Neu-edutop.edu.vn, xin giới thiệu đến tất cả các bạn một số bài văn mẫu lớp 7: Chứng minh câu tục ngữ Lời nói gói vàng, đã được chúng tôi đăng tải tại đây.
Để giúp cho các bạn có thể bổ sung thêm nhiều kiến thức viết văn chứng minh lớp 7 của mình. Sau đây, chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo dàn ý và một số bài văn mẫu Chứng minh câu tục ngữ Lời nói gói vàng.
Dàn ý chứng minh câu tục ngữ Lời nói gói vàng
I. Mở bài:
– Giới thiệu câu tục ngữ “Lời nói gói vàng”.
– Câu tục ngữ “Lời nói gói vàng” mà ông cha ta từ xa xưa đã đúc kết ra nhằm mục đích nhắc nhở chúng ta về giá trị của lời nói để ta biết trân quý lời nói, sử dụng lời nói sao cho hợp lý, hiệu quả, phát huy được hết giá trị ý nghĩa của lời nói.
II. Thân bài:
– Lời nói: Là lời ăn tiếng nói hằng ngày của chúng ta, là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó, ngoài giá trị về mặt ngữ nghĩa, lời nói còn mang trong mình thái độ, cảm xúc và hàm ý của người nói.
– Vàng: Là một thứ vật chất quý giá, đắt đỏ được nâng niu và gìn giữ, trân trọng, một chút vàng cũng có giá trị rất lớn.
– Ý nghĩa câu nói: Đề cao giá trị của lời nói, cần phải coi trọng và giữ gìn lời nói như một vật quý giá, sử dụng hợp lý và hiệu quả.
– Tại sao lại ví lời nói như gói vàng?
+ Lời nói có thể khẳng định giá trị con người
+ Lời nói đúng lúc, đúng chỗ mang lại nhiều giá trị to lớn.
+ Lời nói có thể gắn kết mọi người với nhau.
+ Lời nói có sức ảnh hưởng sâu rộng.
III. Kết bài:
– Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ: Chúng ta sẽ là người quyết định giá trị lời nói của mình, vậy nên hãy sử dụng lời nói một cách có văn hóa, văn minh lịch sự và hơn hết là sử dụng hợp lý, hiệu quả.
Chứng minh câu tục ngữ Lời nói gói vàng – Mẫu 1
Dễ dàng nhận thấy được rằng chính trong giao tiếp thường ngày, lời nói chính là phương tiện trao đổi giữa người với người. Điều đó như cũng đã thể hiện những suy nghĩ cá nhân và quan hệ của mỗi con người, đồng thời cũng đã được con người thể hiện dưới những hình thức khác nhau, nhưng ta cũng nên biết được có một số cách thể hiện lại vô tình đụng chạm đến người khác và khiến họ cảm thấy bị xúc phạm. Có lẽ chính vì ý thức được sự quan trọng của lời nói trong giao tiếp với những người xung quanh, dân gian xưa kia đã có quan niệm “Lời nói gói vàng” hay là những câu ca của ông ca ngày trước để lại “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Chắc chắn rằng chúng đều mang ý nghĩa khái quát về tầm quan trọng của lời nói, cách hành xử, suy nghĩ của con người.
Lời nói khi nói ra thì điều quan trọng là chính những lời nói ấy nếu mà không được tường tận hay tròn vành rõ nghĩa mà lại như ám chỉ một điều gì đó không tốt. Chắc chắn rằng đâu là lời nói “như kim đâm” vào chính những suy nghĩ của người đối diện. Nếu như câu nói mà phù hợp với hoàn cảnh cũng như bày tỏ được nỗi niềm của người gia tiếp kia thì lại rất tốt. Có những lời nói đơn giản nhưng nó lại tràn đầy những vết thương. Con người khi nghe những câu nói như vậy chắc chắn sẽ cảm thấy được có thêm động lực hơn. Khi người đó sai trái thì cũng cố gắng sửa. Nhưng nếu mà lời góp ý đó không tin tế đôi khi là họ bị tổn thương. Và đây cũng chính là nguyên do mà người ta lại nói được rằng “Lời nói gói vàng”.
