Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm 5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 5 môn HĐTN năm 2024 – 2025.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án tập huấn SGK lớp 5 Tiếng Việt, Toán để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa mới năm 2024 – 2025 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn:
Đáp án tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm 5 sách Kết nối tri thức
Câu 1. Một trong những quan điểm xây dựng Chương trình HĐTN và thiết kế SGK HĐTN 5 là quan điểm Mở. Quan điểm này có ảnh hưởng thế nào đến việc sử dụng SGK?
A. Khuyến khích sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt của nhà trường và GV: Dựa trên hoạt động được đề xuất trong SGK, nhà trường và GV được quyền chủ động lựa chọn nội dung, hình thức, không gian, thời gian hoạt động phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình.
B. Học sinh tự chủ, tự lập kế hoạch hành động và thực hiện lần lượt các hoạt động được thiết kế trong SGK.
C. Hoạt động trải nghiệm được tiến hành ngoài giờ học, khi Nhà trường và GV sắp xếp được thời gian phù hợp, và nội dung SGK là gợi ý cho các hoạt động ngoài giờ.
D. Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục không bắt buộc. Nhà trường và GV có thể tích hợp Hoạt động trải nghiệm với các môn học khác mà không nhất thiết tổ chức các tiết hoạt động trải nghiệm riêng.
Câu 2. HĐTN trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 khác gì với các HĐTN của từng môn học?
A. Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục không bắt buộc, được khuyến khích đưa vào nội dung Sinh hoạt dưới cờ và các câu lạc bộ học sinh với những quy trình hoạt động được thiết kế kĩ lưỡng, có hệ thống.
B. Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục bắt buộc, được thiết kế theo các mạch nội dung đầy đủ, cân đối, dựa trên các thử thách thực tế trong cuộc sống của HS, đồng thời tạo điều kiện cho HS ứng dụng các kiến thức tổng hợp từ tất cả các môn học để giải quyết nhiệm vụ.
C. Hoạt động trải nghiệm là những hoạt động trải nghiệm thực địa, tạo điều kiện đưa HS đến gần với cuộc sống, học đi đôi với quan sát và thực hành.
D. Hoạt động trải nghiệm không liên quan đến các môn học: nội dung của Hoạt động trải nghiệm giúp HS khám phá các sự việc, hiện tượng trong xã hội đang diễn ra xung quanh các em.
Câu 3. Hãy sắp xếp thứ tự các thời điểm của HĐTN.
A. Gợi lại kinh nghiệm đã có – Tiến hành hoạt động khám phá, trải nghiệm – Khái quát hoá kiến thức, kĩ năng mới – Nhiệm vụ ứng dụng.
B. Gợi lại kinh nghiệm đã có – Khái quát hoá kiến thức, kĩ năng mới – Tiến hành hoạt động khám phá, trải nghiệm – Nhiệm vụ ứng dụng.
C. Tiến hành hoạt động khám phá, trải nghiệm – Gợi lại kinh nghiệm đã có – Khái quát hoá kiến thức, kĩ năng mới – Nhiệm vụ ứng dụng.
D. Khái quát hoá kiến thức, kĩ năng cần thiết khi trải nghiệm – Tiến hành hoạt động khám phá, trải nghiệm – Gợi lại kinh nghiệm đã có – Nhiệm vụ ứng dụng.
Câu 4. Mối liên hệ giữa các loại hình HĐTN: Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp?
A. Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp phải có nội dung thống nhất với nhau, không tách rời. Sinh hoạt dưới cờ là hoạt động quy mô toàn trường; Hoạt động giáo dục theo chủ đề là hoạt động trải nghiệm cá nhân theo hướng dẫn của GV; còn Sinh hoạt lớp là hoạt động trải nghiệm chung của nhóm, tổ, tập thể lớp.
B. Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp không nhất thiết phải có chủ đề, nội dung thống nhất với nhau. Đây là những tiết hoạt động tách rời và là cơ hội để HS được trải nghiệm nhiều chủ đề khác nhau.
C. Sinh hoạt dưới cờ có ý nghĩa định hướng cho mạch nội dung lớn của Hoạt động trải nghiệm đang được tiến hành vào thời điểm ấy ở các khối. Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp là cặp đôi tiết Hoạt động trải nghiệm không tách rời trong một tuần. Các hoạt động vận dụng sau tiết Hoạt động giáo dục theo chủ đề sẽ được chia sẻ, phản hồi ở Sinh hoạt lớp.
D. Sinh hoạt dưới cờ là hoạt động quy mô toàn trường, do GV Tổng phụ trách dẫn dắt theo chỉ đạo của nhà trường, không liên quan đến nội dung trải nghiệm của từng lớp. Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp liên quan chặt chẽ với nhau về nội dung trải nghiệm.
Câu 5. Vì sao nên chú trọng hướng dẫn HS nhìn thấy cả quá trình rèn luyện và thấy được sự tiến bộ của bản thân bằng các hoạt động thu tập tư liệu của bốn năm học trước?
