Đáp án tự luận Mô đun 9 môn Toán Tiểu học giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi tự luận môn Toán hoạt động 5, hoạt động 6, hoạt động 7, hoạt động 8.
Nhờ đó, thầy cô dễ dàng hoàn thiện bài tập cuối khóa Mô đun 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh Tiểu học đạt kết quả như mong muốn. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm môn Tiếng Việt . Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn:
Đáp án tự luận Module 9 môn Toán nội dung 2 hoạt động 5
Thầy/Cô liệt kê các thiết bị công nghệ đã sử dụng trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục môn Toán.
Trả lời: Các thiết bị công nghệ đã sử dụng trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục môn Toán: Máy vi tính, Máy chiếu, Thiết bị âm thanh đa năng di động, Máy tính bảng, Bảng tương tác, Máy tính cầm tay.
Đáp án tự luận module 9 môn Toán nội dung 2 hoạt động 6
Thầy cô hãy chia sẻ một số học liệu số thầy cô đã sử dụng.
1. Một số nguồn học liệu số dùng chung
1.1. Kho học liệu số hệ Tri thức Việt số hoá
+ Địa chỉ truy cập: https://igiaoduc.vn/
+ Mô tả: Đây là sản phẩm hợp tác giữa Bộ GDĐT với Đề án Tri thức Việt số hoá của Chính phủ và một số đối tác xây dựng nền tảng với mục tiêu thu thập, lựa chọn, chia sẻ, cung cấp cho HS, GV trong toàn ngành khai thác sử dụng phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ số đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học, kiểm tra đánh giá. Kho học liệu cung cấp đa dạng các loại học liệu số, trước hết phục vụ giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên. Kho học liệu cung cấp một số dạng phổ biến như ài giảng điện tử, bài giảng e-learning, bài giảng dạy trên truyền hình, bản số hoá các bộ SGK, thí nghiệm ảo, phần mềm mô phỏng,…
2. Nền tảng sách điện tử của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
+ Địa chỉ: https://hanhtrangso.nxbgd.vn/
+ Mô tả: Nền tảng sách điện tử Hành trang số chính thức ra mắt GV và HS cả nước với ba tính năng chính:
- Sách điện tử: giao diện thân thiện, trực quan, tôn trọng trải nghiệm đọc sách thực tế; đồng thời đính kèm các học liệu điện tử sinh động bổ trợ cho nội dung bài học và bài tập tương tác, đối chiếu trực tiếp.
- Thư viện-Luyện tập: hệ thống bài tập trích xuất từ SGK, sách bổ trợ, kết hợp với kho Tự kiểm tra – đánh giá, bài tập chuyên đề, đề thi; đồng thời tích hợp chức năng kiểm tra đúng – sai, hướng dẫn và lời giải chi tiết để hỗ trợ HS tự luyện tập, thực hành và giúp thầy/cô có nguồn tài liệu tham khảo, giảng dạy.
3. Nền tảng sách điện tử Cánh diều
+ Địa chỉ: https://www.hoc10.vn/
+ Mô tả: Website giới thiệu bộ sách giáo dục Cánh diều có các mục chính:
- Chương trình GDPT 2018: làm rõ YCCĐ đối với các môn học, lớp học.
- Sách điện tử: giao diện thân thiện, trực quan, tôn trọng trải nghiệm đọc sách thực tế; đồng thời đính kèm các học liệu điện tử sinh động bổ trợ cho nội dung bài học và bài tập tương tác, đối chiếu trực tiếp.
- Tài liệu tập huấn, bài kiểm tra: tập huấn GV về bộ sách.
4. Dự án hỗ trợ đổi mới GDPT (RGEP)
+ Địa chỉ: http://rgep.moet.gov.vn/
+ Mô tả: Đây là trang thông tin chính thức của dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông thuộc Bộ GDĐT. GV có thể tra cứu và tham khảo các thông tin liên quan đến Chương trình GDPT 2018 như chương trình môn học, tài liệu bồi dưỡng GV chuẩn bị cho việc triển khai và thực hiện chương trình GDPT 2018.
