Bạn đang xem bài viết Chứng hoảng hốt ban đêm là gì? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Một số em học sinh nhỏ, nhiều đêm đang ngủ bỗng vùng dậy, la hét, khóc lóc, vẻ mặt nhớn nhác sợ hãi, người lớn dỗ dành không được, nhưng một lát sau lại ngủ thiếp đi. Đó là chứng bệnh gì? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nha.
Chứng hoảng hốt ban đêm là gì?
“Chứng hoảng hốt ban đêm” (sleep terror) xảy ra ở các em học sinh cấp 1, nhưng trước tuổi đó cũng có nhiều, và có cả một số các em học sinh cấp 2 cũng bị mắc. Các triệu chứng như sau:
a. Trẻ đang ngủ bỗng vùng dậy, sợ hãi, như đang đứng trước một cảnh tượng ghê rợn, hãi hùng.
b. Trẻ la hét, khóc lóc, vùng vẫy như không thấy có người thân ở bên.
c. Sau một lát, trẻ lại ngủ thiếp đi. Sáng hôm sau, trẻ thức dậy, mệt nhọc, nhưng quên hết các đều đã xảy ra đêm trước.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính của chứng “Hốt hoảng ban đêm” này là ở các em nhỏ đó, hệ thần kinh trung ương (não) chưa phát triển tốt, các hoạt động tâm thần chưa được ổn định. Nếu để ý theo dõi, sẽ thấy hầu hết các em này thường dễ bị xúc động, dễ lo sợ, hay giận dỗi, hay giật mình… và vì vậy các em còn được gọi là “yếu thần kinh”, theo cách nói của dân gian ta.
Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố bên ngoài đã ảnh hưởng tới em nhỏ “yếu thần kinh” đó, và làm cho các cơn “hoảng hốt ban đêm” dễ xảy ra. Các yếu tố đó là:
a. Em nhỏ đã được xem những cảnh ghê rợn từ ban ngày, hoặc buổi tối trước khi ngủ. Thí dụ: em đã xem phim có những cảnh đâm chém, giết chóc, những con quái vật ăn thịt người… hoặc đã xem những phim được gọi là phim kinh dị.
b. Em nhỏ đã được nghe kể những chuyện ghê rợn, thí dụ chuyện ma.
Ngoài ra, đôi khi cũng có em nhỉ có lãi (giun) trong ruột. Những con lãi này kích thích ruột ban đêm, gây đau bụng, từ đó kích thích thần kinh trung ương, làm cho cơn “hoảng hốt ban đêm” dễ xảy ra.Cuối cùng, cũng đã thấy có những trường hợp do…nghẹt mũi. Chính nghẹt mũi cũng có thể gây tác hại: khi em nhỏ nghẹt mũi, thì thở khó, và do đó cơ thể thiếu oxy (dưỡng khí). Cả não cũng sẽ thiếu oxy. Não không hoạt động ổn định được nữa, thần kinh trung ương bị rối loạn, do đó cơn “hoảng hốt ban đêm” dễ xảy ra.
Có thể làm gì để chữa trị “chứng hoảng hốt ban đêm”?
Có thể làm một số việc sau:
a. Trước hết, cần hết sức tránh cho em nhỏ nghe những chuyện rùng rợn, xem những phim gây sợ hãi. Khi xem tivi, nên cho em nhỏ xem phần đầu (những bông hoa nhỏ) là phần dành cho thiếu nhi. Còn khi xem các phim truyện thì gia đình phải cân nhắc tránh cho em nhỏ xem những phim có những cảnh đâm chém, giết chóc rùng rợn, những con quái vật hung dữ, ăn thịt người, hoặc những phim ma, phim kinh dị. Dĩ nhiên, không bao giờ kể chuyện ma cho các em nghe.
b. Cũng nhớ luôn là các em này thuộc loại “yếu thần kinh”, vì vậy không nên cho các em sử dụng các chất có thể kích thích như cafe, bia,… nhất là trong các buổi đi theo người lớn đi dự tiệc hoặc liên hoan. Trong bữa ăn tối, nên cho em nhỏ ăn nhẹ nhàng, tránh ăn no quá sức, để sự tiêu hóa ban đêm được dễ dàng hơn, không bị rối loạn, không ảnh hưởng tới giấc ngủ.
c. Cho em nhỏ ngủ điều độ, tránh thức khuya quá mức. Những giấc ngủ bắt đầu từ quá khuya thường không ổn định. Cuồi cùng, cũng nên cho em nhỏ xổ lãi (tẩy giun) theo định kỳ, trung bình cứ 6 tháng nên xổ lãi một lần, nếu em nhỏ luôn luôn bị nghẹt mũi thì cần đưa em đi chữa trị tại một bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
Để tránh chứng hốt hoảng ban đêm, gia đình cần quan tâm các em tránh cho các em tiếp xúc với những chuyện kinh dị, đáng sợ, và cần cho trẻ xổ lãi theo định kỳ để bảo vệ sức khỏe các em.
(Nguồn: Trích từ sách BỆNH TRẺ EM CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ – trang 110 đến 113)
An Khang
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chứng hoảng hốt ban đêm là gì? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.