Đáp án cuộc thi Tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam 2023 giúp các bạn tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi cuộc thi, thời gian diễn ra cuộc thi từ 14h30 ngày 27/11/2023 – 22/12/2023.
Tham gia thi tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam, hình ảnh người chiến sĩ biên phòng sẽ đồng hành cùng người dự thi, lần lượt chinh phục 20 câu hỏi, tượng trưng cho 20 địa điểm trên biên giới bờ biển của Việt Nam. Người thi chỉ cần truy cập vào https://bdbp.com.vn/ để tham dự cuộc thi. Mời các bạn cùng tham khảo gợi ý đáp án trong bài viết dưới đây:
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam 2023 – Tuần 1
1. Luật Biên phòng Việt nam quy định bao nhiêu chính sách về Biên phòng?
A. 07 chính sách.
B. 05 chính sách.
C. 06 chính sách.
D. 08 chính sách.
2. Theo quy định tại Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam Trung Quốc, Đại diện biên giới đoạn 3 sẽ quản lý đoạn biên giới nào?
A. Từ mốc 820 đến mốc 962.
B. Từ mốc 85 đến mốc 167.
C. Từ mốc 167 đến mốc 498.
D. Từ mốc 498 đến mốc 820.
3. Bộ Luật hình sự Việt Nam năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có bao nhiêu điều quy định về tội phạm ma túy?
A. 13
B. 17
C. 15
D. 19
4. Hiệp định cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam Trung Quốc quy định như thế nào về thời gian làm việc tại cửa khẩu Lào Cai (đường bộ)?
A. 7h00-22h00 giờ Hà Nội
B. 8h00-20h00 giờ Hà Nội
C. 7h00-20h00 giờ Hà Nội
D. 8h00-23h00 giờ Hà Nội
5. Có bao nhiêu nhóm hành vi bị nghiêm cấm được quy định trong Luật phòng, chống ma túy?
A. 11 nhóm
B. 10 nhóm
C. 12 nhóm
D. 9 nhóm
6. Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 gồm bao nhiều chương, bao nhiêu điều?
A. 9 chương, 51 điều
B. 9 chương, 52 điều
C. 8 chương, 52 điều
D. 8 chương, 51 điều
7. Theo Nghị định số 77/2017/NĐ-CP ngày 03/7/2017 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng, giấy phép xuống tàu thời hạn 12 tháng được cấp cho đối tượng nào?
A. Người nước ngoài thuộc các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu thường xuyên xuống tàu thuyền nước ngoài làm việc, trừ cán bộ, nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng.
B. Người Việt Nam và người nước ngoài thuộc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu thường xuyên xuống tàu thuyền nước ngoài làm việc, kể cả cán bộ, nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng.
C. Người Việt Nam thuộc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu thường xuyên xuống tàu thuyền nước ngoài làm việc, trừ cán bộ, nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng.
D. Người Việt Nam và người nước ngoài thuộc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu thường xuyên xuống tàu thuyền nước ngoài làm việc, trừ cán bộ, nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng.
8. Theo Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu biên giới đất liền là cơ quan nào dưới đây?
A. Biên phòng; Hải quan; Kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật)
B. Biên phòng; Hải quan;
C. Công an; Hải quan; Kiểm dịch y tế.
D. Biên phòng; Công an
9. Chức năng, nhiệm vụ nào sau đây không phải là chức năng của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc?
A. Đánh giá, thẩm định và giám sát các công trình, dự án tại vùng nước biên giới.
B. Tuần tra khu vực biên giới
C. Giải quyết những bất đồng nảy sinh trong việc giải thích các điều khoản của Hiệp định trong quá trình thực hiện Hiệp định.
D. Xác nhận, sửa chữa, xây dựng và duy trì, bảo vệ các vật đánh dấu đường biên giới.
10. Trong Luật Biên phòng Việt Nam, vành đai biên giới được quy định như thế nào?
A. Phần lãnh thổ từ đường biên giới quốc gia trên đất liền, nơi hẹp nhất 100 m đến 2.000 m do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có biên giới quốc gia quyết định, trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
B. Phần lãnh thổ từ đường biên giới quốc gia trên đất liền trở vào từ 100 m đến 1.000 m do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có biên giới quốc gia quyết định, trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
C. Phần lãnh thổ từ đường biên giới quốc gia trên đất liền, nơi hẹp nhất 100 m, nơi rộng nhất không vượt quá phạm vi xã, phường biên giới, trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quy định.
D. Phần lãnh thổ từ đường biên giới quốc gia trở vào từ 100 m đến 1.500 m do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có biên giới quốc gia quyết định, trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
11. Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong các chức danh dưới đây của Bộ đội Biên phòng, chức danh nào có quyền buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật?
