Bạn đang xem bài viết Công thức tính độ cao của trẻ khi trưởng thành tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hai công thức để dự đoán chiều cao dựa trên yếu tố di truyền
Trên thực tế, yếu tố di truyền chiếm 50% sự ảnh hưởng đến chiều cao về sau của bé. Do đó, bạn có thể tính toán chiều cao của con mình bằng hai cách đơn giản sau:
Cách 1: chiều cao của bé = chiều cao của cha + chiều cao của mẹ + 13 rồi chia cho 2.
Cách 2: chiều cao của bé = chiều cao của cha + chiều cao của mẹ – 13 rồi chia cho 2.
Đây là công thức dành cho phụ huynh tính chiều cao của bé dựa trên yếu tố di truyền. Tuy nhiên, chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Bé trai có thể chênh lệch dao động từ 6 – 6,5 cm đến 10 – 10,5 cm. Các bé gái có thể chênh lệch từ 5 – 5,5 cm so với chiều cao cơ bản đã được xác định.
Những yếu tố liên quan đến chiều cao của trẻ em
– Chiều cao khi được sinh ra.
– Mốc chiều cao khi trẻ 3 tuổi.
– Vào thời điểm dậy thì. Đây là thời gian quan trọng khi tuyến sinh dục bắt đầu phát triển và khoảng cách thời gian giữa tuổi xương và thời gian tuổi tác của trẻ. Căn cứ vào tuổi xương bạn có thể xác định được chiều cao cũng như dự đoán được xu hướng phát triển của bé trong tương lai.
Dựa vào những yếu tố này bạn có thể điều chỉnh cũng như chú trọng thức ăn, dinh dưỡng của trẻ theo từng giai đoạn. Còn nếu muốn chắc chắn và an toàn hơn bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn thêm.
Dinh dưỡng giúp phát triển chiều cao của trẻ ở từng giai đoạn
Muốn chiều cao của con cái vượt trội, các bà mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng theo từng giai đoạn sau:
– Giai đoạn mẹ mang thai: ngoài việc ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, bà bầu muốn con mình phát triển về chiều cao nên bổ sung các loại Vitamin và khoáng chất, đặc biệt là Canxi để thai nhi phát triển tốt.
– Giai đoạn 0 – 3 tuổi: cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Tiếp theo, bổ sung các thực phẩm giàu Canxi, Kẽm, Sắt như tôm, cua, trứng hay thịt bò.
– Giai đoạn dậy thì: con gái dậy thì từ 10 – 16 tuổi, con trai thường là 12 – 18 tuổi. Trong khoảng thời gian này trẻ cần được bổ sung chủ yếu là các khoáng chất như: Canxi, Kẽm, Magie, Đồng, Mangan, DHA…Đặc biệt nhất là Vitamin D và MK7 giúp hấp thu và chuyển hóa các chất vào tận xương của trẻ. Nhờ đó, giúp chiều cao của trẻ phát triển vượt bậc và giúp xương chắc khỏe, dẻo dai hơn.
Xem thêm: Những loại sữa bột giúp tăng chiều cao cho trẻ
Những cách tính độ cao của trẻ nêu trên sẽ giúp bạn biết được chiều cao của trẻ trong tương lai và trong từng giai đoạn. Nhờ đó bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm hoặc hướng dẫn con tập luyện thể dục hàng ngày để sở hữu được chiều cao lý tưởng.
Nguồn tham khảo: webtretho.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Công thức tính độ cao của trẻ khi trưởng thành tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.