Bạn đang xem bài viết Công dụng của trà gừng đối với sức khỏe tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngoài việc sử dụng như một loại gia vị hoặc ăn với thức ăn, gừng cũng có thể được làm thành trà. Trà gừng có lịch sử lâu đời như một loại thảo dược cho sức khỏe, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những lợi ích tuyệt vời của trà gừng đối với sức khoẻ thông qua bài viết này nhé.
Gừng chứa các hợp chất có lợi cho sức khỏe của con người. Trà gừng có tính ấm, vị hơi cay. Một tách trà gừng tươi chứa khoảng 19 calo, 4g carbonhydrate, không có chất béo, protein, chất xơ, đường. Trong trà gừng có vitamin B6, magie, kali, đồng.
Những lợi ích của trà gừng đối với sức khoẻ
Say tàu xe
Y học dân gian cho rằng trà gừng có thể giúp làm dịu các triệu chứng say tàu xe như chóng mặt, nôn mửa và đổ mồ hôi lạnh. Một nghiên cứu về tác dụng của gừng đối với chứng say tàu xe đã chỉ ra rằng gừng giúp giảm say tàu xe [1]. Nếu bạn bị nôn nao khi di chuyển bằng phương tiện giao thông, thì hãy uống trà gừng trước khi đi xe sẽ chống say xe hoặc có thể uống sau khi đi xe sẽ giúp bạn khoẻ hơn.
Buồn nôn do ốm nghén hoặc hoá trị
Các thành phần hoạt tính trong gừng – dầu dễ bay hơi và các hợp chất phenol được gọi là gingerols – có thể giúp giảm buồn nôn do mang thai, hóa trị hoặc phẫu thuật.
Một nghiên cứu về chiết xuất gừng chỉ ra rằng gừng có thể là một sự thay thế đáng giá cho các loại thuốc chống buồn nôn truyền thống ở những người đang mang thai hoặc đang điều trị hóa chất và không thể dung nạp hoặc không dung nạp được các loại thuốc tiêu chuẩn [2].
Kiểm soát cân nặng và lượng đường trong máu
Một nghiên cứu từ Đại học Columbia về việc tiêu thụ gừng với 10 người đàn ông thừa cân đã phát hiện ra rằng uống trà gừng nóng (trong trường hợp này là bột gừng hòa tan trong nước nóng) làm tăng cảm giác no và giảm cảm giác đói của họ [3].
Một nghiên cứu về tác dụng chống béo phì và giảm cân của gừng cho thấy rằng gừng có thể có hiệu quả trong việc kiểm soát béo phì [4]. Một thử nghiệm khác về tác dụng chống béo phì của gừng trên chuột cho thấy gừng có thể giúp ngăn ngừa béo phì và các biến chứng liên quan đến béo phì [5].
Gừng có thể giúp cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu, giảm HbA1C, insulin và chất béo trung tính ở những người mắc bệnh tiểu đường loại tuýp 2 theo nghiên cứu về tác dụng của việc tiêu thụ gừng đối với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 [6].
Giảm đau
Gừng là một loại thảo mộc có chứa hoạt chất zingiberen và gingerol giúp giảm viêm, giảm đau và ngăn ngừa chóng mặt tự nhiên. Vì những lý do này, người ta thường sử dụng một tách trà gừng để giảm đau đầu, đau bụng kinh, choáng váng, hoa mắt hay căng thẳng. Ngay cả đối với bệnh nhân đau khớp cũng có thể giảm đau bằng trà gừng bởi gừng có đặc tính kháng viêm tự nhiên.
Hỗ trợ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư
Các chất chống oxy hóa trong gừng có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bạn và giảm căng thẳng. Trà gừng có hiệu ứng làm nóng đường hô hấp và gần như ngay lập tức giảm triệu chứng nghẹt mũi và các vấn đề hô hấp khác do cảm lạnh thông thường hoặc dị ứng môi trường.
Nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Trong nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, gừng đã được chứng minh là có khả năng chống lại một số loại tế bào ung thư khác nhau, bao gồm ung thư tuyến tuỵ và ung thư ruột kết [7] [8].
Ai nên tránh uống trà gừng
Khi dùng gừng hay bất kỳ vị thuốc nào cũng cần lưu ý nguyên tắc “Hàn ngộ hàn tắc tử, nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng”, tức hàn gặp hàn tất sẽ dẫn đến tử vong, nhiệt gặp nhiệt tất sẽ dẫn đến phát cuồng điên. Người có cơ địa mang tính nhiệt hoặc khi mắc các chứng bệnh nhiệt nóng không dùng các vị thuốc có tính nhiệt như sốt nóng thì không dùng gừng.
