Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển mang đến câu trả lời hay, chính xác nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 11 nắm được những tác động thuận lợi và khó khăn của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển.
Khu vực hóa đã, đang và sẽ trở thành xu hướng phát triển nổi bật và là xu thế quan trọng nhất của phát triển kinh tế thế giới trong thế kỉ XXI. Quá trình khu vực hóa đã tạo ra sức hút, buộc các quốc gia phải liên kết lại với nhau, từ đó hình thành các liên kết mới. Vậy sau đây là Tác động của khu vực hoá đối với các nước đang phát triển mời các bạn cùng đón đọc.
Đề bài: Dựa vào kiến thức đã học, hãy sư tầm tư liệu, số liệu về khu vực hóa và trình bày:
Vấn đề khu vực hóa: cơ hội, thách thức đối với các nước đang phát triển.
1. Khu vực hóa là gì?
Khu vực hóa là sự liên kết giữa các quốc gia có những nét tương đồng về địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội và có chung mục tiêu phát triển.
Các quốc gia gắn kết với nhau bằng một phần chủ quyền, hoạt động dựa trên cơ sở bình đẳng, đôi bên cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau. Hoạt động của các quốc gia trong khu vực hóa đều thông qua các điều ước quốc tế và điều ước khu vực. Như vậy, khu vực hóa làm tăng lên mạnh mẽ và rộng rãi các mối liên hệ, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau của các hiện tượng, quá trình diễn ra ở các nước trong khu vực.
2. Cơ hội của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển
+ Phát huy được lợi thế so sánh để phát triển: khu vực hóa kinh tế mang lại cho các nước đang phát triển những cơ hội lớn mới, nếu biết vận dụng sáng tạo để thực hiện được mô hình phát triển rút ngắn. Chẳng hạn, bằng lợi thế vốn có về tài nguyên, lao động, thị trường, các ngành công nghiệp nhẹ, du lịch, dịch vụ…. các nước đang phát triển có thể tham gia vào tầng thấp và trung bình của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu với cơ cấu kinh tế có các ngành sử dụng nhiều lao động, nhiều nguyên liệu, cần ít vốn đầu tư, công nghệ trung bình tiên tiến tạo ra những hàng hoá – dịch vụ không thể thiếu trong cơ cấu hàng hoá – dịch vụ trên thị trường khu vực. Cơ hội đặt ra như nhau đối với các nước đang phát triển, song nước nào biết tận dụng nắm bắt được chúng thì phát triển. Điều đó phụ thuộc vào nhân tố chủ quan, vào nội lực của mỗi nước. Việc phát huy tối đa lợi thế so sánh trong quá trình khu vực hóa của các nước đang phát triển là nhằm tận dụng tự do hoá thương mại, thu hút đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội.
+ Tăng nguồn vốn đầu tư: tạo cơ hội cho các nước đang phát triển có thể thu hút được nguồn vốn bên ngoài cho phát triển trong nước, nếu nước đó có cơ chế thu hút thích hợp. Thiết lập một cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư nội địa hợp lý là cơ sở để định hướng thu hút đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm các ưu đãi từ những điều kiện và môi trường đầu tư bên trong để thúc đẩy chương trình đầu tư của họ. Các nước đang phát triển đã thu hút và sử dụng một lượng khá lớn vốn nước ngoài cùng với nguồn vốn đó, vốn trong nước cũng được huy động. Tạo ra sự biến đổi và gia tăng cả về lượng và chất dòng luân chuyển vốn vào các nước đang phát triển, nhất là trong khi các nước đang phát triển đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn đầu tư cho phát triển.
+ Nâng cao trình độ kỹ thuật – công nghệ: có điều kiện tiếp cận và thu hút những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, qua đó mà nâng dần trình độ công nghệ sản xuất của các nước. Do vậy, mà ngày càng nâng cao được trình độ quản lý và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế các nước đang phát triển. Khu vực hóa được đánh giá như một công cụ đặc hiệu để nâng cao trình độ kỹ thuật – công nghệ ở các nước đang phát triển. Bởi lẽ, trong quá trình tham gia vào liên doanh, liên kết sản xuất quốc tế, hợp đồng hợp tác kinh doanh, các dự án FDI… các nước đang phát triển có điều kiện tiếp cận những công nghệ, kiến thức và kỹ năng hết sức phong phú, đa dạng của các nước.
+ Mở rộng kinh tế đối ngoại: Khu vực hóa làm cho quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế trở thành xu hướng tất yếu và diễn ra hết sức mạnh mẽ do sự phát triển cao của lực lượng sản xuất dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ. Khu vực hóa đang diễn ra với tốc độ cao, càng đòi hỏi mạnh mẽ việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nền kinh tế, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.
+ Cơ sở hạ tầng được tăng cường: khu vực hóa đã tạo ra cơ hội để nhiều nước đang phát triển phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, về bưu chính viễn thông, về điện, nước… ở các nước đang phát triển, mức thu nhập tính theo đầu người rất thấp, do đó tích luỹ cũng vô cùng thấp vì phần lớn thu nhập dùng vào sinh hoạt.
3. Thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển.
+ Đều là các nước đang phát triển, sự cạnh tranh giữa các quốc gia sở hữu trình độ công nghệ và chi phí tương đồng cũng sẽ phát sinh.
+ Khu vực hóa trong khi làm tăng vai trò của các ngành công nghiệp, dịch vụ, nhất là những ngành có công nghệ cao, lao động kỹ năng… thì sẽ giảm tầm quan trọng của các hàng hóa sơ chế và lao động không kỹ năng. Cuộc cách mạng công nghệ sinh học, tin học, điện tử… làm giảm tầm quan trọng của các mặt hàng công nghệ thô. Do đó, các nước đang phát triển, trước đây được coi là giàu có, được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, thì ngày nay đang trở thành những nước nghèo.
+ Xuất phát điểm và sức mạnh của mỗi quốc gia khác nhau, nên cơ hội và rủi ro của các nước là không ngang nhau. Nền kinh tế của các nước đang phát triển dễ bị thua thiệt nhiều hơn trong cuộc cạnh tranh không ngang sức này. Càng phải phá bỏ hàng rào bảo hộ thì thách thức đối với các nước đang phát triển càng lớn.
+ Việc chuyển dịch những ngành đòi hỏi nhiều hàm lượng lao động, tài nguyên… nhiều những ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường sang các nước đang phát triển.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển Giải bài tập Địa lí 11 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.