A. Đồn trưởng Đồn Biên phòng;
B. Đoàn trưởng Đoàn Đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm;
C. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng;
D. Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng;
12. Trong Luật Biên phòng Việt Nam, “thế trận biên phòng toàn dân” được quy định như thế nào?
A. Khả năng về nhân lực, vật lực, tài chính, tinh thần ở trong nước và ngoài nước có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
B. Sức mạnh biên phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần và các nguồn lực với phương châm toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường.
C. Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho thực hiện nhiệm vụ biên phòng.
D. Việc tổ chức, triển khai, bố trí lực lượng và các nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ biên phòng phù hợp với Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia.
13. Văn bản nào sau đây quy định về quản lý của khẩu biên giới đất liền?
A. Nghị định 71/2015/NĐ-CP
B. Nghị định 140/2004/NĐ-CP
C. Nghị định 34/2014/NĐ-CP
D. Nghị định 112/2014/NĐ-CP
14. Ngày nào dưới đây là ngày Biên phòng toàn dân?
A. 03/03
B. 03/04
C. 03/05
D. 03/02
15. Theo Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ quy định khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như thế nào?
A. Bao gồm quận, huyện, thành phố, thị xã có một phần địa giới hành chính trùng hợp với đường biên giới quốc gia trên đất liền.
B. Là phần lãnh thổ từ đường biên giới quốc gia trên đất liền trở vào từ 100 m đến 1.000 m do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có biên giới quốc gia quyết định, trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
C. Bao gồm xóm, thôn, bản, ấp, phum, sóc có một phần địa giới hành chính trùng hợp với đường biên giới quốc gia trên đất liền.
D. Bao gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với đường biên giới quốc gia trên đất liền
16. Theo Luật Biên phòng Việt Nam, nội dung nào dưới đây là một trong những nhiệm vụ biên phòng?
A. Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế – xã hội và thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo ở khu vực biên giới gắn với xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh
B. Bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế, văn hóa, xã hội, tài nguyên, môi trường; bảo đảm việc thi hành pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu.
C. Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, hòa bình, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế, văn hóa, xã hội, tài nguyên, môi trường; bảo đảm việc thi hành pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu.
D. Bảo vệ lợi ích quốc gia, nhân dân, hòa bình, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, văn hóa, tài nguyên, môi trường; bảo đảm việc thi hành pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu.
17. Theo Nghị định số 34/2023/NĐ-CP ngày 16/6/2023 của Chính phủ, cửa khẩu nào được mở cho người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu?
A. Cửa khẩu phụ
B. Cửa khẩu chính
C. Cửa khẩu quốc tế
D. Tất cả các đáp án đều đúng
18. Theo Nghị định số 77/2017/NĐ-CP ngày 03/7/2017 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng, khi nào tàu cá đi khai thác thủy sản phải làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh?
A. Tàu cả Việt Nam đi khai thác thủy sản ở vùng biển nội thủy Việt Nam phải làm thủ tục xuất cảnh trước khi rời vùng biển Việt Nam và làm thủ tục nhập cảnh khi về đến khu vực biên giới biển Việt Nam
B. Tàu cá Việt Nam đi khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam phải làm thủ tục xuất cảnh trước khi rời vùng biển Việt Nam và làm thủ tục nhập cảnh khi về đến khu vực biên giới biển Việt Nam
C. Tàu cá Việt Nam đi khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam phải làm thủ tục xuất cảnh trước khi rời lãnh hải Việt Nam và làm thủ tục nhập cảnh khi về đến khu vực biên giới biển Việt Nam
D. Tàu cá Việt Nam đi khai thác thủy sản ở vùng lãnh hải Việt Nam phải làm thủ tục xuất cảnh trước khi rời vùng biển Việt Nam và làm thủ tục nhập cảnh khi về đến khu vực biên giới biển Việt Nam
Câu hỏi. Luật Biên phòng Việt Nam năm 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm nào?
>>> Đáp án: Ngày 01/01/2022.
Câu hỏi. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm mua bán người dưới 16 tuổi được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là bao nhiêu năm?
>>> Đáp án: 20 năm;
Câu hỏi. Tỉnh nào có đường biên giới trên đất liền đồng thời giáp với hai nước Trung Quốc và Lào?
>>> Đáp án: Điện Biên
Câu hỏi. Theo Nghị định 77/2017/NĐ-CP, khi tàu thuyền nhập cảnh, thuyền viên, hành khách đi trên tàu thuyền nhập cảnh phải làm thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu cảng đầu tiên nơi tàu đến?
>>> Đáp án: Vào khu vực biên giới biển Việt Nam
Câu hỏi. Phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021?
>>> Đáp án: Quy định về phòng, chống ma túy; quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; cai nghiện ma túy; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma túy; quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy.
Câu hỏi. Luật Biên phòng Việt Nam quy định chủ thể nào có trách nhiệm tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng thực hiện nhiệm vụ?
>>> Đáp án: Cơ quan, tổ chức, công dân ở khu vực biên giới
Câu hỏi. Các tỉnh nào sau đây của Việt Nam có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc?
