Bạn đang xem bài viết Có nên sử dụng giấm tạo trị sẹo mụn không? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giấm táo được làm từ nước ép lên men của táo, đã được biết đến rất nhiều công dụng, bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem có sử dụng giấm táo trị sẹo mụn được không?
Hầu hết mọi người đều gặp phải mụn trứng cá trong những năm thiếu niên do nội tiết tố dao động, mụn sẽ hết sau một vài năm nhưng hậu quả của mụn để lại sẽ là những vết sẹo có thể không lành nếu chúng ta không can thiệp kịp thời.
Có nên sử dụng giấm táo trị sẹo mụn không
Giấm táo chứa axit axetic, axit xitric, axit lactic và axit succinic, bản chất của nó có tính axit do đó cần thận trọng khi sử dụng trên da. Các axit trong giấm táo có thể làm giảm sự xuất hiện của sẹobằng cách loại bỏ các lớp da bên ngoài bị hư hỏng và thúc đẩy quá trình tái tạo.
Nhưng các axit có trong giấm táo có thể gây bỏng khi bôi trực tiếp lên da trong thời gian dài. Vì lý do này, bạn nên pha loãng giấm táo với nước và chỉ thoa một lượng nhỏ mỗi lần sử dụng. Tránh bôi lên vết thương hở hoặc vùng da nhạy cảm.
Một nghiên cứu về ảnh hưởng của chế phẩm sinh học trong mụn trứng cácho thấy rằng axit succinic ngăn chặn tình trạng viêm do vi khuẩn Propionibacterium acnes– một loại vi khuẩn góp phần gây ra mụn trứng cá, điều này có thể giúp ngăn ngừa sẹo. [1]
Axit lactic có thể cải thiện kết cấu, sắc tố và vẻ ngoài của da trong một nghiên cứu về axit lactic trong sẹo mụn nông trên da.[2]
Đã có một số nghiên cứu chứng minh giấm táo có khả năng hỗ trợ trong sẹo mụn. Tuy nhiên, những nghiên cứu này còn hạn chế và khá ít. Nếu muốn sử dụng, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Những vết sẹo mụn nặng cần một kế hoạch điều trị nghiêm ngặt hơn từ bác sĩ da liễu.
Cách sử dụng giấm táo để trị sẹo mụn
Giấm táo và nước
Công thức đơn giản nhất là pha loãng giấm táo với nước trước khi thoa lên vết sẹo.
Bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
– Làm sạch mặt bằng sửa rửa mặt dịu nhẹ và lau khô.
– Pha 1 phần giấm táo với 2 đến 3 phần nước.
– Nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên vết sẹo bằng bông gòn.
– Để yên trong 5 đến 20 giây hoặc lâu hơn nếu nó không gây kích ứng da của bạn.
– Rửa sạch bằng nước và lau khô.
Bạn có thể lặp lại quá trình này một hoặc hai lần mỗi ngày và tiếp tục sử dụng cho đến khi thấy kết quả. Đối với một số người, quá trình này có thể mất một tháng hoặc hơn.
Vẫn có nguy cơ gây kích ứng hoặc bỏng da với công thức này, đặc biệt nếu bạn có làn da nhạy cảm. Nếu bạn rơi vào trường hợp này, hãy thử pha loãng giấm với nhiều nước hơn trước khi áp dụng, nếu vẫn còn kích ứng thì bạn nên ngưng sử dụng. Bạn cũng có thể thấy rằng da của bạn trở nên rất khô sau khi sử dụng. Trong trường hợp này, hãy thoa kem dưỡng ẩm cho da sau khi da khô.
Giấm táo và tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà được biết là có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, đồng thời có thể làm giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng tổng thể của mụn trứng cá.
Thêm một vài giọt dầu tràm trà vào giấm táo đã pha loãng theo công thức 1 phần giấm táo với 2 đến 3 phần nước có thể giúp kiểm soát mụn trứng cá và giảm nguy cơ sẹo.
Không sử dụng dầu cây trà nếu bạn đã từng có kích ứng với nó trước đây, bao gồm bất kỳ mẩn đỏ hoặc phát ban.
