Bạn đang xem bài viết Có nên vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh hay không? Những lưu ý khi vệ sinh tai cho bé tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhiều bạn hay lo lắng rằng việc vệ sinh tai bé yêu nhà bạn thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thính giác của bé sau nay. Tuy nhiên, việc để ráy tai nguyên liệu có tốt hay không? Bài viết này sẽ giải thích cho bạn tất cả những thắc mắc của mẹ đối với tình trạng tai của bé.
Tham khảo thêm: Tổng hợp 14 cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà hiệu quả, an toàn mà bạn không nên bỏ qua
Nguyên nhân gây tích tụ ráy tai?
Một số nguyên nhân thường gặp gây tích tụ ráy tai ở trẻ:
- Liên tục đưa ngón tay vào ống tai: Trẻ thường xuyên đưa ngón tay vào bên trong ống tai sẽ làm ráy tai bên trong bị nén chặt lại.
- Thường xuyên sử dụng tăm bông: Các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên sử dụng tăm bông, đẩy ráy tai vào sâu làm kẹt trong ống tai.
- Bài tiết ráy tai dư thừa: Tình trạng bài tiết ráy tai dư thừa gây tích tụ sáp nhiều hơn và dẫn đến sự hình thành của nút ráy tai.
- Dùng máy trợ thính hoặc nút tai trong một thời gian dài: Máy trợ thính hoặc nút tai chặn ráy tai mắc kẹt bên trong.
Có nên vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh hay không?
Nhiều người cho rằng ráy tai là chất thải của cơ thể, và việc để ráy tai sẽ gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến chất lượng nghe của tai. Theo bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, nó là lớp chất nhầy được tiết ra từ đĩa đệm sang lỗ tai với nhiệm vụ là làm sạch ống tai.
Một số công dụng của ráy tai mà có thể bạn không biết như hạn chế tình trạng nước tràn vào tai, bảo vệ tai khỏi những tác nhân ô nhiễm bên ngoài như bụi đất hay là các tác nhân sinh học như vi khuẩn hay nấm. Ngoài ra, nó còn giúp giữ độ ẩm và bôi trơn bên trong lòng ống tai của chúng ta.
Thế nên, việc thực hiện vệ sinh quá thường xuyên sẽ làm bé mất đi lớp bảo vệ tự nhiên của tai bé trước những tác động xung quanh.
Khi nào ta cần vệ sinh tai cho trẻ
Trong trường hợp nếu ta để ráy tai bên trong tai bé quá nhiều, chúng sẽ tự bong ra và nhường chỗ cho lớp ráy tai mới hình thành, từ đó thì chúng vón cục và cứng lại. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể nhẹ nhàng lấy chúng ra bằng cách làm mềm chúng bằng cách nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào tai bé rồi dùng khăn bông mỏng, xoắn chúng lại và đưa vào tai của trẻ. Ráy tai từ đó cũng đi ra theo đường xoắn đó. Nếu chúng quá cứng, bạn hãy thực hiện việc nhỏ nước muối vào tai bé từ 3-4 lần trong ngày để chúng mềm ra.
Những lưu ý cho mẹ khi vệ sinh tai cho bé
Hầu hết, để vệ sinh tai cho bé yêu, các bạn thường sẽ sử dụng tăm bông để vệ sinh. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng cách này nhé bởi nó có thể gây ra một số hậu quả xấu cho bé. Nếu bạn chưa biết thì vùng da bên trong tai của các bé vô cùng mỏng manh, thế nên chỉ cần nếu bạn có hơi lỡ tay thì bé cũng có thể bị đau.
Một số trường hợp tệ hơn thì bé quấy khóc thì có thể khiến cho đầu tăm bông chọc vào màng nhĩ của bé. Tương tự như tăm bông, bạn tuyệt đối không sử dụng các dụng vệ sinh tai có đầu nhọn và được làm bằng chất liệu kim loại.
Ngoài ra, khi làm mềm ráy tai bên trong tai của bé cưng, bạn nên sử dụng nước muối sinh lý bởi nó sẽ an toàn nhất đối với trẻ sơ sinh. Nếu bạn muốn sử dụng các bộ sản phẩm bao gồm thiết bị để lấy ráy tai ra cho bé và nước nhỏ tai, bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ để được hướng dẫn đúng cách. Các bạn cũng không nên tự ý mua và thực hiện trên bé yêu của mình.
Làm gì để ngăn ngừa tích tụ ráy tai?
Các vấn đề khi trẻ bị tích tụ lâu ngày:
- Ráy tai khiến ống tai bị tắc nghẽn, làm thính giác bị ảnh hưởng
- Các dấu hiệu nghiêm trọng của tích tụ ráy tai bao gồm đau, quấy khóc và đôi khi là chóng mặt
- Trẻ sẽ xoa hoặc kéo tai nhiều hơn bình thường
Để ngăn ngừa các vấn đề ráy tai ở trẻ mẹ cần:
- Không sử dụng tăm bông để làm sạch ráy tai
- Không nên lấy ráy tai bằng ngón tay hoặc các dụng cụ khác
- Tháo máy trợ thính sau một thời gian sử dụng
- Kiểm tra tai bé thường xuyên
Ráy tai là một lớp màng tự nhiên của của bé tiết ra, giúp bé tránh khỏi các tác nhân độc hại từ môi trường. Thế nên, việc vệ sinh tai cho bé thường xuyên vừa không cần thiết, vừa làm mất đi lớp bảo vệ tự nhiên này. Nếu trong những trường hợp cần vệ sinh, hãy nhớ thực hiện các bước ở trên nhé!
Kinh nghiệm hay Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Có nên vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh hay không? Những lưu ý khi vệ sinh tai cho bé tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.