Dàn ý phân tích Người ở bến sông Châu của Sương Nguyệt Minh mang đến 2 mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ nhất để các bạn lớp 10 tham khảo. Qua đó giúp các bạn nhanh chóng nắm được kiến thức trọng tâm biết cách trình bày triển khai các luận điểm luận cứ quan trọng để bài văn phân tích tác phẩm hay hơn.
Người ở bến sông Châu kể về nỗi đau của một người phụ nữ thời kì hậu chiến tranh, người yêu đi lấy vợ, mang trong mình thương tật, nỗi mất mát đồng đội, đó là cô y tá Mây dũng cảm. Vậy dưới đây là 2 dàn ý phân tích Người ở bến sông Châu chi tiết nhất mời các bạn cùng theo dõi.
Lập dàn ý phân tích Người ở bến sông Châu
I. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
II. Thân bài:
2.1. Nội dung chính và chủ đề truyện:
– Nội dung chính:
– Chủ đề truyện: hoàn cảnh, số phận của những con người bước ra từ chiến tranh.
2.2. Phân tích văn bản:
a. Số phận của con người sau cuộc chiến:
* Bất hạnh, phải chịu nỗi đau thể xác:
– Do hậu quả của chiến tranh, dì Mây bị “mảnh đạn phạt một chân”.
– Lúc trước khi ra trận, dì Mây có mái tóc rất đẹp, đen óng ả. Sau khi trở về, tóc dì Mây rụng nhiều, xơ và thưa.
=> Chiến tranh tàn phá sức khỏe của con người, để lại những nỗi đau dai dẳng.
* Tình yêu chia li, tan vỡ:
– Ngày dì Mây về làng cũng là ngày chú San đi lấy vợ.
– Biết được tin người mình từng yêu đi lấy vợ, dì Mây xót xa, tâm trí đặt ở bên nhà chú San. Dù rất yêu chú San nhưng dì May vẫn kiên quyết đoạn tình để chú về với vợ.
=> Tình huống trớ trêu, éo le giữa San và Mây cũng chính là hiện thực khốc liệt sau khi chiến tranh qua đi. Chiến tranh gây ra biết bao sự hiểu lầm không đáng có, là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chia lìa đôi lứa.
– Mặc dù biết được tình cảm của chú Quang dành cho mình nhưng dì Mây tự ti về bản thân và quyết định không đáp trả.
=> Những khiếm khuyết trên cơ thể mà chiến tranh để lại khiến con người ta không dám đi tìm hạnh phúc của riêng mình.
* Gia đình chia lìa:
– Thím Ba đun te vướng bom bi nên qua đời. Thằng Cún mất mẹ, trở thành trẻ mồ côi.
b. Vẻ đẹp của con người:
* Phẩm chất, tính cách:
– Chung thủy: Dù phải tạm rời xa tình yêu của mình là chú San để lên đường làm y sĩ Trường Sơn nhưng dì Mây vẫn luôn mang theo hình bóng của chú, “trang nhật kí nào em cũng viết tên anh”.
– Kiên quyết, dứt khoát.
- Thái độ của dì Mây vô cùng kiên quyết, dứt khoát. Dẫu lòng yêu San tha thiết nhưng dì Mây nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị “Mây! Chúng ta sẽ làm lại”.
- Dì Mây nhận phần thiệt về mình, khuyên chú San trở về với vợ, sống cho hạnh phúc.
– Nghị lực sống phi thường, vượt lên hoàn cảnh:
- Mất một chân, dì vẫn chống nạng, giúp ông chèo đò.
- Vẫn tiếp tục sống sau cú sốc đau đớn về tinh thần.
– Tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương:
- Dì Mây không lấy tiền đò của lũ trẻ học cấp ba.
- Những đêm mưa, đường đá khấp khểnh, dì vẫn miệt mài đến nhà khám bệnh cho mọi người. Khi ông trạm xá nói sẽ rải đá mạt cho dì Mây đi xe đạp, dì nói “Trạm xá còn thiếu thuốc”. => Dì Mây rất giàu đức hi sinh.
- Dì Mây sẵn sàng giúp vợ chú San vượt cạn. Ở trong hoàn cảnh của dì, việc đó không hề dễ dàng nhưng dì vẫn ân cần giúp đỡ.
+ Dì Mây sẵn sàng nhận nuôi con của thím Ba và yêu thương nó như con đẻ của mình.
=> Dì Mây hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp, vừa kiên cường, mạnh mẽ, vừa bao dung, vị tha.
2.3. Đánh giá:
a. Nội dung:
– Tác phẩm cho thấy nỗi bất hạnh của con người sau chiến tranh.
– Gửi gắm thông điệp về lòng biết ơn với những thế hệ đi trước và tình yêu thương với mọi người.
b. Nghệ thuật:
– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
– Tình huống truyện độc đáo, lôi cuốn người đọc.
III. Kết bài:
– Khẳng định giá trị của tác phẩm.
Dàn ý phân tích Người ở bến sông Châu
a. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề phân tích.close
– Khái quát về đoạn trích “Người ở bến sông Châu”
b. Thân bài
– Hoàn cảnh dì Mây về làng và cuộc gặp gỡ đầy éo le của Dì mây với chú San: dì Mây bị mất một chân khi tham gia kháng chiến trở về, gặp chú San và biết tin chú San lấy cô giáo viên ở xóm bãi bên kia sông.
– Cuộc sống của dì Mây những ngày sau đó:
+ Mọi người vui mừng khi dì Mây trở về nhưng dì cũng chỉ biết ngại ngùng tiếp đón.
+ Cuộc gặp gỡ xin nối lại tình xưa của chú San và di Mây
+ Hình ảnh dì Mây đỡ đẻ cho con của chú San với cô Thanh
+ Dì Mây không chấp nhận sự chăm sóc của chú Quang và nhận nuôi con của thím Ba.
– Nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản thể hiện xoay quanh câu chuyện của dì Mây.
c. Kết bài
– Nhận xét về nghệ thuật xây dựng bối cảnh và nhân vật của tác giả.
– Nêu lên ý nghĩa thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Dàn ý phân tích Người ở bến sông Châu của Sương Nguyệt Minh Văn mẫu lớp 10 Cánh diều của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.