Dẫn chứng về lòng đố kị tổng hợp 5 ví dụ, tấm gương tiêu biểu xác thực và được nhiều người biết đến về lòng đố kị trong cuộc sống. Qua đó giúp bài văn nghị luận của các bạn thêm thuyết phục, lập luận chặt chẽ, đạt điểm cao.
Đố kị chính là thái độ không bằng lòng với những gì bản thân mình đang có, luôn nhòm ngó, có thái độ ghen ghét, muốn chiếm đoạt những thứ tốt đẹp hơn của người khác. Với 5 dẫn chứng về lòng đố kỵ dưới đây, sẽ giúp bài văn Nghị luận về lòng đố kị thêm thuyết phục, lập luận chặt chẽ, đạt điểm cao.
Dẫn chứng về lòng đố kỵ
1. Truyện cổ tích Tấm Cám
Trong câu chuyện Tấm Cám, vì đố kỵ với Tấm khi được làm vợ vua mà dì ghẻ cùng Cám đã giết hại Tấm rất nhiều lần, chính vì sự ghen ghét, hận thù đã che mờ mắt khiến cho họ đã làm ra những việc độc ác mất nhân tính, hãm hại Tấm không thương tiếc. Kết cục, Tấm vẫn tìm được hạnh phúc cho riêng mình còn dì ghẻ và Cám phải chịu hình phạt thích đáng.
2. Truyện cổ tích Sọ Dừa
Trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, hai cô chị vì ghen ghét, đố kỵ với em gái khi nàng lấy được Sọ Dừa – vào lúc chàng đã trở nên khôi ngô mà hãm hại chính em gái ruột của mình. Nhưng rồi chính họ lại phải gánh chịu hậu quả do tâm địa độc ác, do sự đố kỵ gây nên.
3. Truyện cổ tích Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn
Trong truyện, sau khi gương thần khen Bạch Tuyết xinh đẹp, Hoàng hậu độc ác đã nảy sinh lòng đố kỵ, ghen ghét với sắc đẹp của nàng. Bà ta năm lần bảy lượt tìm cách hãm hại Bạch Tuyết để có thể trở thành người đẹp nhất thế gian. Nhưng những kẻ có tâm địa độc ác thì sẽ không có kết cục tốt đẹp, Hoàng hậu độc ác đã phải nhận cái kết thích đáng .
4. Câu chuyện Dê và Lừa
Trong câu chuyện, Dê thấy Lừa được bác nông dân cho ăn nhiều hơn nên nảy sinh đố kỵ, ghen ghét muốn hãm hại Lừa. Nhưng không ngờ Lừa bị thương để chữa trị phải dùng đến phổi của Dê, bác nông dân không ngần ngại giết Dê để chữa trị cho Lừa. Chính vì lòng đố kỵ khi nhìn thấy Lừa hơn mình, Dê đã có ý định xấu xa muốn hại chết Lừa nhưng không ngờ kẻ nhận hậu quả lại là mình.
5. Truyện Tam quốc diễn nghĩa
Thời Tam Quốc có danh tướng Đông Ngô là Chu Du, nổi tiếng thao lược nhưng lại có tính đố kị. Thấy Gia Cát Lượng tài ba, Du đã nhiều lần tìm cách chứng tỏ mình là người tài “đệ nhất thiên hạ”, nhưng lần nào cũng bị thua. Lòng đố kị còn khiến Chu Du tìm kế sách hãm hại Gia Cát Lượng, nhưng lần nào Lượng cũng đoán biết và thoát hiểm. Khi nhận ra tài trí của mình không bằng Gia Cát Lượng, Du đã ngửa mặt lên trời mà than: “Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng!”. Câu nói đó đã bộc lộ chân tướng của người đố kị: không chấp nhận thực tế người khác hơn mình.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Dẫn chứng về lòng đố kị Ví dụ về lòng đố kỵ của con người của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.