5. Chương trình học trên truyền hình
+ Địa chỉ website một số đài truyền hình:
http://bacninhtv.vn/video-c141/day-hoc-tren-truyen-hinh.html
http://www.htv.com.vn/hoc-tieng-viet-va-toan-lop-1-lop-2-cung-htv-key-o-dau
+ Mô tả: Do dịch Covid diễn biến khá phức tạp, nhiều đài truyền hình đã tổ chức phát sóng chương trình học trên truyền hình để cung cấp kiến thức trong thời gian HS nghỉ học phòng dịch 26. Đối với năm học 2021 – 2022, Bộ GDĐT 27 lưu ý các cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, linh hoạt các hình thức dạy trực tuyến, ưu tiên dạy môn Toán, Tiếng Việt và có thể dạy học theo chương trình có sẵn trên truyền hình. Các chương trình học này còn được lưu trữ trên các ứng dụng, cổng thông tin điện tử hoặc các kênh YouTube của đài truyền hình, là nguồn học liệu số hữu dụng để nhà nhà trường phối hợp với gia đình tổ chức cho HS học vào khung giờ và cách thức phù hợp với từng gia đình. Ngoài ra, các chương trình truyền hình khác như Animal Planet, Discovery, “Thế giới đó đây”, “Khám phá thế giới”, “Khám phá Việt Nam”, “Khám phá khoa học”, “Ca nhạc thiếu nhi” cũng là nguồn học liệu số có thể giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ, lịch sử, khoa học, nghệ thuật, …
* Bên cạnh việc khai thác các nguồn học liệu số có sẵn từ các kho lưu trữ hay đường dẫn định hướng hệ thống từ Internet, GV còn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google Search để tìm các nội dung biên tập thành học liệu số cho cá nhân sử dụng. Một số lưu ý cần thực hiện khi sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm các nội dung học liệu số:
- Nội dung tìm kiếm phù hợp với mục tiêu của chủ đề.
- Sử dụng đúng từ khoá.
- Sử dụng các liên từ OR,
- Sử dụng đúng định dạng nội dung cần tìm.
Thêm nữa, việc chú ý đến tính thực tiễn, phù hợp và hiệu quả khi sử dụng cũng như sự an toàn và các yêu cầu có liên quan đến tính pháp lý cũng cần được tôn trọng và tuân thủ khi khai thác học liệu số trong hoạt động nghề nghiệp của GV.
+ Ngoài ra, việc chú ý đến tính thực tiễn, phù hợp và hiệu quả khi sử dụng cũng như sự an toàn và các yêu cầu có liên quan đến tính pháp lý cũng cần được tôn trọng và tuân thủ khi khai thác học liệu số trong hoạt động nghề nghiệp của GV.
* Nguồn học liệu số dùng trong dạy học, giáo dục môn Toán
Nguồn học liệu số đối với môn Toán hiện khá phong phú. Chẳng hạn:
Trang https://olm.vn của Đại học Sư phạm Hà Nội, hỗ trợ học Toán, Tiếng Việt (Ngữ văn), Tiếng Anh từ lớp 1 đến lớp 12, hoàn toàn miễn phí. Trang có nguồn học liệu số phong phú, cho phép tự tạo thêm; quản lí, tổ chức dạy và học trực tuyến; tự động chấm điểm, báo cáo kết quả HS; tích hợp dạy học trực tiếp qua Zoom.
Trang http://violympic.vn dành cho HS cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông tham gia cuộc thi giải toán qua internet do Bộ GDĐT tổ chức từ năm học 2008 – 2009.
Trang https://mathshistory.st-andrews.ac.uk cung cấp rất nhiều bài viết về lịch sử toán học.
Trang https://www.mathworksheets4kids.com/math.php cung cấp miễn phí nhiều phiếu bài tập thực hành (tiếng Anh) ở các chủ đề khác nhau như số học và đại số, hình học và đo lường, thống kê.