Vàng là một thứ kim loại quý hiếm của con người nó có giá trị để sử dụng đồng thời cũng chính là vật có sức mạnh quy về giá cả như tiền vậy. Còn lời nói chính là những phát ngôn của chúng ta trong đời sống hàng ngày. Lời nói được ví như một thứ thật quý giá. Mỗi lời nói ra được quý như gói vàng. Qua câu tục ngữ ta như hiểu thêm được ý của người trước nói đó chính là: Trước khi làm và nói một điều gì chúng ta cũng cần phải suy xét sao cho đúng thì mới nói. Vì lời nói phát ra như không có gì nhưng nó lại có sức nặng ngàn cân. Nó có thể làm cho con người vui tươi hoặc cũng là buồn bã. Thậm chí giận cả chính bản thân hơn,…
Câu tục ngữ như ngắn gọn nhưng đã nói về tầm quan trọng của lời nói trong giao tiếp, rằng phải biết cẩn thận. Mỗi người chúng ta nên phải biết lựa chọn cách nói sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh hiện tại, không để gây mất lòng người xung quanh. Lời nói mà không đúng cũng có thể làm ảnh hưởng đến suy nghĩ đa phần là không tốt về mình, gây hiềm khích hoặc có thể là làm tổn thương.
Câu nói “ Lời nói gói vàng” đã cho chúng ta có thể nhìn nhận một cách đơn giản về ý nghĩa bao quát, cũng như kinh nghiệm được rút ra. Bài học đó chính là những lời nói phải được sử dụng cẩn thận từng li, coi nó quý như vàng mà phải biết nâng niu,. Trước khi nói ra chúng ta cũng cần nên phải suy nghĩ thật thấu đáo khi cần dùng tới cho phương tiện giao tiếp thường ngày. Hơn nữa mỗi người cũng không nên để cho chính chúng bị tiêu dùng một cách quá đáng hay là những lời phát ngôn bừa bãi, thiếu suy nghĩ và cẩn trọng, thể hiện con người thiếu hiểu biết. Lời nói mà tự nhiên thiếu đi cách ứng xử cho phù hợp với cuộc sống cần có sự khéo léo trong cư xử và tế nhị. Hoặc ta cũng có thể thấy được rằng khi xuất phát từ quan niệm đó của dân gian. Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng đã dạy cho chúng ta rất nhiều bài học cần nhớ.
Mỗi người chúng ta cũng biết được nếu như mà tận dụng lời nói của mình cho phù hợp, làm vừa lòng cả hai thì kết quả luôn luôn tốt đẹp. Chắc chắn rằng tất cả mọi thứ sẽ được nhẹ nhàng, điều quan trọng hơn cả là khiến cho những người xung quanh trở nên vui vẻ. Những lời nói đó dường như cũng sẽ khiến cho lời nói của chúng ta thêm phần có ý nghĩa và đẹp đẽ trong mắt mỗi người, lời nói từ đó mà trở nên có giá trị. Ngược lại, ta như thấy được có một số người ăn nói có phần hơi thô tục, thiếu suy nghĩ, thì họ cũng sẽ nhận lấy những ánh nhìn có phần không thiện cảm. Thậm chí là họ cũng có thể gây ra những bất hòa không đáng có, đồng thời cũng sẽ làm tổn thương hoặc làm tức giận người khác. Lời nói không có nghĩa gì cũng sẽ gây ảnh hưởng đến người xung quanh vì rất có thể bạn như đã đang làm phiền đến họ.
Trong cuộc sống hiện nay chúng ta cũng cần phải biết được sở dĩ con người cần cẩn thận trong lời nói suy nghĩ là chính do trong cuộc đời làm người, có mấy ai muốn mình bị tổn thương, bị xúc phạm. Mỗi chúng ta như biết được rằng tất cả những hành động thiếu suy nghĩ và lời ăn tiếng nói nếu sử dụng không thấu đáo sẽ dễ gây hiềm khích cho mọi người. Lời nói không hay kia rồi sẽ lan ra cho nhiều người, tiếp đến là cho vô số người, kéo theo với đó chính là những mối quan hệ sẽ dần dà trở thành lòng căm ghét lẫn nhau. Ta phải đặt giả thuyết rằng nếu như ai trong đời cũng ăn nói và hành xử không cẩn thận thì hiềm khích sẽ như thế nào cơ chứ? Con người sẽ sống thật nhàm chán bởi ở đó sẽ chỉ có những nỗi buồn, tranh chấp mà thôi. Nên phải hiểu được giá trị của lời nói ra quý như vàng nên hãy biết dùng như thế nào cho hợp lý và cho đúng là “quý như vàng”.
Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng lại dễ hiểu nói về tầm quan trọng của lời nói, rằng lời nói rất quan trọng đối với mỗi con người. Điều quan trọng hơn cả đó chính là con người hãy biết sử dụng chúng làm sao để có ý nghĩa thêm đối với mọi người xung quanh và cho chính mình như thế cuộc sống mới trở lên tốt đẹp hơn.
Chứng minh câu tục ngữ Lời nói gói vàng – Mẫu 2
Trong xã hội loài người chúng ta, lời nói không chỉ đơn thuần là phương tiện để giao tiếp, trao đổi và truyền đạt lại thông tin cho nhau, mà hơn thế lời nói còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc sống mỗi người. Câu tục ngữ “Lời nói gói vàng” mà ông cha ta từ xa xưa đã đúc kết ra nhằm mục đích nhắc nhở chúng ta về giá trị của lời nói, để ta biết trân quý lời nói, sử dụng lời nói sao cho hợp lý, hiệu quả, phát huy được hết giá trị ý nghĩa của lời nói.
Trong câu tục ngữ, có hai thứ được nhắc đến đó chính là “lời nói” và “vàng”. Lời nói chính là lời ăn tiếng nói hàng ngày của chúng ta, là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó, ngoài giá trị về mặt ngữ nghĩa lời nói còn mang trong mình thái độ, cảm xúc và hàm ý của người nói. Vàng là một thứ vật chất quý giá, đắt đỏ được nâng niu và gìn giữ, trân trọng, một chút vàng cũng có giá trị rất lớn. Việc so sánh lời nói như gói vàng nhằm khẳng định lời nói có giá trị quý như vàng, hơn giá trị của rất nhiều vàng, bởi vậy cần coi trọng và giữ gìn lời nói như một vật quý giá, sử dụng hợp lý và hiệu quả.
Vậy tại sao ông cha ta lại ví lời nói quý như vàng, lời nói có thực sự mang lại giá trị quý giá đến mức ấy hay không? Lời nói là ngôn ngữ riêng của mỗi người, mỗi người có vốn lời nói của riêng mình và việc sử dụng chúng cũng hoàn toàn mang tính cá nhân, không ai có thể nói thay lời của bạn. Lời nói sẽ phản ánh trình độ văn hóa, đạo đức và phẩm chất bên trong mỗi người, qua cách ăn nói người ta có thể đánh giá về con người bạn. Nếu không giao tiếp, không sử dụng lời nói của mình để khẳng định mình thì dù có dùng tiền hay vàng cũng không thể mua được những đánh giá của người khác dành cho mình, không thể khẳng định bản thân trước mọi người. Đôi khi lời nói giúp ta phân minh rạch ròi đúng sai, trả lại sự công bằng cho chính mình và lấy lại lòng tin từ mọi người, nếu không có lời nói ta đành phải chịu oan uổng, như vậy chẳng phải lời nói quý hơn vàng hay sao. Lời nói được sử dụng đúng hoàn cảnh và phù hợp mục đích giao tiếp còn mang lại nhiều giá trị hơn thế, một lời động viên an ủi kịp thời có thể xoa dịu nỗi đau của người khác, tiếp thêm sức mạnh cho người ấy đứng dậy và bước tiếp. Một lời khuyên răn, ngăn cản hợp tình hợp lý có thể kéo người đi sai đường trở về đúng đường, tránh những bước đi sai lầm dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Quả thực, những lời nói như thế còn quý hơn ngàn vàng, có nhiều tiền nhưng không có người động viên an ủi rồi người thất bại cũng suy sụp tinh thần mà gục ngã, hay có nhiều tiền nhưng đi vào con đường sai trái thì sớm muộn cũng trở thành người tội lỗi. Trong những trường hợp ấy, tiền hay vàng bạc không giúp được chúng ta, chỉ có lời nói của con người dành cho nhau mới có sức mạnh cảm hóa ấy. Bởi thực sự, lời nói vừa là phương tiện giao tiếp vừa gắn kết mọi người lại với nhau, những lời nói tốt đẹp gây dựng nên những mối quan hệ tốt đẹp, nhiều người đến với nhau, trở thành tri kỉ hay bạn bè chí cốt chỉ vì hợp và hiểu nhau, mà để có thể biết mình hợp và hiểu người khác thì phải có lời nói bày tỏ quan điểm, cảm xúc và tâm tư tình cảm của mình cho người khác thấy.
