Bạn đang xem bài viết Công dụng, cách dùng và đối tượng cần tránh khi sử dụng rau mồng tơi tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Rau mồng tơi có chứa rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn có biết rõ về công dụng, cách dùng hay những ai mới thích hợp dùng rau mồng tơi không? Nếu chưa thì hãy tìm hiểu cùng Neu-edutop.edu.vn ngay nhé.
Công dụng của rau mồng tơi
Ngăn ngừa loãng xương: Trong rau mồng tơi chứa một hàm lượng canxi cao giúp xương và răng chắc khỏe, giúp ngăn ngừa nguy cơ bị loãng xương. Trong 100g lá mồng tơi có khoảng 109mg canxi và khoảng 65mg magie.
Canxi thì tốt cho xương, còn magie giúp hấp thụ canxi cho cơ thể, trung bình mỗi ngày cơ thể người trưởng thành cần bổ sung 1000-1200mg canxi.
Tốt cho phụ nữ mang thai và cho con bú: Sắt là một dưỡng chất rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Trong một phần mồng tơi nhỏ có khoảng 0.98mg sắt, cung cấp khoảng 5.4-12% lượng sắt cho cơ thể mỗi ngày. Bên cạnh đó, lượng sắt có trong mồng tơi còn khắc phục được tình trạng thiếu máu.
Giảm cholesterol: Trong rau mồng tơi có chứa chất nhầy pectin, chất nhầy đó giúp hấp thụ cholesterol và khóa màng bám ở thành ruột. Cholesterol bị khóa lại không thể ngấm vào máu. Do đó, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài cùng phân.
Vì thế, rau mồng tơi rất tốt cho người có mỡ và đường trong máu cao, giúp thải chất béo cực kỳ hiệu quả.
Ngăn ngừa ung thư, bảo vệ mắt: Trong rau mồng tơi chứa nhiều vitamin A. Trong 100g rau mồng tơi có thể cung cấp lượng vitamin A chiếm 267% khuyến nghị/ngày.
Đặc biệt, lượng vitamin A trong rau mồng tơi không những giúp bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ ung thư phổi, ung thư vòm họng mà còn giúp bảo vệ đôi mắt, ngăn ngừa việc suy giảm thị lực và đục thủy tinh thể.
Nâng cao hệ miễn dịch: Có khoảng 102 mg vitamin C trong 100g lá mồng tơi, nằm trong mức 170% khuyến nghị mỗi ngày. Bên cạnh đó, vitamin C có trong rau mồng tơi còn giúp nâng cao hệ miễn dịch, phòng chống bệnh và giảm thời gian mắc bệnh cực kỳ hiệu quả.
Cách dùng rau mồng tơi
Thường thì rau mồng tơi chủ yếu được dùng ở dạng tươi. Có thể nhiều hình thức khác nhau như: Chế biến món ăn, giã đắp, xay uống sống,… Một số cách sử dụng rau mồng tơi để chữa bệnh
Trị táo bón, giải độc cơ thể: Giã nát khoảng 100g mồng tơi cho vào 300ml nước sôi nguội sau đó lấy nước uống mỗi ngày. Cố gắng chăm uống mỗi ngày để giúp nhuận tràng, đại tiện dễ dàng, ngăn ngừa táo bón.
Trị bỏng: Giã nát khoảng 1 cây mồng tơi với ít muối, sau đó đắp cả bã lên vết bỏng hoặc có thể lọc lấy nước cốt để thoa lên vùng bị bỏng.
Trị đau nhức xương khớp: Để có thể chữa trị đau nhức xương khớp bạn nên ninh khoảng 300g giò heo cùng 200g rau mồng tơi và một ít rượu trắng nấu chín.
Món này sẽ giúp bạn khắc phục và giảm bớt cơn đau nhức cực kỳ hiệu quả. Nhớ chăm chỉ dùng thường xuyên để thấy được hiệu quả nhanh chóng nhé.
Điều trị bệnh trĩ nhẹ: Chăm nấu canh mồng tơi với cua hoặc tôm và dùng đều đặn 3 lần/tuần cũng sẽ giúp điều trị bệnh trĩ vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ thì mới thấy được hiệu quả rõ rệt.
Làm đẹp, trị mụn: Giã nát rau mồng tơi và rau diếp cá theo tỷ lệ 1:1, có thể dùng nước cốt để thoa lên mặt, ngoài ra phần bã cũng có thể dùng để đắp mặt nạ giúp sáng da và tẩy tế bào chết nhẹ dịu cho da đấy. Nên đắp khoảng 2-3 lần/tuần sau một tháng sẽ thấy được hiệu quả.
Lưu ý: Nên tìm hiểu kỹ về việc sử dụng rau mồng tơi trị bệnh, nếu muốn chữa trị một loại bệnh nào đó thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Những phương pháp chữa trị bằng rau mồng tơi này hoàn toàn không thể thay thế thuốc chữa bệnh.
Những ai không nên sử dụng rau mồng tơi
Người bị bệnh sỏi thận: Nếu ăn quá nhiều rau mồng tơi sẽ rất dễ tạo nên sỏi thận bởi vì trong rau mồng tơi có chứa rất nhiều purin, hợp chất này khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Người mới lấy cao răng: Do axit oxalic trong rau mồng tơi không thể hòa tan được trong nước nên rất dễ tạo mảng ố bám trên răng. Trong khoảng 1-2 tuần sau khi mới lấy cao răng về tốt nhất là không nên ăn rau mồng tơi.
Người đau dạ dày: Hàm lượng chất xơ cao có trong mồng tơi cũng là một nguyên nhân khiến dạ dày bạn bị khó chịu nếu ăn quá nhiều đấy. Do đó những ai bị đau dạ dày tốt nhất không nên sử dụng.
Người bị tiêu chảy: Chính vì tính nhuận tràng, kích thích tiêu hóa và chống táo bón của mồng tơi cũng chính là nguyên nhân khiến những ai đang bị tiêu chảy hay đại tiện lỏng chỉ thêm nặng hơn. Do đó, không nên ăn mồng tơi khi bạn gặp những vấn đề như trên nhé.
Hy vọng với những chia sẻ trên của Neu-edutop.edu.vn sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về việc dùng rau mồng tơi nhé. Cám ơn bạn đã theo dõi.
Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Công dụng, cách dùng và đối tượng cần tránh khi sử dụng rau mồng tơi tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.