Trang https://www.mangahigh.com/en/ cung cấp nhiều trò chơi học tập môn Toán, phù hợp với lứa tuổi tiểu học.
Trang https://mathx.vn có nhiều nội dung học Toán cấp tiểu học và trung học cơ sở với các chức năng chính như: “Học Toán hàng tuần” tương ứng với 35 tuần học trên lớp; “Học toán nâng cao qua các chuyên đề” (hơn 15 chuyên đề, 200 bài giảng và hàng ngàn bài luyện tập sau mỗi bài học); “Luyện thi ViOlympic” (hơn 50 bài giảng mỗi lớp, hơn 10.000 câu hỏi luyện tập cấp trường, huyện, tỉnh, toàn quốc); “Học Toán tiếng Anh” (ôn tập từ vựng, luyện tập dịch đề, luyện tập bài tập cơ bản và nâng cao giúp học sinh tiếp cận với vốn từ tiếng Anh, các bài toán tiếng Anh); “Thử sức với 1001 bài toán tư duy” (các bài toán hay và khó trong các kỳ thi toán); “Luyện tập tổng hợp theo kỹ năng hoặc theo chuyên đề”; “Học Toán qua các kỳ thi toán tiểu học quốc tế (APMOPS, IKMC, SASMO, IMSO)”.
Bên cạnh việc khai thác các nguồn học liệu số có sẵn từ các kho lưu trữ hay đường dẫn định hướng hệ thống từ Internet, GV còn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google Search để tìm các nội dung biên tập thành học liệu số cho cá nhân sử dụng. Một số lưu ý cần thực hiện khi tìm kiếm các nội dung học liệu số:
- Nội dung tìm kiếm phù hợp với mục tiêu của chủ đề.
- Sử dụng đúng từ khoá.
- Sử dụng các liên từ OR,
- Sử dụng đúng định dạng nội dung cần tìm.
Thêm nữa, việc chú ý đến tính thực tiễn, phù hợp và hiệu quả khi sử dụng cũng như sự an toàn và các yêu cầu có liên quan đến tính pháp lí cũng cần được tôn trọng và tuân thủ khi khai thác học liệu số trong hoạt động nghề nghiệp của GV.
* Mối quan hệ giữa loại nội dung dạy học với dạng học liệu số
Loại học liệu số về nội dung dạy học gồm các dạng khác nhau: Hình ảnh tĩnh/động, thí nghiệm ảo, video, sơ đồ, mô hình, bản trình chiếu,…
Nội dung dạy học có thể được chia làm nhiều loại. Mỗi loại nội dung dạy học có thể phù hợp với một số dạng học liệu số. Chẳng hạn, với loại nội dung về quá trình biến đổi trong một số môn học hay diễn tiến phát triển thì nên sử dụng dạng học liệu số như video, thí nghiệm ảo; với loại nội dung về khái niệm, định nghĩa… nên sử dụng học liệu số dạng hình ảnh nhằm khai thác tính năng ưu thế ở từng loại học liệu số.
Mỗi loại nội dung dạy học cần được thể hiện ở dạng học liệu số phù hợp nhằm đảm bảo yêu cầu minh họa, bổ trợ hay các mục tiêu khác trong dạy học và giáo dục. Điều này phụ thuộc vào việc phân tích chương trình, YCCĐ, xác định các nội dung dạy học và các ý tưởng sư phạm khi xây dựng chuỗi hoạt động trong KHBD. Việc xác định nội dung dạy học có thể dựa vào tính chất của nội dung dạy học cần thực hiện trong KHBD để đáp ứng yêu cầu thực thi và đạt được YCCĐ. Trên bình diện chung nhất, có thể phân tích các nội dung dạy học theo các nhóm: khái niệm, cấu trúc – chức năng – tính chất, hiện tượng – bản chất – quá trình, quy luật – nguyên lí, ý nghĩa – ứng dụng… Tuy nhiên, cần khẳng định rằng việc lựa chọn học liệu số phù hợp với loại nội dung vẫn phải tuân thủ theo tiêu điểm: học liệu số phải đáp ứng YCCĐ, hướng đến YCCĐ và phục vụ cho hoạt động hay chuỗi hoạt động trong KHBD và hướng đến hoạt động mà HS là chủ thể.
