Dẫn chứng về nắm bắt cơ hội là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh khi làm bài văn nghị luận xã hội.
Nội dung của tài liệu bao gồm 5 mẫu dẫn chứng về nắm bắt cơ hội. Bạn đọc hãy cùng tham khảo ngay sau đây.
Dẫn chứng về nắm bắt cơ hội
Dẫn chứng số 1
Hãy nắm lấy cơ hội! Tất cả cuộc đời là cơ hội. Người tiến xa nhất thường là người sẵn sàng hành động và chấp nhận thách thức. (Dale Carnegie)
Dẫn chứng số 2
Người bi quan luôn tìm thấy khó khăn trong mọi cơ hội. Người lạc quan luôn nhìn được cơ hội trong từng khó khăn. (Khuyết danh)
Dẫn chứng số 3
Ngày xửa ngày xưa, có hai chú lừa. Chú lừa thứ nhất luôn vui vẻ với công việc của mình dù có vất vả. Còn chú lừa thứ hai lại căm ghét khi phải phục dịch cho con người nên luôn kêu ca.
Một ngày, chủ nhân của hai chú lừa nói:
– Ta có hai công việc giao cho các ngươi, một công việc thì vô cùng khó khăn và đầy thách thức, còn một công việc thì tương đối dễ dàng, các ngươi có thể tự do lựa chọn….
Chú lừa thứ nhất thầm nghĩ: “Công việc đầy thử thách, mặc dù sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, nhưng ta sẽ học được rất nhiều thứ”. Chú liền chọn công việc nhiều thử thách.
Còn chú lừa thứ hai lại nghĩa: “Ngày nào mình cũng phải làm việc vất vả mà chả nhận được lợi ích gì, cái gì tốt cũng bị chủ nhân lấy hết rồi. Công việc của chủ nhân thì liên quan gì đến mình chứ, mình còn lâu mới mạo hiểm vì ông ta”. Và thế là, chú ta chọn công việc dễ dàng.
Chú lừa thứ nhất vượt qua hết ngọn núi này đến ngọn núi khác, lội qua hết con sông này đến con sông khác, nằm sương dãi nắng, cuối cùng cũng vượt qua bao nhiêu khó khăn vất vả để đến được đích. Chú lừa này không những đã hoàn thành nhiệm vụ, mà chú còn được thưởng thức hết cảnh đẹp của các vùng chú đặt chân qua.
Còn chú lừa thứ hai thì ở nhà làm nhiệm vụ đẩy cối xay, mắt chú ta bị bịt bởi một miếng vải màu đen, hàng ngày chú ta phải đi vòng vòng để đẩy cối xay, mệt thì nghỉ, đói thì ăn. Hết ngày này qua ngày khác, cuối cùng chú ta cũng hoàn thành nhiệm vụ. Và khi chủ nhân của chú lừa tháo miếng vải che mắt của chú ta ra, chú ta mới nhận ra rằng: mình vẫn chỉ đi nguyên tại chỗ.
Dẫn chứng số 4
Hai hạt lúa được người chủ chọn làm hạt giống cho mùa sau. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo xuống cánh đồng.
Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc tối trong kho lúa để lăn vào đó. Ngược lại, hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ đem gieo xuống đất
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì – nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa xanh tươi, trĩu hạt vàng óng. Nó mang đến cuộc đời những hạt lúa mới…
Dẫn chứng số 5
Abraham Lincoln – tổng thống thứ 16 của nước Mỹ – là một tấm gương sáng chói của sự tự lập, biết phấn đấu vươn lên và nắm bắt cơ hội để trở thành người thành công. Ông cũng xuất thân từ gia đình nghèo khổ, khó khăn và thiếu thốn đủ điều. Cha mẹ Lincoln cũng là những nông dân thất học và mù chữ. Bản thân ông cũng không được đến trường thường xuyên. Năm 21 tuổi, ông phải đánh xe bò và bắt đầu cuộc đời tự lập cho chính mình. Sau một thời gian trải qua nhiều nghề nhưng thất bại, ông phát hiện ra mình thích ngành luật. Vào năm 1836, ông đậu kỳ thi trở thành luật sư và bắt đầu hành nghề.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Dẫn chứng về nắm bắt cơ hội Dẫn chứng về cơ hội trong cuộc sống của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.