Bạn đang xem bài viết Đặc điểm, ý nghĩa và những công dụng hữu ích của hoa sơn chi tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Là sự kết hợp màu trắng thuần khiết và hương thơm dịu dàng, loài hoa sơn chi luôn là lựa chọn hàng đầu trong dịp trọng đại của cô dâu và chú rể.
Vậy tại sao người ta lại dành sự ưu ái cho loài hoa sơn chi? Chúng có ý nghĩa đặc biệt gì trong tình yêu? Đừng bỏ qua bài biết này nếu bạn muốn biết mọi điều thú vị về đặc điểm, ý nghĩa biểu tượng và công dụng của loài hoa này nhé!
Cây hoa sơn chi (hoa dành dành) là cây gì?
Nguồn gốc, ý nghĩa cây hoa sơn chi (hoa dành dành)
Hoa sơn chi lần đầu được tìm thấy và phân loại chi/loài bởi nhà khoa học Alexander Garden. Để ghi nhận sự đóng góp lớn lao của ông, người ta đã đặt tên khoa học cho loài hoa này là Gardenia. Ngoài ra, hoa sơn chi cũng được biết đến với nhiều tên gọi khác như hoa thuỷ hoàng chi, dành dành, sơn chi tử hay mác làng cương.
Hoa sơn chi có nguồn gốc từ Ấn Độ, Trung Quốc, một số quốc gia châu Phi và các đảo thuộc vùng biển Thái Bình Dương. Sơn chi thuộc loài cây họ bụi, thường mọc tại các vùng gần nước và khi trưởng thành có thể đạt độ cao từ 2-3m.
Ở nước ta, sơn chi được trồng chủ yếu tại các tỉnh miền Nam để làm cảnh. Lá sơn chi mọc đối hoặc ba chiếc mọc vòng với nhau. Lá có hình dạng bầu dục hoặc trái xoan với bề mặt nhẵn bóng và sáp.
Ý nghĩa phong thuỷ cây hoa sơn chi (hoa dành dành)
Giống như những loài hoa khác, hoa sơn chi cũng gắn liền với những câu chuyện và ý nghĩa của riêng mình. Hoa sơn chi với màu trắng tinh khôi, trang nhã và mộc mạc nhưng lại rất tinh tế, thể hiện niềm tin, sự hy vọng vào hạnh phúc viên mãn của tình yêu. Vì vậy, các cặp đôi thường chọn bó hoa sơn chi trắng trong ngày trọng đại của mình.
Sơn chi còn thể hiện niềm tin vào bạn bè, sự trân quý và tôn trọng mối quan hệ, gắn với niềm hy vọng tình bạn sẽ keo sơn thắm kết lâu bền. Chính ý nghĩa sâu sắc này mà hoa sơn chi còn được lựa chọn làm quà tặng trong các dịp đặc biệt khác nhau. Ngoài ra, sơn chi còn thể hiện ý nghĩa của sự sang trọng và thịnh vượng.
Tựu chung lại, thông điệp của sơn chi là tinh khiết và tình yêu. Cho dù đó là một tình yêu bày tỏ, một tình yêu bí mật hoặc tình yêu dành cho bạn bè và gia đình, nó đều là sự thuần khiết. Đó là tình yêu!
Đặc điểm, phân loại cây hoa sơn chi (hoa dành dành)
Sơn chi đơm hoa vào khoảng tháng 3-5 hằng năm, với cánh hoa màu trắng và hơi ngả vàng khi sắp tàn lụi. Hoa sơn chi có 2 loại là sơn chi đơn và sơn chi kép. Song, loài nào cũng có mùi thơm ngào ngạt, pha lẫn chút cay tự nhiên, chút mùi của nấm tươi và cả mùi của sự chín. Cũng chính bởi hương thơm đặc biệt này mà sơn chi còn được sử dụng để điều chế nước hoa.