* Sử dụng Internet để tìm kiếm học liệu số hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục
Một số yêu cầu trong tìm kiếm, tiếp nhận thông tin, học liệu số
Nhằm có được học liệu số phục vụ hoạt động dạy học, GV có thể chủ động tìm kiếm thông tin, học liệu số trên Internet – gọi chung là thông tin – để hỗ trợ việc thiết kế nội dung dạy học. Để thông tin tìm kiếm được hoặc tiếp nhận được đáp ứng mục tiêu, nội dung dạy học đồng thời tiết kiệm được thời gian thì GV cần có một số kĩ năng trong tìm kiếm cũng như tiếp nhận thông tin như trình bày dưới đây.
- Xác định đúng mục tiêu, yêu cầu tìm kiếm, tiếp nhận thông tin: phù hợp mục tiêu, nội dung dạy học, thuần phong mĩ tục, phù hợp với dạng học liệu số dự kiến triển khai trong hoạt động học (văn bản, hình ảnh, hình ảnh động, video, bảng dữ liệu).
- Có kĩ năng tìm kiếm thông tin: Thực hiện các bước tìm kiếm thông tin hợp lí.
- Có kĩ năng nhận diện thông tin nhằm xác định mức độ chính xác và phù hợp của thông
- Có kĩ năng kiểm chứng thông tin: kiểm tra nguồn tin, kiểm tra tên miền truy cập,kiểm tra thông tin đơn vị chủ quản nguồn tin, kiểm tra nội dung thông tin, tìm hiểu về chủ thể đưa tin (thái độ, trình độ, mục đích).
Tìm kiếm thông tin, học liệu số và đánh giá kết quả tìm kiếm
Việc tìm kiếm thông tin, học liệu số là một kĩ năng quan trọng để hỗ trợ GV trong việc khai thác học liệu số, thực hiện các chuỗi các hoạt động trong KHBD. Có thể tiến hành theo 5 bước dưới đây để tìm kiếm thông tin, học liệu số bao gồm cả việc kiểm tra, đánh giá kết quả tìm kiếm thông tin, học liệu số:
Hình 2.8. Quy trình tìm kiếm thông tin, học liệu số
Bước 1: Phân tích mục đích và yêu cầu tìm kiếm
Việc phân tích mục đích, yêu cầu tìm kiếm nên căn cứ vào phần nội dung kiến thức của YCCĐ. Đây là cơ sở để xác định từ khoá cho câu lệnh cần dùng để tìm kiếm. Tiếp theo, cần xác định dạng học liệu số sẽ dùng trong tổ chức hoạt động học: hình ảnh, hình ảnh động, hay video,…
Bước 2. Diễn đạt cú pháp của câu lệnh tìm kiếm
Cú pháp của câu lệnh tìm kiếm là cách thức mà người dùng sử dụng để liên kết các từ/thuật ngữ/khái niệm từ khoá một cách phù hợp. Để có được câu lệnh tìm kiếm hiệu quả thì cần biết các “nguyên tắc tìm kiếm” của công cụ, như:
- Phần lớn các công cụ tìm kiếm không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Không cần nhập cả một câu đầy đủ vào lệnh tìm kiếm. Thay vào đó, có thể nhập một số trong các từ/thuật ngữ/khái niệm quan trọng nhất.
- Nếu nhập nhiều từ tìm kiếm thì phạm vi tìm kiếm sẽ được thu hẹp, và ngược lại.
