Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hóa học 10 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 10 môn Hóa học năm 2022 – 2023.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm môn Toán, Ngữ văn 10 sách Cánh diều để có thêm nhiều kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay SGK lớp 10 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi đáp án tập huấn SGK Hóa học 10 trong bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn:
Đáp án tập huấn SGK Hóa học 10 Cánh diều
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi thực hiện Chương trình GDPT môn Hoá học 2018 (lớp 10)?
A. GV có thể chủ động lựa chọn nội dung kiến thức trong dạy học nhưng phải bảo đảm phù hợp với yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình.
B. GV không chỉ tập trung vào yêu cầu học sinh hiểu được, biết được nội dung kiến thức mà còn phải giúp học sinh thể hiện được các biểu hiện của năng lực hoá học thông qua “trình bày được”, “nêu được”, “phân tích được”, “thực hiện được”,… đối với nội dung kiến thức đó.
C. Ba chuyên đề học tập của môn Hoá học 10 đều chỉ nhằm mục đích nâng cao kiến thức cho học sinh.
D. Việc dạy học, kiểm tra đánh giá phải căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sách giáo khoa trong thực hiện Chương trình GDPT 2018
A. Việc tổ chức triển khai đúng, đủ các nội dung kiến thức trong sách giáo khoa là căn cứ để đánh giá giáo viên hoàn thành mục tiêu dạy học.
B. Đối với học sinh, sách giáo khoa là tài liệu tham khảo quan trọng. Đối với GV, sách giáo khoa là gợi ý để có thể tổ chức các hoạt động học phù hợp với yêu cầu cần đạt và bối cảnh dạy học.
C. Nếu nhà trường đã chọn bộ sách giáo khoa môn Hoá học của một nhà xuất bản X cho học sinh lớp 10, thì ở lớp 11, nhà trường phải tiếp tục chọn sách giáo khoa môn Hoá học cũng của nhà xuất bản X.
D. Mỗi bài học trong sách giáo khoa đều phải hướng đến tổ chức một hoạt động vận dụng.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là không đúng trong triển khai dạy học một bài học hoá học cụ thể trong sách giáo khoa?
A. Cần tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động học.
B. Tiến trình dạy học của một bài học cần bảo đảm phải có hoạt động vận dụng.
C. Tiến trình dạy học của một bài học không phải luôn hình thành và phát triển cho học sinh cả ba thành phần của năng lực hoá học.
D. Mục tiêu của mỗi hoạt động học cụ thể chính là các yêu cầu cần đạt liên quan đến nội dung dạy học được quy định trong Chương trình GDPT 2018.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi dạy học chủ đề Các nguyên tố nhóm VIIA?
A. Cần giúp học sinh trình bày được các phương pháp điều chế khí chlorine.
B. Chủ đề này làm nổi bật sự biến đổi những tính chất của dãy đơn chất halogen và các HX là có xu hướng.
C. Chủ đề này là cơ hội để học sinh củng cố, khắc sâu những nội dung cốt lõi của các chủ đề thuộc phần cơ sở hoá học chung, đã được học trước đó.
D. Nên khai thác học liệu số để trực quan hoá khi dạy nội dung tương tác van der Waals.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi dạy học nội dung hydrogen halide và hydrohalic acid
A. Không có yêu cầu cần đạt về viết các phương trình hoá học của phản ứng thể hiện tính acid của các dung dịch HX.
B. Tương tác van der Waals giữa các phân tử HX được quyết định chủ yếu bởi độ âm điện của các nguyên tử X.
C. Do năng lượng liên kết HX giảm dần từ HF đến HI nên tính acid của các dung dịch hydrohalic acid tăng dần từ HF đến HI.
D. học sinh phải trình bày được phương pháp điều chế các dung dịch hydrohalic acid.
Câu 6. Số oxi hóa là gì?
A. Số oxi hóa của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là số electron hóa trị của nó với giả định đây là hợp chất ion
B. Số oxi hóa của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyêntử nguyên tố đó với giả định đây là hợp chất ion
C. Số oxi hóa của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là hóa trị của nguyên tử đó trong hợp chất này với giả định đây là hợp chất ion.
