Khi mới tốt nghiệp, bạn chưa có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp để đề cập đến trong CV (lý lịch trích ngang). Hãy sử dụng các thế mạnh khác để làm cho CV của mình thật ấn tượng với nhà tuyển dụng. Dưới đây là 1 CV mẫu bằng Tiếng Việt để bạn tham khảo:
CV mẫu bằng tiếng Việt
[HỌ VÀ TÊN]
Địa chỉ: …………………………….
Di động: ……………….
E mail: ……………………..
HỌC VẤN:
- Kỹ sư Quản trị Công nghiệp, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (2006)
- Bằng: Khá (Điểm trung bình: 7.8)
- Học bổng:
- Học bổng cho sinh viên xuất sắc của trường năm 2004 và 2005.
- Học bổng cho sinh viên xuất sắc của Công ty Cáp quang Fujikura
- Học bổng tiếng Anh thương mại của công ty Dầu khí Petronas – Malaysia
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA:
– Dự án xây dựng nhà hàng phục vụ thức ăn dinh dưỡng (Bài tập nhóm)
- Nghiên cứu và khảo sát các nhu cầu của người tiêu dùng về các bữa ăn dinh dưỡng
- Thu thập và phân tích các thông tin khảo sát
- Cùng với các thành viên trong nhóm viết kế hoạch dự án
– Tham gia Chương trình “Mùa hè xanh” năm 2003 và 2004
- Dạy toán cho các em học sinh
- Tham gia dựng nhà giúp người nghèo
– Thành viên Câu lạc bộ Anh văn của trường
KỸ NĂNG:
- Sử dụng thành thạo Microsoft Word, Excel, Power Point
- Giao tiếp tiếng Anh thuần thục
- Có kỹ năng giao tiếp, trình bày tốt
- Chăm chỉ, biết tổ chức sắp xếp công việc và có tinh thần trách nhiệm
- Dễ dàng thích nghi với môi trường mới
KINH NGHIỆM LÀM VIỆC:
- 2003 – 2005: Gia sư Toán cho học sinh lớp 8, 9
- 2002 – 2003: Phục vụ bàn tại Quán cà phê Liễu Giai
SỞ THÍCH:
Giao tiếp với mọi người, đọc sách và chơi cầu lông.
Tham khảo một số kinh nghiệm khi viết CV cho các bạn sinh viên mới ra trường
Một số gợi ý sau đây về cách viết CV khi bạn chưa có kinh nghiệm làm việc có thể sẽ giúp ích nhiều cho bạn.
Người ta không cần quan tâm bạn sinh ở đâu và bố mẹ bạn làm gì đâu, điều quan trọng là chính bạn. Phần thông tin cá nhân cơ bản chỉ cần ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ và số điện thoại liên lạc là đủ. Sếp tuyển dụng chỉ cần biết bấy nhiêu đó để liên lạc với bạn hẹn phỏng vấn mà thôi.
Quan điểm – nguyện vọng nghề nghiệp
Phải nêu rõ ràng và nổi bật công việc bạn thích, phù hợp khả năng, kể cả môi trường làm việc mà bạn yêu cầu. Khi xin vào làm việc tại một công ty hiện đại thì đây là phần ăn điểm vì chúng ta dám yêu cầu, đòi hỏi và hoàn toàn tự tin khi đề nghị công việc cho chính mình.
Khả năng và bằng cấp
Một CV tốt là phải phản ánh được khả năng, sở trường của bạn, kể cả những thành tựu đã đạt được. Viết thật đơn giản, tránh khoa trương nhưng phải đảm bảo chỉ ra được bạn làm được những gì. Bằng cấp thì chỉ nên nêu những bằng có giá trị và có liên quan đến công việc đang xin.
Kinh nghiệm làm việc
Sinh viên Việt Nam hơi thiếu khoản này. Vì vậy, ngay bây giờ phải gấp rút lăn xả vào thực tế, hòng kiếm cái để ghi vào mục này đi nhé. Không cần phải liệt kê tất tần tật những công việc lớn nhỏ mà bạn đã làm qua. Chỉ cần lựa chọn một hai công việc có giá nhất và thành tựu lớn nhất đạt được là đủ.
Hoạt động ngoại khóa
Đây là phần quan trọng không kém, nó thể hiện cá tính và năng lực của bạn. Có thể trình bày cả hobby của bạn trong phần này. Thành tích hoạt động càng nhiều càng có cơ hội việc làm.
Ngày tháng tốt nghiệp đại học: là phần kết thúc cái CV hiện đại của bạn. Đừng che giấu cá tính của mình trong CV. Bây giờ nó không khô khan như trước kia nữa, CV đi tiền trạm cho bạn và nó quyết định tương lai của bạn.
Theo lời các chuyên viên tư vấn nhân sự, có các lỗi sau đây thường gặp phải trong quá trình ứng viên viết CV:
- Không gắn liền thông tin liên lạc vào CV hoặc để thông tin liên lạc ở chỗ dễ bị rơi rớt, như là trang cuối của CV.
- Cách thức liên lạc quá ít, dẫn tới khi nhà tuyển dụng dùng 1 cách liên lạc không được là không thể gọi được luôn.
- Nói dài dòng về gia đình
- Không nói được năng lực của bản thân có thể sắp xếp vào việc gì, hoặc dự định ứng tuyển vào việc gì
Ngoài ra, đây là các điểm thường được chấm cho một CV tốt:
- Kinh nghiệm tốt: ở công ty to, lâu năm, tính chuyên môn cao. Gắn với vị trí đang ứng tuyển.
- Quá trình nghề nghiệp tiến dần, phát triển
- Trình bày CV rõ ràng, dễ hiểu
- Trong mô tả kinh nghiệm, nói được các thế mạnh thuộc về năng lực, nói rõ mình đã thâu nhận được các kiến thức và kỹ năng nào từ từng công việc đã trải qua
- Sau cùng, đối với các công ty hiện đại thì CV tiếng Anh luôn được ưu tiên hơn CV tiếng Việt vì nó tạo cảm giác bạn ở một đẳng cấp khác. Nên viết CV tiếng Anh thay vì một sơ yếu lý lịch tiếng Việt.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết CV mẫu bằng tiếng Việt Mẫu sơ yếu lý lịch cho người mới tốt nghiệp của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.