bạn nhận biết bệnh chính xác tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
HIV là một loại vi rút tấn công vào hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ dễ phát triển tới giai đoạn AIDS – giai đoạn nặng nhất của người nhiễm HIV. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu nhiễm HIV qua bài viết này để có thể nhận biết sớm và có hướng điều trị kịp thời nhé!
Tổng quan về HIV
HIV là tên viết tắt của cụm từ Human Immunodeficiency Viruses (vi rút suy giảm miễn dịch ở người) dùng để chỉ một loại vi rút làm tổn thương các tế bào trong hệ thống miễn dịch và làm suy yếu khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng hay bệnh tật hàng ngày.
AIDS là tên viết tắt của cụm từ Acquired Immunodeficiency Syndrome hay AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) được sử dụng để mô tả một số bệnh nhiễm trùng và bệnh cơ hội có thể đe dọa tính mạng xảy ra khi hệ thống miễn dịch đã bị phá hủy nghiêm trọng bởi vi rút HIV.
Hiện chưa có cách chữa khỏi HIV, nhưng có những phương pháp điều trị bằng thuốc rất hiệu quả giúp hầu hết những người nhiễm vi rút có thể sống lâu và khỏe mạnh.
Khi nhiễm vi rút HIV, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ bị tổn thương và bị phá hủy nặng nề, khiến cho cơ thể không còn đủ khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, nấm,… Lúc này, chỉ một căn bệnh thông thường như cảm lạnh cũng có thể gây nguy cơ lớn cho sức khỏe của người HIV/AIDS.
Vi rút HIV không thể tồn tại lâu bên ngoài cơ thể, chúng không lây truyền qua mồ hôi, nước tiểu hay nước bọt mà được tìm thấy trong máu, sữa mẹ, dịch âm đạo, tinh dịch hay hậu môn.
Các con đường lây nhiễm HIV phổ biến thường được kể đến như:
- Có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV, kể cả quan hệ truyền thống hay qua đường miệng, hậu môn.
- Dùng chung kim tiêm, ống tiêm hoặc dụng cụ có dính máu của người nhiễm HIV.
- Lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai, khi sinh con hoặc cho con bú.
Ngoài ra, HIV cũng có thể lây truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng, mặc dù tỉ lệ là rất thấp vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cách bạn quan hệ hay vệ sinh răng miệng sau quan hệ.
Các triệu chứng của bệnh HIV
Giai đoạn 1: Nhiễm HIV cấp tính
Trong vòng từ 2 – 4 tuần đầu sau khi nhiễm vi rút HIV, khoảng 2/3 người bị bệnh sẽ có biểu hiện giống như bệnh cúm, các dấu hiệu có thể bao gồm:
- Sốt.
- Ớn lạnh.
- Phát ban.
- Đau cơ.
- Viêm họng.
- Mệt mỏi.
- Đổ mồ hôi đêm.
- Sưng hạch bạch huyết.
- Loét miệng.
Không phải ai nhiễm vi rút HIV ở giai đoạn đầu cũng sẽ có các dấu hiệu bệnh như trên. Đây là các phản ứng tự nhiên khi có vi rút lạ xâm nhập vào cơ thể, các dấu hiệu này thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
Tuy các triệu chứng kể trên gặp trong nhiều trường hợp cảm cúm nói chung, nhưng nếu có nghi ngờ bản thân đang mắc phải HIV, bạn cần làm theo hướng dẫn sau:
- Tìm địa điểm xét nghiệm HIV gần nhất.
- Thực hiện xét nghiệm HIV.
- Hiểu rõ tình trạng hiện tại của bản thân, lưu ý rằng bạn có thể đang ở giai đoạn đầu của bệnh và bạn hoàn toàn có khả năng lây nhiễm cho người khác.
Giai đoạn 2: Không triệu chứng
Người bệnh trong giai đoạn này có thể không cảm thấy bị bệnh hoặc không có bất kỳ triệu chứng bệnh nào do tải lượng vi rút trong cơ thể chưa quá nhiều.
Đây còn được gọi là giai đoạn nhiễm HIV mạn tính. Nếu không điều trị, giai đoạn này có thể kéo dài từ 10 – 15 nămhoặc ít hơn tùy thuộc vào khả năng miễn dịch của mỗi người..
Nếu được phát hiện kịp thời, được điều trị theo đúng chỉ định và giữ tải lượng vi rút ở mức thấp không phát hiện được, bệnh nhân có thể kéo dài thời gian sống khỏe mạnh thêm và không có khả năng lây nhiễm vi rút qua đường tình dục cho người khác.
Ngược lại, nếu lượng vi rút ở mức có thể phát hiện được, dù bệnh nhân đang ở giai đoạn không triệu chứng thì vẫn có khả năng lây nhiễm HIV cho người khác. Vậy nên, điều quan trọng là phải đến trung tâm y tế gần nhất để được xét nghiệm và đánh giá về mức độ bệnh cũng như tải lượng vi rút đang có trong cơ thể.