>>> Đáp án: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh
Câu hỏi. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cơ quan nào có trách nhiệm chủ trì trong việc diễn tập tình huống sự cố an ninh hàng hải ở khu vực biên giới biển?
>>> Đáp án: Bộ Quốc phòng
Câu hỏi. Theo Nghị định 71/2015/NĐ-CP, trong khu vực biên giới biển, có bao nhiêu nhóm hành vi bị nghiêm cấm?
>>> Đáp án: 10 nhóm hành vi
Câu hỏi. Theo Luật Biển Việt Nam, biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam được xác định như thế nào?
>>> Đáp án: Ranh giới ngoài của lãnh hải
Câu hỏi. Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc định nghĩa như thế nào về trường hợp bất khả kháng?
>>> Đáp án: Trường hợp bất khả kháng” là trường hợp xảy ra do khách quan không thể dự đoán được, không thể tránh được và không thể khắc phục được.
Câu hỏi. Theo Nghị định 77/2017/NĐ-CP, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu cảng bao gồm?
>>> Đáp án: Biên phòng cửa khẩu cảng, Hải quan cửa khẩu cảng, Cảng vụ hàng hải tại cửa khẩu cảng biển, Cảng vụ đường thủy nội địa tại cửa khẩu cảng thủy nội địa, Kiểm.
Câu hỏi. Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định bao nhiêu nhóm chính sách về phòng, chống ma túy?
>>> Đáp án: 10 nhóm chính sách.
Câu hỏi. Thác Bản Giốc nằm trên sông nào?
>>> Đáp án: Sông Quây Sơn
Câu hỏi. Hiệp định cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc gồm bao nhiêu điều khoản?
>>> Đáp án: 12 Điều khoản
Câu hỏi. Theo Luật Phòng, chống ma túy 2021, thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là bao lâu kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định quản lý?
>>> Đáp án: 01 năm (12 tháng)
Câu hỏi. Theo Luật Biên phòng Việt Nam, lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng được hiểu là?
>>> Đáp án: Cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân ở khu vực biên giới, cửa khẩu và Cơ quan lãnh đạo, chỉ huy, quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân ở khu vực biên giới, cửa khẩu.
Câu hỏi. Theo Nghị định 71/2015/NĐ-CP, vùng cấm trong khu vực biên giới biển được quy định như thế nào?
>>> Đáp án: Vùng cấm trong khu vực biên giới biển là phần lãnh thổ nằm trong địa giới hành chính cấp xã giáp biển, đảo, quần đảo và trong nội thủy được thiết lập để quản lý, bảo vệ, duy trì an ninh, trật tự; phòng, chống, ngăn chặn các hành vi xâm nhập, phá hoại, khai thác, thu thập bí mật nhà nước.
Câu hỏi. Theo quy định tại Hiệp định về quy chế quản lý biển giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Đại diện biên giới giai đoạn 4 sẽ quản lý đoạn biên giới nào?
>>> Đáp án: Từ mốc 167 đến mốc 498.
Câu hỏi. Người phạm tội mua bán người theo quy định tại Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có thể bị phạt tù tối đa bao nhiêu năm?
>>> Đáp án: 20 năm.
Câu hỏi. Theo Nghị định 34/2014/NĐ-CP, mẫu biển báo trong khu vực biên giới đất liền do chủ thể nào dưới đây quy định?
>>> Đáp án: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Câu hỏi. Theo quy định tại Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Đại diện biển giới đoạn 8 sẽ quản lý đoạn biên giới nào?
>>> Đáp án: Từ mốc 1300/4 đến điểm kết thúc của đường biên giới.
Câu hỏi. Theo Luật Biên phòng Việt Nam, nhiệm vụ biên phòng?
>>> Đáp án: Bao gồm:
– Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch bảo vệ biên giới quốc gia.
– Quản lý, bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biên giới quốc gia; xây dựng, quản lý, bảo vệ hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu, công trình khác ở khu vực biên giới.
– Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, hòa bình, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế, văn hóa, xã hội, tài nguyên, môi trường; bảo đảm việc thi hành pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu.
– Phát triển kinh tế – xã hội kết hợp với tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở khu vực biên giới.
– Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân trong nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân; xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện biên giới, phòng thủ dân sự; phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới.
– Hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng, đối ngoại nhân dân, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài.
– Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống chiến tranh xâm lược, xung đột vũ trang.
Câu hỏi. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cơ quan nào có trách nhiệm chủ trì trong việc quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh?
>>> Đáp án: Bộ Công an
Câu hỏi. Theo Nghị định 77/2017/NĐ-CP, quy định việc cấp cho người Việt Nam và người nước ngoài thuộc các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp có nhu cầu thường xuyên xuống tàu thuyền nước ngoài, người nước ngoài xuống tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài làm việc không quá mấy tháng?
>>> Đáp án: Không quá 03 tháng
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án cuộc thi Tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam 2023 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.