Giấm táo và mật ong
Mật ong được sử dụng cho nhiều mục đích y học do đặc tính kháng khuẩn tự nhiên của nó.
Cách thực hiện mật ong kết hợp với giấm táo để điều trị sẹo sau mụn:
– Trộn giấm táo, mật ong và nước ấm theo công thức 1–1 hoặc 2–2.
– Dùng bông miếng thấm vào hỗn hợp trên và bôi lên vùng da sau mụn.
– Nhẹ nhàng mát xa trong khoảng 10 phút để hỗn hợp thấm đều lên da.
– Rửa mặt với sữa rửa mặt để loại bỏ hỗn hợp trên da.
Bạn nên sử dụng mặt nạ mật ong giấm táo thường xuyên với tần suất 2 – 3 lần/tuần để cảm nhận rõ kết quả.
Giấm táo và nước chanh
Nước chanh là một loại axit khác có thể giúp trị sẹo mụn. Nước chanh có chứa vitamin C, là một chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do trong da và cũng để tăng mức độ collagen.
Khi thoa trực tiếp lên vết sẹo mụn, nước cốt chanh làm giảm sự đổi màu và làm đều màu da. Bạn có thể thêm một vài giọt nước chanh vào giấm táo đã được pha loãng theo công thức 1 phần giấm táo và 2 đến 3 phần nước sau đó thoa trực tiếp lên vết sẹo.
Giống như giấm táo, nước chanh có tính axit cao và có thể dẫn đến khô, rát hoặc châm chích cho da. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ bị cháy nắng, bạn nên che chắn da cẩn thận, sử dụng kem dưỡng ẩm, kem chống nắng khi sử dụng phương pháp này.
Giấm táo và nha đam
Nha đam là một biện pháp khắc phục tại nhà phổ biến khác được sử dụng trong quá trình chữa lành vết thương. Nó thường được sử dụng để chữa bỏng, bao gồm cả cháy nắng.
Bạn có thể tìm gel nha đam mua ở các cửa hàng mỹ phẩm hoặc sử dụng gel tươi từ lá nha đam. Trộn gel nha đam, giấm táo, nước theo tỉ lệ 2-1-2, sau đó thoa đều hỗn hợp lên khắp mặt rồi để yên 20 phút và rửa mặt lại bằng nước ấm. Có thể sử dụng hỗn hợp mặt nạ nha đam và giấm táo này 1-2 lần mỗi tuần.
Một số phương pháp khác trị sẹo mụn
Bác sĩ da liễu có thể sử dụng một số hoạt chất điều trị chuyên sâu cho cả mụn trứng cá và sẹo mụn trứng cá, chẳng hạn như: axit alpha hydroxy (AHA), axit lactic, retinoids, axit glycolic.
Ngoài ra còn có một loạt các phương pháp khác tại phòng khám có thể giúp giảm sự xuất hiện của sẹo, chẳng hạn như: mài da, mặt nạ hoá học, microneedling, tái tạo bề mặt bằng laser, tiêm corticosteroid, tiêm botulinum (botox).
Những vết sẹo sâu hoặc rất nhô cao có thể phải thực hiện một cuộc tiểu phẫu cắt đáy sẹo để giảm bớt sự xuất hiện của chúng.
Hi vọng thông qua bài viết này chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về công dụng điều trị sẹo mụn của giấm táo, qua đó có thể lựa chọn phương pháp thích hợp với bản thân.
Nguồn: Healthline
Có thể bạn quan tâm
>>>>>Sử dụng retionl trong điều trị mụn
>>>>> Nha đam có thể làm giảm sự xuất hiện của sẹo mụn không?
Nguồn tham khảo
-
Staphylococcus epidermidis in the human skin microbiome mediates fermentation to inhibit the growth of Propionibacterium acnes: Implications of probiotics in acne vulgaris
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3888247/
-
Research Letter: Lactic acid peeling in superficial acne scarring in Indian skin
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1111/j.1473-2165.2010.00513.x
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Có nên sử dụng giấm tạo trị sẹo mụn không? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.