Lời nói giúp con người chia sẻ mọi thứ với nhau, đồng cảm và thấu hiểu nhau, mang đến cho ta một người bạn tri kỷ gắn bó với mình còn quý giá hơn có trong tay nhiều vàng bạc mà không có lấy một người bầu bạn tâm sự. Tiêu biểu có những lời nói đã trở thành câu nói bất hủ, đi vào lịch sử và giá trị tồn tại theo năm tháng, giống như lời Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”, bản tuyên ngôn đã mở ra một kỉ nguyên mới cho đất nước, kỉ nguyên độc lập tự do và thống nhất mà chúng ta đang được hưởng. Lời nói của Bác đã thức tỉnh hàng triệu đồng bào cùng đoàn kết đấu tranh, lời nói ấy còn vang lên ở những nơi xa xôi đấu tranh với những luận điệu xảo trá của kẻ thù, và cũng lời nói của Bác đã khích lệ động viên nhân dân lao động chiến đấu. Có thể nói, lời nói của Bác đã cứu vớt hàng triệu con người Việt Nam rơi vào cảnh nô lệ, mất nước, lời nói của Bác quý giá là vậy, làm sao có vàng bạc châu báu nào có thể so sánh được.
“Lời nói gói vàng” là câu tục ngữ mà công cha ta dùng cách gần gũi nhất khẳng định giá trị của lời nói, nói theo khách quan giá trị của lời nói khó có thể cân đo đong đếm một cách chính xác được. Tuy nhiên, muốn lời nói có giá trị không khó bởi chính chúng ta sẽ là người quyết định giá trị lời nói của mình, hãy sử dụng lời nói một cách có văn hóa, văn minh lịch sự và hơn hết là sử dụng hợp lý, hiệu quả, bởi “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Chứng minh câu tục ngữ Lời nói gói vàng – Mẫu 3
Xã hội ngày nay đang ngày càng phát triển. Vấn đề giao tiếp là vấn đề quan trọng cho mỗi cá nhân có vị trí của riêng mình trong xã hội. Giao tiếp qua lời nói cũng là cả một nghệ thuật. Vậy phải nói như thế nào? Lời nói phải ra sao? Dân gian có nhiều câu tục ngữ, thành ngữ đúc kết kinh nghiệm trong giao tiếp ứng xử, trong nói năng giữa mọi người do cha ông ta để lại như ” Lời nói gói vang”
Câu tục ngữ: “Lời nói gói vàng” có ý nghĩa là mỗi lời nói ra đều quý như vàng, quý như một thứ của cải vật chất quý giá, gắn liền với sinh mạng, với cuộc sống con người. Nhưng giữa lời nói và vàng lại có điểm khác biệt: Vàng phải mất tiền để mua còn nói thì “chẳng mất tiền mua”.
Lời nói còn khác vàng ở chỗ: vàng chỉ là thứ kim loại cứng chắc, có giá trị về công nghiệp, dịch vụ, lại đẹp, được làm những đồ trang sức quý phái, nhưng vô tri vô giác, chỉ theo một cấu trúc, một vòng lặp nhất định, còn “lời nói” thì ngược lại: lời nói có thể thay đổi cấu trúc liên tục, tùy theo cách sử dụng của người nói, nếu người nói biết cân nhắc kỹ càng trước khi nói, biết mình sẽ nói gì, thì lời nói ra sẽ hay hơn, rành mạch hơn, thậm chí còn có sức thuyết phục hơn, như đang là vàng lại trở thành Kim Cương vậy; còn nếu người nói không cân nhắc kĩ trước khi nói, chỉ biết nghĩ sao nói toẹt ra như vậy, thậm chí nói tục chửi bậy, nói làm chạm sâu đến nỗi lòng của người khác, như vậy thì cũng như vàng lại trở thành cục đất sét tầm thường mà thôi.