A. Đây là hoạt động tổng kết cả 4 năm học cùng năm học cuối cấp.
B. Hoạt động này giúp HS thể nghiệm cảm xúc tích cực.
C. HS nhận ra sự thay đổi tích cực của mình theo bậc thang trưởng thành, cảm nhận sự tự hào về mình trong cả chặng đường học tập, rèn luyện cùng tập thể. Đây là bước quan trọng để các em có sự tự tin khi bước vào môi trường học tập mới sau này.
D. HS so sánh sự tiến bộ của mình so với các bạn khác, tạo động lực thi đua.
Câu 6. GV cần tránh hoặc hạn chế cách làm nào trong quá trình tiến hành HĐTN.
A. Bám sát những vấn đề thời sự, thực tế trong nước và địa phương, thực tế cuộc sống của HS lớp mình, thực tế khách quan diễn ra quanh mình để linh hoạt bổ sung hoặc thay đổi nội dung hoạt động.
B. Tổ chức môi trường sư phạm cho hoạt động trải nghiệm sao cho thuận tiện, hấp dẫn, dễ hoạt động, tạo “khu vực tâm lí thoải mái” cho HS.
C. Chú trọng kĩ thuật tương tác trực tiếp với HS – giao tiếp mắt, giọng nói, bàn tay cổ vũ, tạo động lực cho HS lắng nghe, phát biểu ý kiến, chia sẻ cảm xúc tích cực.
D. Tích cực sử dụng các công cụ kĩ thuật, công nghệ; luôn luôn soạn kịch bản hoạt động trên powerpoint để trình chiếu cho HS; soạn các trò chơi tương tác với máy tính;… tạo hứng thú tham gia cho HS.
Câu 7. Hành động nào sau đây GV nên tránh khi ghi nhận phản hồi và thu hoạch kết quả trải nghiệm ngoài giờ học của HS?
A. Đưa ra nhiều đề xuất hoạt động để HS có thể lựa chọn hoạt động phù hợp với điều kiện cá nhân của mình.
B. Chia sẻ các cảm xúc cả tích cực lẫn tiêu cực nảy sinh trong quá trình hành động.
C. So sánh kết quả hoạt động trải nghiệm của từng cá nhân HS; vinh danh, khen thưởng cá nhân HS thực hiện tốt; phê bình các HS chưa thực hiện được công việc được giao.
D. Lắng nghe các phản hồi của từng HS sau khi tiến hành trải nghiệm thực tế để khuyến khích các HS khác đưa ra sáng kiến, phương án giải quyết khó khăn bạn mình gặp phải.
Câu 8. Trong HĐTN lớp 5 có điểm gì khác khi HS tham gia các sự kiện truyền thống của nhà trường và Đội thiếu niên tiền phong?
A. HS tham gia nhiều hoạt động liên quan đến truyền thống của nhà trường.
B. HS cuối cấp nên ít phải tham gia sự kiện của toàn trường, để dành thời gian chuẩn bị tiếp cận môi trường học tập mới.
C. HS lớp 5 đã đảm đương được vai trò tổ chức để HS các khối khác hưởng ứng, tham gia.
D. HS lớp 5 tự tổ chức các sự kiện dành riêng cho khối 5.
Câu 9. Điều gì cần lưu ý khi lựa chọn phương tiện tổ chức HĐTN ở tiểu học và lớp 5?
A. Chú trọng các phương tiện lấy từ cuộc sống thực tế.
B. Chú trọng các bộ tranh ảnh, phim ngắn theo chủ đề. Trải nghiệm qua hình ảnh đặc biệt tạo được sự quan tâm của HS.
C. Chú trọng các phương tiện kĩ thuật và công nghệ như loa đài, micro, máy tính bảng, màn chiếu, máy chiếu…
D. Chỉ được sử dụng các phương tiện tổ chức HĐTN được quy định trong các thông tư, văn bản của Bộ GD và ĐT về vấn đề này để đảm bảo tính chuẩn mực và an toàn cho quá trình tiến hành HĐTN.
Câu 10. GV đánh giá kết quả HĐTN của từng cá nhân HS theo những phương pháp nào?
A. Phương pháp quan sát và vấn đáp: theo dõi, đặt câu hỏi, sử dụng phiếu thu hoạch, nhật kí ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm dữ liệu đánh giá quá trình tham gia hoạt động trải nghiệm cùng tập thể và gia đình.
B. Phương pháp đánh giá theo dự án: đánh giá theo hoạt động chung, dự án chung của tổ, lớp về mức độ và thái độ tham gia, chất lượng hoàn thành công việc…
C. Thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm cho HS theo từng mạch nội dung đã trải nghiệm.
D. Phương pháp kết hợp việc quan sát, đặt câu hỏi vấn đáp, đánh giá kết quả dự án của nhóm, đồng thời dựa trên kết quả tự đánh giá của HS và phụ huynh HS để đưa ra nhận xét.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm 5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Tập huấn sách giáo khoa lớp 5 năm 2024 – 2025 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.