Vào khoảng tháng 6-10, sau khi hoa sắp tàn lụi thì sơn chi kết quả. Quả sơn chi hình trứng hoặc hình thoi có màu vàng và các đường chạy dọc quả dài từ 2cm. Bên trong quả chứa nhiều hạt xếp khít với nhau tạo thành khối hình cầu hoặc hình bầu dục. Sau khoảng 2 tháng ra quả, bạn có thể thu hoạch và thưởng thức quả sơn chi với mùi thơm nhẹ nhẹ, có vị đắng, hơi chua.
Tất cả các bộ phận của sơn chi đều có thể sử dụng. Nhờ các thành phần tốt có trong sơn chi nên nó còn được sử dụng trong y học.
Hoa sơn chi biểu tượng cho điều gì?
Hoa sơn chi là biểu tượng của sự rõ ràng và cũng là biểu tượng của sự phản ánh. Nhiều giáo phái đặt cây sơn chi trong thiền định để hướng người theo đạo đi đến cốt lõi của chính mình, đó là sự hiểu biết và giác ngộ.
Bên cạnh đó, hoa sơn chi cũng tượng trưng cho sự bảo vệ. Bởi lẽ, chúng có khả năng tự nhiên ngăn chặn một số loài côn trùng nhất định. Điều này cũng mang ẩn ý rằng chúng có thể giúp xua tan cảm giác xấu hoặc tiếp thêm năng lượng trong cuộc sống của chúng ta. Trong số học, hoa sơn chi mang số 8, mang biểu tượng của sao Thổ nên chúng cũng phản ánh đặc tính của sự tự do và tầm nhìn.
Cuối cùng, nói đến biểu tượng của hoa sơn chi, chúng ta không thể không nói đến màu sắc đặc biệt của nó. Khi hoa có sắc trắng, nó là đại diện hoàn hảo cho sự tinh khiết, nhưng khi hoa ngả vàng, nó lại biểu trưng cho một tình yêu bí mật.
Tác dụng của cây hoa sơn chi
Theo DS. Huyền Hoa , trong y học, hoa sơn chi được ghi nhận là có đặc tính chữa bệnh. Trong lá và quả của cây hoa có chứa một hàm lượng lớn glucozit, tinh dầu và tannin… Tinh dầu hương sơn chi có thể giúp thư giãn và xả stress hiệu quả.
Cây cũng thường được sử dụng để bào chế thuốc chữa các bệnh thông thường như: Sốt, vàng da, chảy máu cam, đau họng, bỏng, mụn lở, giảm đau giảm viêm,…
Ngoài ra, vì nó không phải là một cây có độc, cây có thể được thêm vào món salad để trang trí và hoạt động như một chất chống oxy hóa. Hạt hoa còn được phơi khô để tạo màu thực phẩm, dùng để làm bánh, đồ xôi.
Cuối cùng, không chỉ được sử dụng trong ngày cưới, bạn cũng có thể lựa chọn hoa sơn chi để làm quà tặng người thân, bạn bè hay các dịp khai trương cửa hàng của người quen.
Cách trồng và chăm sóc cây hoa sơn chi
Cách trồng cây hoa sơn chi tại nhà
Có 2 phương pháp chính để nhân giống cũng như trồng hoa dành dành đó là gieo hạt và giâm cành.
Với cách trồng hoa bằng hạt, bạn pha nước ấm (tỉ lệ 2 sôi : 3 lạnh) rồi cho hạt hoa vào ngâm 8–12 giờ. Sau đó, bạn chuẩn bị túi vải (hoặc bông gòn), cho hạt vào gói lại ủ 1–2 ngày. Hoặc gieo hạt trực tiếp vào cát ẩm, tưới phun sương hằng ngày để giữ ẩm. Khi cây nảy mầm, bạn đem trồng ra chậu hoặc trồng trực tiếp trên đất.
Với cách trồng hoa bằng giâm cành, bạn chọn những cành bánh tẻ, khoẻ mạnh (không quá già hoặc non), dài từ 15–20cm. Tiếp đến, bạn dùng dao sắt và mỏng lưỡi để cắt giúp cành không bị dập.
Để cây nảy mầm tốt nhất, bạn cần ngâm gốc cắt của cành vào thuốc kích ra rễ như Atonic, Boutormone,… Sau đó, dùng một chiếc que hoặc đũa thọc xuống đất khoảng 2cm rồi cắm cành cây hoa vào. Bạn lưu ý thường xuyên tưới nước bằng vòi phun nhẹ nhàng để giữ ẩm cho cành nhanh ra rễ.
