Soạn bài Câu chuyện chiếc đồng hồ giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 76, 77, 78. Qua đó, cũng hiểu rõ hơn ý nghĩa bài Tập đọc Câu chuyện chiếc đồng hồ – Bài 6: Nghề nào cũng quý.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài đọc 1: Câu chuyện chiếc đồng hồ – Chủ điểm Cộng đồng theo chương trình mới cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết đọc này.
Soạn Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 76, 77, 78
Chia sẻ
Câu 1: Đố vui Họ làm nghề gì: Mỗi học sinh chuẩn bị một câu đố: Người này (những người này) làm nghề gì?
a) Dùng ảnh làm câu đó
M:
b) Nêu một câu đố (hoặc dùng ca dao, thơ, văn làm câu đố)
M:
Ai mặc áo trắng
Có chữ thập xinh
Chăm sóc chúng mình
Để mau khỏi bệnh?
c) Dùng động tác làm câu đố
M:
Trả lời:
a) Dùng hình ảnh làm câu đố:
Ảnh 1: Nông dân
Ảnh 2: Thợ may
Ảnh 3: Bán hàng
Ảnh 4: Ngư dân
– Một số hình ảnh nghề nghiệp khác:
Đáp án:
Ảnh 1: Giáo viên
Ảnh 2: Bác sĩ
b) Nêu một câu đố (hoặc dùng ca dao, thơ, văn làm câu đố)
Đáp án: Bác sĩ
Một số câu đố khác:
– Nghề gì bạn với vữa vôi
Xây nhà cao đẹp bạn tôi đều cần?
(Thợ xây)
– Nghề gì vẽ vẽ, tô tô
Non xanh nước biếc nhấp nhô lượn lờ
Chân dung phác học tỏ tường
Ai xem cũng thích, ai nhìn cũng mê?
(Họa sĩ)
c) Dùng động tác làm câu đố
Ảnh 1: Ca sĩ
Ảnh 2: Cảnh sát giao thông
Ảnh 3: Tài xế
Câu 2: Các tổ hoặc nhóm lần lượt cử người tham gia thi đố vui.
Trả lời:
Các tổ hoặc nhóm tích cực tham gia cuộc thi đố vui theo sự phân công.
Bài đọc
Câu chuyện chiếc đồng hồ
Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị thì có lệnh của cấp trên rút bớt một số người sang học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi, nhất là những người quê ở Hà Nội. Bao năm xa nhà, nay được dịp trở về công tác, nhiều người đề nghị cấp trên quan tâm, cho được toại nguyện.
Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Khi tiếng vỗ tay đã ngót, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Nói đến nhiệm vụ trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi:
– Các cô chú có trông thấy cái gì đây không?
Mọi người đồng thanh:
– Cái đồng hồ ạ.
– Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì?
– Có những chữ số ạ.
– Cái kim ngắn, kim dài để làm gì?
– Để chỉ giờ, chỉ phút ạ.
– Cái máy bên trong dùng để làm gì?
– Để điều khiển cái kim chạy ạ.
Bác mỉm cười, hỏi tiếp:
– Trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng?
Mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:
– Trong cái đồng hồ, bỏ đi một bộ phận có được không?
– Thưa Bác, không được ạ.
Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ chiếc đồng hồ lên cao và kết luận:
– Các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các nhiệm vụ cách mạng. Đã là nhiệm vụ thì đều quan trọng. Các cô chú thử nghĩ xem: Trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ,… thì còn là cái đồng hồ được không?
Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác đã khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư.
Theo sách Bác Hồ kính yêu
Đọc hiểu
Câu 1: Câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Trả lời:
Câu chuyện diễn ra vào cuối năm 1954, lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã thắng lợi, Chính phủ từ chiến khu Việt Bắc chuẩn bị về Thủ đô.
Câu 2: Vì sao nhiều cán bộ đang dự hội nghị muốn chuyển sang học lớp tiếp quản Thủ đô?
Trả lời:
Nhiều cán bộ đang dự hội nghị muốn chuyển sang lớp học tiếp quản Thủ đô vì trong số học có những người quê ở Hả Nội, bao năm xa nhà, nay được dịp trở về công tác tại quê nhà nên ai nấy đều háo hức muốn đi.
Câu 3: Bác Hồ đã làm cách nào để giúp mọi người “tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư”?
Trả lời:
Bác Hồ đã đưa ra một chiếc đồng hồ, chỉ rõ từng công dụng của từng bộ phận trong chiếc đồng hồ đó. Mỗi bộ phận của chiếc đồng hồ đều có nhiệm vụ quan trọng của riêng mình, không thể bỏ đi, thay thế hay đổi chỗ cho nhau. Các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ nào cũng quan trọng.
Câu 4: Em thích nhất câu nói nào của Bác Hồ trong bài đọc? Vì sao?
Trả lời:
Câu nói: Các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các nhiệm vụ cách mạng. Đô là nhiệm vụ thì đều quan trọng. Các cô chủ thử nghĩ xem: Trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ,… thì còn là cái đồng hồ được không?
Câu 5: Từ câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về giá trị của các nghề nghiệp trong xã hội?
Trả lời:
Mỗi nghề nghiệp trong xã hội đều có giá trị quan trọng trong lĩnh vực của riêng nó, chúng không thể thay thế hay hoán đổi vị trí cho nhau. Vì vậy mỗi chúng ta đều phải hiểu và tôn trọng mọi nghề nghiệp trong xã hội.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Chia sẻ và đọc: Câu chuyện chiếc đồng hồ – Tiếng Việt 5 Cánh diều Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều tập 1 Bài 6 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.