Giai đoạn 3: AIDS
Nếu bạn bị nhiễm HIV nhưng không được điều trị kịp thời, theo thời gian vi rút sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn và sẽ tiến triển thành bệnh AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải). Đây cũng là giai đoạn cuối của quá trình lây nhiễm HIV.
Các triệu chứng của người bệnh trong giai đoạn AIDS có thể bao gồm:
- Giảm cân nhanh chóng.
- Cơn sốt tái phát, đổ mồ hôi thường xuất hiện nhiều về đêm.
- Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức thường xuyên nhưng không rõ nguyên nhân.
- Sưng các tuyến bạch huyết ở vùng bẹn, nách hoặc cổ kéo dài.
- Tiêu chảy kéo dài, thường là một tuần hoặc nhiều hơn.
- Xuất hiện các vết loét ở miệng, hậu môn hoặc bộ phận sinh dục.
- Viêm phổi.
- Có các đốm màu đỏ, nâu, hồng hoặc tía xuất hiện trên, dưới da hoặc bên trong miệng, mũi hay mí mắt.
- Sa sút trí nhớ, trầm cảm và các rối loạn thần kinh khác.
Nhiều triệu chứng trở nên nghiêm trọng là do hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn đã bị suy yếu khiến các bệnh nhiễm trùng cơ hội xảy ra và làm tổn thương cơ thể. Mặt khác, một vài triệu chứng kể trên có thể liên quan đến các bệnh khác.
Vậy nên, để có thể có kết luận chắc chắn, bạn nên đi xét nghiệm ở cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán xem tiến triển bệnh của bạn đã bước vào giai đoạn AIDS hay chưa nhờ vào các tiêu chí y tế nhất định.
Chẩn đoán bệnh HIV
Bạn nên tìm đến cơ sở y tế có chuyên môn gần nhất và thực hiện việc xét nghiệm càng sớm càng tốt khi có nghi ngờ bản thân mình mắc vi rút HIV, phát hiện và điều trị càng sớm, bạn càng có cơ hội kéo dài thời gian sống khỏe cho bản thân mình hơn.
Thuốc kháng HIV dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) có thể ngăn bạn bị nhiễm nếu được dùng trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc với vi rút. Cả xét nghiệm HIV dương tính hay âm tính, bạn đều có thể cần được thực hiện lại 1 – 3 tháng sau khi phơi nhiễm HIV.
Bạn có thể thực hiện xét nghiệm chẩn đoán vi rút HIV bằng cách lấy mẫu máu hoặc mẫu nước bọt tại các điểm xét nghiệm HIV như phòng khám sức khỏe tình dục, phòng khám tiền sản, phòng khám tư, bệnh viện,…
Nếu xét nghiệm có tìm thấy dấu hiệu nhiễm trùng, kết quả của bạn là “dương tính”. Nếu xét nghiệm dương tính, bạn có thể dùng thuốc điều trị HIV.
Những người nhiễm HIV dùng thuốc điều trị HIV (gọi là điều trị ARV hoặc ART) theo quy định và có khả năng giữ được tải lượng vi rút ở mức không phát hiện được sẽ sống lâu dài, khỏe mạnh và không lây truyền HIV cho bạn tình.
Ngoài việc điều trị HIV, bạn có thể cải thiện sức khỏe bằng cách như:
- Tập thể dục thường xuyên.
- Tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.
- Ngừng hút thuốc.
Nếu bạn đang mang thai và nhiễm HIV, bạn nên điều trị HIV để ngăn sự lây truyền bệnh sang con của bạn. Mặc dù vẫn có nguy cơ lây nhiễm HIV cho con khi sinh thường và khi cho con bú bằng sữa mẹ. Nhưng nếu được điều trị, nguy cơ lây nhiễm cho bé là ít hơn 1% còn nếu không điều trị, có 1/4 khả năng con bạn sẽ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa HIV
Bạn vẫn có thể bảo vệ bản thân trước các nguy cơ nhiễm bệnh bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa HIV như:
- Sử dụng các biện pháp phòng ngừa khi quan hệ tình dục như bao cao su hay chất bôi trơn.
- Không dùng chung kim tiêm, ống tiêm, dụng cụ tiêm chích như thìa và gạc.
- Thuốc phòng chống phơi nhiễm HIV. Nếu bạn âm tính với HIV, bạn có thể dùng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) để giảm nguy cơ nhiễm vi rút.
- Ngoài ra, nếu đang mang thai, bạn nên yêu cầu xét nghiệm máu để được tầm soát HIV trong thai kì, vì nếu không được điều trị, HIV có thể truyền sang cho con bạn trong quá trình mang thai, sinh con và cho con bú.
- HIV/AIDS
- Các bước xử lý khi bị kim tiêm nghi nhiễm HIV đâm trúng
- Bí quyết kéo dài sự sống đối với người nhiễm HIV
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn cung cấp thêm kiến thức bổ ích về dấu hiệu nhận biết nhiễm vi rút HIV qua từng giai đoạn. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: nhs.uk, hiv.gov
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Dấu hiệu HIV theo từng giai đoạn giúp bạn nhận biết bệnh chính xác tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.