Như thế chẳng phải là ta đã phải “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” đó sao?
Đối với mỗi con người, thời gian đã trôi qua chẳng bao giờ có thể lấy lại, mà mỗi phút trôi qua, trung bình một người bình thường sẽ nói một từ trong một phút. Nếu ta không biết lựa lời nói, sẽ gây ra cho những người khác những chua xót, những đắng cay, những niềm thù hận… mà chỉ trong phút chốc trở thành tai hoạ vững bền về sau. Còn nếu ta biết chau chuốt từng lời nói, biết đâu chỉ trong phút chốc, ta có thể xoa dịu nỗi đau cho bao nhiêu người lâm vào hoàn cảnh khó khăn, hay làm cho người nào đó khỏi mặc cảm, tự ti trước cuộc đời.
Học sinh chúng ta ở mỗi giai đoạn của xã hội, hay mỗi cấp học đều có những sự khác biệt về lối nói văn hoá trong đời sống, học tập. Hiện nay, đa số học sinh thuộc giới tuổi Teen tức là cấp 2 (THCS) và cấp 3 (THPT) hiện nay thường sống đua đòi, bắt chước nước ngoài từ kiểu tóc, cách ăn mặc, sở thích âm nhac,… đến cả lời nói. Những từ ngữ của dân Teen được gia nhập dần bởi hết những ngôn ngữ nước ngoài lại đến ngôn ngữ trên mạng, trên di động… nói chung là đủ mọi tạp hoá… Sự xuất hiện của những lối nói được coi là “sành điệu” ấy đang dẫn đến nguy cơ làm giảm đi gam màu trong sáng của tiếng Việt. Các anh chị lớn tuổi trong giới học sinh đua đòi như vậy dẫn tới những em học sinh cấp I thơ ngây cũng khó mà tránh bị vẩn dục bởi những loại văn hoá tạp nhiễm. Các em luôn là những con người bắt chước giỏi nhất. Bởi các em đang trong quá trình hình thành nhân cách. Như vậy thử hỏi, nếu anh chị của chúng cũng vẩn đục, vậy chúng có khỏi liên lụy hay không?
Ngôn ngữ trong lời nói là tinh hoa mà mỗi dân tộc đúc kết được bằng bao mồ hôi và xương máu, mỗi học sinh là những mầm non mai sau xây dựng tổ quốc thì càng nên gắng giữ gìn, ý tứ trong lời nói (thực hiện ngôn ngữ) để giữ lại tinh hoa cho ngàn đời sau đều biết đến.
Chứng minh câu tục ngữ Lời nói gói vàng – Mẫu 4
Có thể nhận thấy được trong quan hệ giữa người với người ta như cũng biết được tầm quan trọng của giao tiếp như thế nào. Khi con người ta giao tiếp thì có rất nhiều phương tiện để giao tiếp, và một trong số đó thì lời nói được xem là một trong những hình thức phổ biến nhất và dễ sử dụng nhất trong giao tiếp. Cha ông ta cũng đã từng nói câu “Lời nói gói vàng” như để khuyên răn chúng ta nên biết lựa lời cũng như nói ra những điều thật có giá trị.
Tại sao lại ví “Lời nói gói vàng”. Vàng chính là một kim loại quý hiếm và có giá trị kinh tế rất cao. Việc so sánh và ví von lời nói với gói vàng như để nói lên việc lời nói cũng có giá trị lớn như gói vàng vậy. Câu tục ngữ như khuyên chúng ta nên biết sử dụng lời nói như thế nào để cho phù hợp nhất, bởi vì lời nói quý như vậy nên hãy biết chọn lọc mà sử dụng những ngôn từ thật hợp lý trong các trường hợp bạn nhé!