D. Số oxi hóa của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là điện tích trong hợp chất này với giả định đây là hợp chất ion.
Câu 7. Thực nghiệm cho biết:
H2(g) + I2(g) → HI(g) (*) kJ mol−1
ΔrH0298 = 26,5 kJ mol-1
Kết luận nào sau đây là đúng nhất?
A. Phản ứng (*) vẫn xảy ra được vì ΔrH0298 > 0
B. Phản ứng (*) vẫn xảy ra được vì dấu của ΔrH0298 không có vai trò.
C. Phản ứng (*) vẫn xảy ra được vì các chất đều ở thể khí (g).
D. Phản ứng (*) vẫn xảy ra được khi được cung cấp năng lượng thích hợp.
Câu 8. Cho bốn chất đều ở điều kiện chuẩn: O2 (g), HCl (g), O3 (g), CH4(g).
Chất nào trong bốn chất trên có enthalpy tạo thành chuẩn bằng 0?
A. Hai chất: O2 (g) và O3 (g).
B. Chỉ 1 chất: O3 (g).
C. Chỉ 1 chất: O2 (g).
D. Hai chất: O2 (g) và CH4 (g).
Câu 9. Biểu thức đúng để tính nhiệt của phản ứng aA + bB → mM + nN là
Chọn đáp án B
Câu 10. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng là:
A. Nồng độ, nhiệt độ, diện tích bề mặt, dung môi, áp suất.
B. Nhiệt độ, áp suất, chất tan, diện tích bề mặt, chất xúc tác.
C. Nhiệt độ, áp suất, chất tan, diện tích bề mặt, dung môi.
D. Nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt, chất xúc tác.
Câu 11. Số khối là gì?
A. Là số hạt neutron có trong hạt nhân của một nguyên tử.
B. Là khối lượng nguyên tử của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
C. Là tổng số hạt proton và neutron có trong hạt nhân của một nguyên tử.
D. Là tổng số hạt electron và neutron có trong hạt nhân của một nguyên tử.
Câu 12. Orbital nguyên tử là gì?
A. Là quỹ đạo chuyển động của electron trong nguyên tử.
B. Là khu vực xung quanh hạt nhân nguyên tử có electron chuyển động.
C. Là khu vực xung quanh hạt nhân nguyên tử mà tại đó xác suất tìm thấy electron ở mỗi điểm vào khoảng 90%.
D. Là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử có xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%).
Câu 13. Căn cứ chính để giải thích nội dung định luật tuần hoàn là gì?
A. Số electron trong nguyên tử của các nguyên tố.
B. Điện tích hạt nhân Z của nguyên tử các nguyên tố.
C. Số khối của hạt nhân nguyên tử các nguyên tố.
D. Khối lượng nguyên tử các nguyên tố.
Câu 14. Điểm khác nhau cơ bản giữa liên kết sigma và liên kết pi là gì?
A. Sự xen phủ giữa hai đám mây electron tham gia liên kết.
B. Sự khác nhau về lai hóa của các orbital tham gia liên kết.
C. Độ lớn góc liên kết: liên kết sigma tạo ra góc 1800.
D. Sự xen phủ giữa hai orbital tham gia liên kết: liên kết sigma (xen phủ trục), liên kết pi (xen phủ bên).
Câu 15. Liên kết hydrogen là gì?
A. Là liên kết giữa nguyên tử hydrogen (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn còn cặp electron hoá trị riêng.
B. Là liên kết giữa các nguyên tử hydrogen của các phân tử ở gần nhau.
C. Là liên kết giữa hai nguyên tử có độ âm điện lớn hơn trong hai phân tử ở gần nhau.
D. Là liên kết giữa các nguyên tử hydrogen của một phân tử với một nguyên tử khác của phân tử bên cạnh.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hóa học 10 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 10 Cánh diều năm 2022 – 2023 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.