Bạn đang xem bài viết Có nên lấy khóe móng chân không? Hướng dẫn cách lấy khóe móng đúng cách tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khóe móng chân ai cũng có nhưng có nên lấy và lấy khóe móng chân như thế nào đảm bảo an toàn, không xước da, nhiễm trùng không phải ai cũng biết cách. Tham khảo ngay bài viết bên dưới để biết làm thế nào nhé.
Tất cả mọi người đều có khóe móng chân, phần khóe này không gây bất tiện cho quá trình sinh hoạt của con người nhưng nhiều chị em thích lấy khóe móng chân vì nó vừa giúp sạch sẽ, lại vừa làm đẹp cho bộ móng của chính mình. Nhưng lấy khóe móng chân an toàn, tiện lợi, không gây mưng mủ đau nhức thì không phải ai cũng biết.
Có nên lấy khóe móng chân không?
Khóe móng chân chính là phần rìa ở 2 bên cạnh nằm phía ngoài cùng của móng, nó thường mọc thuôn ra 2 bên của móng, không gây đau nhức, khó chịu gì cho mọi người.
Bạn có thể lấy khóe móng chân hoặc không lấy tùy thích. Nhưng hầu hết chị em phụ nữ thường chủ động lấy khóe móng chân khi làm móng và vô tình “cắt phạm” quá sát vào khóe móng, khiến vùng này bị thương, trầy xước gây ra những hậu quả không mon muốn.
Dù là vì lý do chủ động muốn cắt sát hay vô tình “cắt phạm” khóe móng chân thì nếu không biết cách lấy khóe móng, không biết cách vệ sinh, chăm sóc phù hợp sau khi lấy khóe móng thì bạn sẽ bị đau nhức, mưng mủ, chảy máu, nấm chân, ở vùng da lấy khóe, nặng hơn có thể gây nhiễm trùng móng chân cực nguy hiểm.
Bàn chân chúng ta hằng ngày tiếp xúc với mặt đất, bụi bẩn chứa nhiều vi khuẩn cho nên bạn phải biết cách hoặc người lấy khóe móng chân cho bạn cần phải biết cách xử lý thì mới lấy khóe móng an toàn, hiệu quả và dễ dàng được.
Hướng dẫn cách lấy khóe móng đúng cách
– Đầu tiên, bạn cần ngâm bàn chân trong thau nước sạch trước khi cắt, việc ngâm rửa chân như vậy sẽ giúp loại bỏ chất bẩn trên chân, kẽ móng, làm mềm khóe móng giúp việc lấy khóe, cắt móng dễ dàng hơn.
– Sau khi khóe móng đã sạch, mềm, bạn dùng kiềm cắt khóe thật nhẹ nhàng, với độ sâu vừa phải, không cắt quá sâu, quá sát phần thịt để hạn chế tối đa khả năng bị nhiễm trùng, chảy máu.
– Cắt xong, bạn rửa chân sạch lần nữa với nước ấm, để khô tự nhiên hoặc dùng khăn lau khô chân.
– Với khóe móng quặp sâu, đâm vào thịt, móng cong vòng, bạn không thể đảm bảo mình có thể xử lý an toàn được nên đến gặp bác sĩ trực tiếp xử lý, không nên đến tiệm làm móng vì chưa chắc các nhân viên của cửa hàng đã biết cách xử lý, nếu để người thiếu kinh nghiệm lấy khóe, có thể gây nhiễm trùng, mưng mủ.
– Nếu chân bị viêm nhiễm, mưng mủ bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp, không nên tự ý chữa trị.
– Để bảo vệ móng chân, hạn chế vi khuẩn bám vào khóe móng, hằng ngày bạn nên rửa chân sạch sẽ, rửa bằng xà phòng, cọ bằng bàn chải mềm hoặc bàn chải đánh răng để làm sạch hiệu quả hơn.
– Nên mang giày, dép vừa chân, không quá chật để khóe móng không mọc lệch, đâm ngược vào da, không đi chân trần trên đất bẩn, cố gắng giữ chân luôn khô ráo.
Lấy khóe móng chân tưởng đơn giản nhưng chẳng phải đơn giản như bạn nghĩ, tham khảo kỹ càng bài hướng dẫn trên để lấy khóe móng đúng cách nhé.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Có nên lấy khóe móng chân không? Hướng dẫn cách lấy khóe móng đúng cách tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.