Bạn đang xem bài viết Có nên nâng cấp CPU không? Những lưu ý khi nâng cấp mà bạn cần biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sau một thời gian dài sử dụng, laptop của bạn không còn đáp ứng được hiệu năng mạnh mẽ cho nhu cầu sử dụng nên bạn muốn nâng cấp CPU? Cùng xem ngay bài viết có nên nâng cấp CPU không? Những lưu ý khi nâng cấp nhé!
Xem ngay các ổ cứng di động đang giảm giá SỐC
CPU là gì?
CPU (Central Processing Unit) là một bộ phận quan trọng của mỗi chiếc máy tính có tác dụng tiếp nhận các thông tin rồi thực hiện và đưa ra lệnh xử lý của laptop. Nhờ đó, laptop sẽ hoạt động hiệu quả, vận hành êm ái.
Có nên nâng cấp CPU không?
Laptop hiện nay ngày càng được thiết kế thông minh, linh hoạt hơn nên bạn có thể nâng cấp CPU thoải mái khi cần để giúp cải thiện tốc độ chạy của laptop mà không lo ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm.
Tuy vậy, bạn cũng cần tuân thủ các giới hạn nâng cấp CPU đã được nhà sản xuất đặt ra thì việc nâng cấp CPU mới đạt được hiệu quả mong muốn, độ bền của thiết bị cũng được đảm bảo.
Đối với CPU dạng ổ cắm vào mainboard bạn có thể nâng cấp CPU vô cùng đơn giản, dễ dàng. Tuy nhiên, hiện nay các dòng laptop đều được thiết kế mỏng nhẹ, CPU được hàn chết vào mainboard nên việc nâng cấp và thay thế CPU khá là khó khăn.
Vì vậy, dựa vào tình hình laptop hiện tại của mình mà bạn nên cân nhắc có nên nâng cấp hay không nhé!
Những lưu ý khi nâng cấp CPU
Điều quan trọng khi nâng cấp CPU không phải là chọn chip thật mạnh để bạn nhận được hiệu năng mạnh mẽ tương ứng. Điều này chỉ khiến cho máy tỏa nhiệt nhiều hơn, quá tải hệ thống, tuổi thọ kém.
Đối với các dòng laptop thiết kế mỏng nhẹ và có CPU hàn chết vào mainboard máy tính bạn nên thay một bảng mạch mới cho máy để cải thiện hiệu năng chứ không nên nâng cấp CPU bởi chúng tồn tại rủi ro 20%.
Hầu hết CPU đều được gắn thẳng lên mainboard của các dòng laptop sử dụng chip Intel mới như Haswell, Ivy Bridge,…nên việc nâng cấp CPU cũng gặp nhiều trắc trở hơn so với các dòng laptop cũ và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Do đó, bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định có nên nâng cấp CPU laptop hay không.
Hướng dẫn cách nâng cấp CPU
Bước 1: Bạn hãy chọn bộ vi xử lý CPU có hiệu năng cao hơn so với con chip hiện tại nhưng phải đảm bảo tương thích với mainboard cũ, giá thành tốt. (Gợi ý: Bạn có thể sử dụng CPU-Z để kiểm tra)
Bước 2: Bạn hãy ngắt toàn bộ nguồn điện, rút các dây nối đến case để đảm bảo an toàn trong quá trình tháo lắp CPU. Đồng thời, bạn hãy vệ sinh bụi trong laptop để chống rơi bụi bẩn vào socket trước khi thao tác nhé!
Bước 3: Bạn hãy xác định vị trí của CPU trên mainboard rồi lần theo đó đểrút cáp điện của quạt tản nhiệt bo mạch. Sau đó, bạn tháo 2 vít chéo nhau rồi vặn ngược theo chiều mũi tên, nhẹ nhàng nhấc quạt tản nhiệt rakhỏi mainboard. Nếu keo đã khô cứng lại bạn hãy rửa sạch chúng và bơm keo mới để thay thế.
Bước 4: Bạn nhẹ nhàng kéo đầu thanh thép nhỏ được dùng để chặn CPU sang ngang để nó thoát ra khỏi lẫy khóa rồi kéo nó lên. Sau đó, bạn mở phần nắp giữ chip lên để nhấc con chip cũ ra ngoài.
Bước 5: Sau khi bạn nhấc con chip cũ ra bạn sẽ thấy một vài điểm bị khoét vào trong là điểm đặt bo mạch chủ. Bạn hãy đặt CPU vào và quay cả 4 hướng, hướng nào có thể đặt CPU khít xuống mặt socket là hướng đặt đúng. Sau đó, bạn úp tấm chắn và cài thanh thép lại như cũ.
Bước 6: Rút các chốt của quạt lên trên, phần nhựa trắc phía dưới của chốt sẽ khép lại. Khi đó, bạn đặt quạt sao cho 4 chốt cài trùng với 4 lỗ trên bo mạch chủ, 4 chân trắng của quạt khớp vào các lỗ và xoay theo chiều mũi tên. Tiếp theo, khóa 2 chốt còn lại khi đã khóa được 2 chốt chéo nhau của quạt.
Bước 7: Cuối cùng, bạn chỉ cần cắm lại dây quạt vào vị trí ban đầu rút và đậy thùng máy lại, cắm lại dây nối của các thiết bị khác là hoàn thành.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về có nên nâng cấp CPU không? Những lưu ý khi nâng cấp. Nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Có nên nâng cấp CPU không? Những lưu ý khi nâng cấp mà bạn cần biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.