Từ 2000 năm về trước, Ấn Độ – một trong những cái nôi Phật giáo lớn của thế giới đã sử dụng chuông trong cung đình và chùa chiền. Cùng với đó, những nước lân cận chịu sự ảnh hưởng lớn nền văn hóa tư tưởng của Ấn Độ như Miến Điện, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam,… cũng đã sử dụng chuông. Trong các dịp tưởng niệm đức Phật, các chuông được sử dụng cùng với một số nhạc khí khác như trống, sáo để biểu hiện lòng tôn kính đức Phật. Theo cuốn A Dictionary of Symbols (London năm 1962) cho rằng âm thanh của chuông là biểu tượng của năng lực sáng tạo. Hình dáng của chuông xuất phát lấy từ hình tượng vòm trời. Chuông treo lơ lửng tượng trưng cho sự huyền bí của trời và đất. Và cũng từ lâu, các nhà chùa đã sử dụng tiếng chuông như một âm thanh nhằm thức tỉnh sự giác ngộ Phât giáo của những người có duyên với Phật, cứu rỗi những tội nhân đang chịu hình phạt dưới âm phủ và cứu độ chúng sinh. Tín đồ Phật giáo Tây Tạng tin rằng khi họ niệm chú, nhờ sức quay chuông của họ mà các câu thần chú sẽ đi muôn nơi vạn hướng, làm vơi bớt nỗi đau khổ của cuộc đời. Cho nên Phật giáo Tây Tạng chế nhiều cỡ chuông cầm tay cho tín đồ trì niệm và cả những chuông lăn lớn để tín đồ quay (còn gọi là Kim Luân). Không rõ rằng tiếng chuông thật sự có sức mạnh như vậy không, nhưng mỗi khi nghe tiếng chuông chùa, những muộn phiền lo toan đời thường như tan theo mây khói, tâm hồn thư thái, thoải mái và dễ tiếp thu đạo lý Phật giáo như:
“Tiếng chuông cảnh tỉnh thiên thu mộng
Niệm Phật tiêu dao vạn kiếp sầu”
Trung Quốc là một đất nước rộng lớn với nền Phật giáo phát triển mạnh mẽ, thế nên hầu khắp các chùa lớn đều có lầu trống và lầu chuông. Thế nhưng phải kể đến Lầu trống và Lầu chuông ở thành Tây An thuộc tỉnh Thiểm Tây.
Lầu được xây từ thời hoàng đế Chu Nguyên Chương (năm 1384) cao đến 36m, là lầu cao nhất Trung Quốc. Lầu Trống nằm cách Lầu Chuông 300m về hướng Tây Bắc, được xây dựng trước Lầu Chuông 4 năm. Trước kia, hai lầu được sử dụng để thông báo giờ khắc phân chia theo “ngày chuông đêm trống”, tức Lầu Chuông báo giờ ban ngày và Lầu Trống báo giờ ban đêm. Nhưng ngày nay Lầu Trống chỉ dùng để báo động khi có chiến tranh xảy ra. Hai lầu được xây dựng theo lối kiến trúc chùa chiền cổ Trung Quốc, khung cảnh xung quanh với lối đi mơn mởn cỏ xanh, những hàng cây tươi tốt và hoa khoe sắc dễ làm thư thái tâm hồn và cảm giác phiêu diêu như đang trong cõi thiên thai.
Đăng bởi: Giáo Viên Tin Học
Từ khoá: Cõi thiên thai Lầu Trống và Lầu Chuông ở thành Tây An, Trung Quốc
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cõi thiên thai Lầu Trống và Lầu Chuông ở thành Tây An, Trung Quốc của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.