Chính tả bài Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Tiếng Việt 5 Tập 1 trang 38.Qua đó, các em sẽ nắm rõ quy tắc ghi dấu thanh, biết tiếng đó có gì giống và khác nhau.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Chính tả Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ. Bên cạnh đó, có thể tham khảo bài Tập đọc Những con sếu bằng giấy, Bài ca về trái đất của tuần 4. Mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí về tham khảo:
Hướng dẫn giải Chính tả SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 38
Câu 1
Nghe – viết:
Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ
Phrăng Đơ Bô-en là một người lính Bỉ trong quân đội Pháp xâm lược Việt Nam. Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng. Một lần, rơi vào ổ phục kích, ông bị địch bắt. Địch dụ dỗ, tra tấn thế nào cũng không khuất phục được ông, bèn đưa ông về giam ở Pháp.
Năm 1986, Phan Lăng cùng con trai đi thăm Việt Nam, về lại nơi ông đã từng chiến đấu vì chính nghĩa.
Theo Như Kim
Trả lời:
Học sinh tự viết. Chú ý cách viết tên riêng người nước ngoài.
Câu 2
Chép vần của các tiếng in đậm trong câu sau về mô hình cấu tạo vần. Cho biết các tiếng ấy có gì giống nhau và khác nhau về cấu tạo.
Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng.
Trả lời:
a. Mô hình cấu tạo vần
Tiếng | Vần | ||
Âm đệm | Âm chính | Âm cuối | |
Nghĩa | ……. | ia | …… |
Chiến | ……. | iê | n |
b. So sánh
Giống nhau | – Hai tiếng đều có âm chính gồm hai chữ cái |
Khác nhau |
– Tiếng “chiến” có âm cuối, tiếng “nghĩa” không có âm cuối – Tiếng “chiến” dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính (nguyên âm đôi), tiếng “nghĩa” dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính. |
Câu 3
Trả lời:
- Đối với tiếng có âm cuối, dấu thanh đặt ở chữ các thứ hai của âm chính (nguyên âm đôi).
- Đối với tiếng không có âm cuối, đặt dấu thanh ở chữ cái thứ nhất của âm chính (nguyên âm đôi).
Trắc nghiệm Chính tả Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ
Câu 1: Cho biết tiếng nghĩa và chiến có gì giống và khác nhau về cấu tạo?
☐ Nghĩa và chiến đều có âm chính là các nguyên âm đôi (âm chính là hai chữ cái) ia và iê.
☐ Nghĩa có âm chính là một chữ cái i còn chiến lại có âm chính là hai chữ cái iê.
☐ Nghĩa không có âm cuối còn chiến lại có âm cuối là n.
☐ Nghĩa và chiến đều không có âm cuối.
☐ Nghĩa và chiến đều không có âm đệm.
☐ Nghĩa và chiến đều có âm đệm là i.
Trả lời:
Sự giống nhau và khác nhau giữa hai tiếng chiến và nghĩa là:
– Giống nhau:
- Hai tiếng đều có âm chính gồm hai chữ cái là iê và ia(đây là hai nguyên âm đôi)
- Hai tiếng đều không có âm đệm.
– Khác nhau:
- Tiếng chiến có âm cuối là n
- Tiếng nghĩa không có âm cuối.
Câu 2: Đọc đoạn văn sau và đánh dấu tích vào ô trống trước những nhận định mà con cho là đúng:
Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng.
☐ Từ nghĩa có âm chính là i, âm cuối là a.
☐ Từ nghĩa có âm chính là ia.
☐ Từ chiến có âm chính là iê và âm cuối là n.
☐ Từ chiến có âm đệm là i, âm chính là ê, âm cuối là n.
Trả lời:
Nhận định 2 và 3 là đúng:
- Từ nghĩa có âm chính là ia
- Từ chiến có âm chính là iê và âm cuối là n
Tiếng | Vần | ||
Âm đệm | Âm chính | Âm cuối | |
Nghĩa | ia | ||
Chiến | iê | n |
Câu 3: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào dấu sắc được đặt đúng vị trí
☐ Híêu
☐ Hiếu
☐ Tía
☐ Tiá
☐ Miếu
☐ Míêu
Trả lời:
Những trường hợp dấu sắc được đặt đúng vị trí là:
- Hiếu
- Tía
- Miếu
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Chính tả bài Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ trang 38 Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 – Tuần 4 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.