Ngoài ra, những trường hợp bị cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không cho dùng gừng. Người có cơ địa nhiệt táo, người âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm dạ dày, viêm gan, cao huyết áp, bệnh tim mạch thời kỳ tiến triển cũng thận trọng khi dùng và nên theo chỉ định của bác sĩ.
Phụ nữ mang thai không nên uống trà gừng khi gần chuyển dạ, vì gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Phụ nữ mang thai có tiền sử sẩy thai, chảy máu âm đạo hoặc các vấn đề về đông máu cũng nên tránh các sản phẩm gừng.
Tuy nhiên, mọi người cần tránh lạm dụng uống trà gừng. Người bệnh tiểu đường, bệnh tim, viêm loét dạ dày, bệnh viêm ruột, mang thai… nếu uống trà gừng hay nước gừng nên tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng đúng lượng mà bác sĩ hướng dẫn.
Ngoài ra buổi tối không nên ăn gừng nhiều vì âm khí buổi tối thịnh, dùng gừng sẽ làm ngược lại quy luật sinh lý âm dương cơ thể, không tốt cho sức khỏe.
Những rủi ro gặp phải khi uống trà gừng
Uống trà gừng có thể có tác dụng phụ, nhưng bạn sẽ không gặp phải vấn đề gì trừ khi bạn tiêu thụ một lượng rất lớn tức là quá 5 ly mỗi ngày bạn có thể bị đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy, ợ nóng, tim đập nhanh và mất ngủ.
Một tác dụng phụ nhỏ có thể xảy ra khi uống trà gừng là ợ chua hoặc khó chịu ở dạ dày, tương tự như cảm giác của bạn khi ăn ớt hoặc các thức ăn cay khác. Bạn có thể nhầm sự kích ứng này với dị ứng gừng. Tuy nhiên, bạn có thể bị dị ứng với gừng nếu bạn bị phát ban hoặc khó chịu trong miệng hoặc dạ dày sau khi uống trà gừng.
Vì gừng có thể làm giảm huyết áp và có thể có tác dụng làm loãng máu, những người đang sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc huyết áp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thêm gừng.
Hi vọng thông qua bài viết này chúng ta có thể hiểu rõ hơn về công dụng của trà gừng. Ngoài nhiều lợi ích cho sức khỏe, bạn cũng có thể ngồi lại với nhau bằng một cốc trà ấm, nhấm nháp từ từ và thưởng thức.
Nguồn: Healthline, suckhoedoisong.vn
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Gừng giúp chữa cảm cúm như thế nào?
>>>>> Tự tay làm siro tỏi gừng hấp mật ong trị ho hiệu quả không ngờ
Sản phẩm trà gừng tại Nhà thuốc An Khang
-
Trà gừng sả Lado Herbal ngừa cảm lạnh, giữ ấm cơ thể
33.240₫
/Hộp36.940₫-10% -
Trà gừng hòa tan Traphaco giảm đau bụng, đầy trướng
12.000₫
/Hộp
-
Trà Gừng Ladophar hỗ trợ giảm triệu chứng cảm lạnh
Nguồn tham khảo
-
Effects of ginger on motion sickness and gastric slow-wave dysrhythmias induced by circular vection
https://journals.physiology.org/doi/full/10.1152/ajpgi.00164.2002
-
Can nausea and vomiting be treated with ginger extract?
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25912592/
-
Ginger consumption enhances the thermic effect of food and promotes feelings of satiety without affecting metabolic and hormonal parameters in overweight men: A pilot study
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3408800/
-
A systematic review of the anti-obesity and weight lowering effect of ginger (Zingiber officinale Roscoe) and its mechanisms of action
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29193411/
-
Anti-obesity action of gingerol: effect on lipid profile, insulin, leptin, amylase and lipase in male obese rats induced by a high-fat diet
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/jsfa.6642
-
The effect of ginger consumption on glycemic status, lipid profile and some inflammatory markers in patients with type 2 diabetes mellitus
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24490949/
-
Anticancer Effect of Ginger Extract against Pancreatic Cancer Cells Mainly through Reactive Oxygen Species-Mediated Autotic Cell Death
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4427290/
-
Inhibitory Effects of Culinary Herbs and Spices on the Growth of HCA-7 Colorectal Cancer Cells and Their COX-2 Expression
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28934138/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Công dụng của trà gừng đối với sức khỏe tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.