- Đặt từ tìm kiếm trong dấu ngoặc kép “ ” hoặc đặt dấu -giữa các cụm chữ trong từ tìm kiếm sẽ thu hẹp phạm vi tìm kiếm; Đặt dấu + phía trước các từ mà muốn từ đó phải xuất hiện; Đặt chữ AND nếu muốn nhiều thuật ngữ phải xuất hiện; Đặt chữ OR giữa các từ tìm kiếm nếu muốn một trong các thuật ngữ xuất hiện;…
- Có thể thu hẹp phạm vi tìm kiếm liên quan đến dạng học liệu số mà GV cần tìm giới hạn theo định dạng file (.pdf, .docx, .mp4,.gif…).
Bước 3: Phân nhóm yêu cầu thông tin tìm kiếm
Việc phân nhóm các yêu cầu về thông tin giúp GV tìm kiếm hiệu quả và nhanh chóng hơn. Sự phân nhóm có thể bao gồm:
- Loại thông tin cần tìm sẽ thuộc chủ đề rộng hay hẹp, khái quát hay chuyên sâu.
- Từ/thuật ngữ/khái niệm định dùng trong câu lệnh cần điều chỉnh phù hợp để hạn chế nhiều cách hiểu do tính đa nghĩa của ngôn ngữ.
Bước 4: Chọn công cụ/phần mềm tìm kiếm phù hợp
Có thể linh hoạt trong chọn các công cụ tìm kiếm khác nhau để đạt được mục đích đặt ra đồng thời tích luỹ kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng tìm kiếm. Các công cụ phổ biến đối với GV hiện nay là Google và các trang web chuyên ngành, kho dữ liệu của Bộ GDĐT hoặc các nhà xuất bản,… Ngoài ra, GV có thể tìm sự hỗ trợ từ những người có kinh nghiệm hơn trong việc tìm kiếm thông tin có liên quan.
Bước 5. Đánh giá kết quả tìm kiếm
Lượng thông tin trên Internet rất phong phú, rất có lợi cho người tìm tin. Tuy nhiên, với bất kì thông tin nào tìm được trên Internet đều cần phải được đánh giá, kiểm tra độ khách quan, cập nhật và tính bản quyền… Việc đánh giá thông tin cần căn cứ vào:
- Kết quả tự kiểm chứng thông tin (đã trình bày ở mục 2.4.1.1) trong đó trước tiên nên tìm hiểu địa chỉ trang web thông tin;
- Sự phù hợp giữa thông tin với mục tiêu và nội dung dạy học;
- Thông tin về trình độ, thái độ và thành kiến của tác giả/nhóm tác giả/tổ chức công bố hay quản lí nguồn thông tin;
- Tính cập nhật của thông tin (thời điểm công bố thông tin, nội dung của thông tin)
- Tính sở hữu hay bản quyền của thông tin và sự cho phép khai thác, sử dụng nhằm mục đích dạy học, giáo dục trực tiếp cho
Nếu kết quả tìm kiếm chưa đạt so với yêu cầu, GV hãy xem xét lại các bước mình đã thực hiện, diễn đạt lại câu lệnh tìm kiếm, sử dụng các từ tìm kiếm khác, hoặc thậm chí xem xét lại nhu cầu thông tin của mình.
* MộtsốlưuýkhisửdụngInternettìmkiếmthôngtin,họcliệusốvàtham gia mạng xãhội
Trong quá trình sử dụng Internet phục vụ mục đích ứng dụng CNTT trong dạy học, GV còn có thể tham gia các mạng xã hội. Với các hoạt động trên mạng xã hội, GV hết sức chú ý tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan như Bộ luật Dân sự, Luật An ninh mạng, Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội,… Tuy nhiên, không phải trường hợp nào GV cũng có thể nhận rõ giới hạn vi phạm do có sự phức tạp của vấn đề hoặc có quá nhiều điểm chưa rõ ràng trong các quy định. Như vậy, bên cạnh việc có ý thức tìm hiểu các quy định, GV phải chủ động tránh một số hành vi:
- Vi phạm pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ trong đó có sản phẩm phần mềm máy tính và học liệu số;
- Tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu các hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không phù hợp quy định của pháp luật, trái với thuần phong, mĩ tục,…;
- Vi phạm quyền nhân thân, uy tín của cá nhân và tổ chức;
- Vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
- Vi phạm việc bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng;
- Tuyên truyền, phát tán các nội dung xuyên tạc lịch sử, xúc phạm hoặc phân biệt đối xử về tôn giáo, về giới, về chủng tộc, về vùng miền
2. Trả lời câu hỏi
Thầy cô hãy chia sẻ cách khai thác các dạng học liệu số.