Dễ nhận thấy được trong chính cuộc sống hằng ngày, con người thường xuyên phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp. Và ta dường như cũng nên hiểu biết được rằng, nếu như chúng ta mà có thể biết lựa chọn lời nói thích hợp thì mọi người sẽ hiểu nhau hơn, chắc chắn ta cũng sẽ như thấy được những công việc sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, không chỉ như vậy thì ta cũng sẽ có thể đạt được những kết quả cao hơn. Thông thường ta như cũng đã thấy được rằng, trong cuộc sống thì mỗi người bình thường đều có khả năng nói lên mọi điều nhưng có lời hay, hay phải nói những lời đẹp như chất chứa biết bao nhiêu tình cảm. Thế rồi ta dường như cũng lại có thể nói những lời thô, lời vụng. Các bậc tiền nhân xưa cũng đã có câu:
“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”
Thực tế cuộc sống dường như cũng có thể chọn lựa lời nói tuỳ theo ý định và trình độ văn hoá của mình. Ta dường như cũng đã thấy được các bậc tiền nhân xưa chính là một thứ công cụ dễ kiếm, dễ chọn lựa ngay chính trong tầm tay của mọi người. Không ai có thể phủ nhận được nếu như chúng ta mà chọn đúng, chắc chắn những lời nói sẽ tạo hiệu quả cao hơn, còn ngược lại ta như thấy được nếu như ta lựa sai thì lời nói sẽ làm mất lòng nhau.
Thực tế cuộc sống dường như cũng đã cho ta thấy được cũng chính hiệu quả của lời nói đẹp là làm vừa lòng nhau. Thế rồi ta như thấy được chính những lời nói đẹp tạo ra sự cảm thông, hay đó cũng chính là sự ăn ý và hiểu biết lẫn nhau. Thực sự thì lời nói cũng chính là một sở để con người đạt được mục đích trong giao tiếp. Để cho “vừa lòng nhau”. Có lẽ chúng ta cũng nên hiểu được rằng, chính mỗi người chúng ta cũng cần phải biết lựa chọn lời nói phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh hơn nữa là tạo được sắc thái tình cảm.
Ví dụ rất đơn giản đó chính là khi con người chúng ta khi mà cùng nói về một hiện tượng là cái chết nhưng có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau. Ta như thấy được chính những sự diễn đạt này lại như đã giúp cho chúng ta phân biệt được những người có trình độ, những người có khả năng giao tiếp “ứng nhân xử thế” tốt. Khi chúng ta mà chọn lựa được những lời nói phù hợp chắc chắn chúng ta sẽ nhận được những tính cảm tốt đẹp của mọi người. Và chính ta dường như cũng đã thấy được ngay cả khi ta không có ý đó nhưng lời nói không tế nhị cũng dễ mang đến cho chính bản thân ta những hiểu lầm không đáng có. Nếu như trong giao tiếp mà cứ coi trọng “vừa lòng nhau” thì thực sự vẫn chưa thể nói được “lời nói gói vàng được”. Mà trong giao tiếp ngoài mang được những thông tin cần thiết thì cũng như lại có thể giúp cho khoảng cách giữa con người với con người như gần nhau hơn.
Mỗi người trong chúng ta cũng cần phải chọn lời nói thích hợp, nhưng dường như ta cũng thấy được cũng chính tính đúng đắn chứ không phải chỉ quan tâm đến sự đồng tình của người nghe. Có lẽ chính là bởi vì có những khi nói thật mất lòng. Không thể phủ nhận được chính một lời nói êm tai, một lời nói như cũng thật nhẹ nhàng nhưng giả dối không thể coi là một hành vi giao tiếp đúng đắn. Cho dù “Nói gần nói xa chẳng qua nói thật” lời nói thích hợp và đúng đắn nhất thì trước hết phải là lời nói chân thực, sau đó với là lời nói đẹp bạn nhé!
Tóm lại lời nói cũng chính là một công cụ giao tiếp phổ biến và không thể thiếu trong mỗi người chúng ta hiện nay. Hãy biết tận dụng và sử dụng lời nói sao cho đúng đắn nhất, bởi đúng như câu tục ngữ “Lời nói gói vàng”.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Chứng minh câu tục ngữ Lời nói gói vàng (Dàn ý + 4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.