Cách chăm sóc cây hoa sơn chi
Về đất trồng, hoa sơn chi không kén đất, tuy nhiên nó thích hợp nhất với loại đất xốp, nhiều dinh dưỡng và thoát nước tốt. Nếu trồng trong chậu thì cứ 3 – 4 năm, bạn nên thay đất một lần cho cây.
Về ánh sáng, vì cây ưa nắng, thích sáng nên sẽ phát triển tốt khi được đặt luân phiên giữa nơi có ánh sáng mạnh trong khoảng 4 tiếng/ngày và nơi có bóng râm. Tuy nhiên cây không chịu được sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Vì vậy, vào mùa ấm, nhiệt độ tối ưu khoảng 20 độ C và vào mùa đông không dưới 16 độ C, nhưng tốt nhất trong vòng 18 độ C.
Về tưới tiêu, bạn cần giữ cho đất luôn ẩm ướt nhưng không sũng nước. Bạn nên tưới hoa ít nhất một lần mỗi tuần, hoặc bất cứ lúc nào đất khô hoàn toàn. Đừng tưới lá của cây hoặc bệnh nấm có thể xảy ra.
Về phòng chống dịch bệnh, kẻ thù nguy hiểm cho một loại cây có thể phá hủy nó là: Ruồi trắng, nhện nhện, rệp, bọ trĩ, rệp sáp, côn trùng quy mô. Gardenia được xử lý cẩn thận bằng thuốc trừ sâu. Ví dụ, Fitover là một chọn lựa. Nếu hoa bị bệnh không đáng kể, thì có thể pha chế một lần phun. Tuy nhiên, nếu sâu bệnh sinh sản nhiều, hoa sẽ cần điều trị trong vòng 10 ngày.
Về bón phân, tốt nhất là bắt đầu vào tháng ba, khi cây thức dậy sau mùa đông. Bón phân tiếp tục với đầu mùa thu để đảm bảo đủ lượng Kali và Sắt để cây phát triển.
Về tỉa cành, bạn nên cắt tỉa những cành héo già nằm sát mặt đất, những hoa và lá héo úa cần được tỉa bỏ để giúp cây thông thoáng, tập trung dinh dưỡng ra cành mới.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây hoa sơn chi
– Cây trồng trong chậu thì nên thay đất 1 lần sau khoảng 2 năm, vì tốc độ ra rễ của hoa sơn chi khá chậm.
– Hoa sơn chi là không phải là cây ưa sáng, nên ưu tiên trồng ở nơi có giàn che, như hiên nhà hoặc dưới những cây có kích thước lớn. Mỗi ngày nên mang chậu ra ngoài tầm 1 tiếng để kích thích cây quang hợp.
– Cắt tỉa định những cành nhỏ yếu để tán cây mới ra nhiều và dày hơn.
– Kiểm tra thường xuyên để ngăn chặn và phòng ngừa các tình trạng sâu bệnh là rệp, sâu, nhện hại.
5 hình ảnh đẹp về cây hoa sơn chi
Mua cây hoa sơn chi ở đâu và giá bao nhiêu?
Bạn có thể dễ dàng tìm mua các chậu cây sơn chi đang ra hoa tại các cửa hàng bán hoa hoặc trang thương mại điện tử với giá thành dao động từ 80.000 đến 150.000 nghìn đồng/chậu.
Mong rằng bài viết trên đây sẽ có thể giúp hiểu hơn về ý nghĩa hoa sơn chi, những thông điệp ý nghĩa mà loài hoa này mang lại cũng như gợi ý cho bạn cách trồng và chăm sóc hoa tại nhà. Đừng ngần ngại chia sẻ thông tin đến những người xung quanh nếu bạn thấy nó thật sự thú vị và bổ ích nhé!
Nguồn: suckhoedoisong
Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đặc điểm, ý nghĩa và những công dụng hữu ích của hoa sơn chi tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.