Cách khai thác các dạng học liệu số:
- Sử dụng đủ và hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học tối thiểu theo qui định đối với bộ môn: video bài giảng, đường link kiểm tra, phần mềm kiểm tra trên Quizizz, Azota, Kahoot…
- Sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm phù hợp với nội dung học và các đối tượng học sinh.
- Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại một cách phù hợp và hiệu quả.
Đáp án tự luận Module 9 môn Toán nội dung 2 hoạt động 7
1. Trả lời câu hỏi
Thầy/Cô đã từng sử dụng các phần mềm vừa được giới thiệu trong hoạt động dạy học và giáo dục của bản thân như thế nào?
- Powerpoint để tạo bài trình chiếu trong khám phá , luyện tập, vận dụng.
- Google Meet để dạy học trực tuyến.
- Google Drive hoặc ClassDojo để HS gửi hình ảnh chụp của bài thực hành
- Phần mềm Zoom dùng để dạy trực tuyến
- Phần mềm Padlet cho HS nộp bài, tương tác cùng nhau
2. Trả lời câu hỏi
Ngoài những phần mềm được giới thiệu ở trên, Thầy/Cô còn thường sử dụng các ứng dụng nào trong dạy học Toán ở tiểu học?
Nhập câu trả lời vào hộp thoại dưới đây: Phần mềm Zoom, Ms Team, Google Meet giảng dạy trực tuyến
Đáp án tự luận Module 9 môn Toán nội dung 2 hoạt động 8
Thầy/Cô hãy chia sẻ ví dụ thực tế và những điều cần lưu ý về các phần mềm mà bản thân đã từng sử dụng?
- Phần mềm Padlet hỗ trợ HS trong việc nộp bài tập thực hành, chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau trong việc thực hiện sản phẩm.
- Phần mềm Quizizz hỗ trợ soạn giảng câu hỏi trắc nghiệm KT-ĐG
- Phần mềm Azota hỗ trợ KT-ĐG.
- Các phần mềm hỗ trợ rất hiệu quả và dễ dàng cho HS sử dụng, Gv có thể sử dụng đường link gửi cho BGH kiểm tra việc dạy và học đặc biệt trong thời gian học trực tuyến này.
Phiếu giao nhiệm vụ module 9 môn Toán
Thầy cô hãy đánh giá việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học sau khi xem video clip bằng cách đánh dấu X và đưa ra dẫn chứng cho sự lựa chọn của mình
Tiêu chí |
Có |
Không |
Dẫn chứng |
1.Thiết bị dạy học và học liệu có tích hợp vào bài học có hợp lí, cần thiết không? 2.Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập khổng? |
X X |
GV sử dụng CNTT vào bài giúp HS thực hiện đuợc các yêu cầu cần đạt của bài học, tạo ra được sản phẩm. |
|
3. Thiết bị dạy học và học liệu có phù hợp với cách thức HS hoạt động không? |
X |
Phần mềm ứng dụng giúp GV chuyển đổi, xử lí hình ảnh tạo nên sự hứng thú cho HS, HS dễ dàng thực hiện được các hoạt động hỏi đáp, thảo luận. |
|
4. Việc sử dụng thiết bị dạy học và học liệu có được mô tả cụ thể, rõ ràng và phù hợp với các kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng không? |
X |
Các video sử dụng khá rõ, đảm bảo tính trực quan. Phần mềm trình chiếu rõ ràng, hiệu ứng tốt giúp phát huy các kỹ thuật dạy học |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án tự luận Mô đun 9 môn Toán Tiểu học Đáp án tự luận Module 9 môn Toán của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.