Bạn đang xem bài viết Chế độ dinh dưỡng và luyện tập cho người bệnh tiểu đường tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị và theo dõi thường xuyên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, có thể làm tăng nguy cơ các bệnh về mắt, tim mạch, đột quỵ, suy thận… Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng và luyện tập cho người bệnh tiểu đường thông qua bài viết này nhé.
Chế độ hoạt động thể lực đi cùng với chế độ dinh dưỡng phù hợp song song với theo dõi đường huyết và dùng thuốc là những biện pháp rất cần thiết cho bệnh nhân kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng một cách hiệu quả.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường
Chế độ dinh dưỡng là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị bệnh đái tháo đường vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều chỉnh đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động và công tác phù hợp với từng cá nhân. Bệnh nhân đái tháo đường cũng có nhu cầu năng lượng gần giống như người bình thường. Tuy nhiên nhu cầu này tăng hay giảm còn phụ thuộc vào tuổi, loại lao động, thể trạng béo hay gầy…
Glucid (chất bột đường): sau khi ăn thì lượng đường trong máu sẽ tăng vọt do vậy trong chế độ ăn của bệnh nhân phải hạn chế glucid, tuy nhiên không được giảm quá nhiều để cơ thể vẫn có thể duy trì được cân nặng và hoạt động bình thường. Tỷ lệ năng lượng do glucid là 50 – 60% (người bình thường là 65%) tổng số năng lượng của khẩu phần. Nên sử dụng các glucid phức hợp gồm gạo lứt, khoai lang…. Hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (đường, bánh, mứt, kẹo, nước ngọt).
Protein (chất đạm): lượng đạm trong khẩu phần của bệnh nhân tiểu đường cần cao hơn so với người bình thường và nên đạt 15% – 20% năng lượng khẩu phần (người bình thường là 12% – 14 %). Nên sử dụng phối hợp cả protein động vật (các loại thịt, cá, trứng, sữa ít béo) với protein thực vật (vừng lạc, đậu, đỗ). Không nên ăn các món nhiều dầu mỡ như thịt chiên, phô mai, cá rán, đậu phụ chiên,..
Lipid (chất béo): nên ăn chất béo vừa phải và giảm chất béo bão hòa (mỡ động vật) vì dễ gây xơ vữa động mạch. Nhưng khẩu phần của người đái tháo đường cũng rất cần chất béo để cung cấp năng lượng (bù lại phần năng lượng do glucid cung cấp bị giảm đi). Nên ăn các acid béo bão hòa có trong các loại dầu hạt (dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương…). Tỉ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần (người bình thường là 18-20%) và không nên vượt quá 30%.
Vitamin và các yếu tố vi lượng: Cần đảm bảo đủ các vitamin và yếu tố vi lượng (sắt, iốt…). Các thành phần này thường có trong rau quả tươi.
Chất xơ: nên ăn những thức ăn có nhiều chất xơ, nhất là chất xơ hòa tan. Chất xơ có nhiều trong rau; củ, quả; khoai có tác dụng chống táo bón, giảm tăng đường huyết và cholesterol sau bữa ăn.
Số bữa ăn: Để đảm bảo không bị tăng đường huyết sau bữa ăn và hạ đường huyết xa bữa ăn, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày dựa trên tổng số năng lượng của cả ngày như sau: bữa sáng: 10%. Bữa phụ buổi sáng: 10% .Bữa trưa: 30% . Bữa phụ buổi chiều: 10%. Bữa tối: 30%. Bữa phụ buổi tối (trước khi đi ngủ): 10%
Chế độ tập luyện cho người bệnh tiểu đường
Chế độ tập luyện đi cùng với chế độ dinh dưỡng phù hợp song song theo dõi đường huyết và dùng thuốc là những biện pháp rất cần thiết cho bệnh nhân đái tháo đường, kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng một cách hiệu quả.
Bệnh nhân đái tháo đường cần lựa chọn hình thức vận động phù hợp với thể trạng bệnh lý và độ tuổi, hình thức vận động vừa phải với mức tiêu hao năng lượng khoảng 170-400 kcal. Cần tập luyện đều đặn, khoảng ít nhất 3 lần/tuần để đạt được hiệu quả. Tập luyện bằng 60-70% cường độ tập luyện tối đa đạt được, tránh để tăng huyết áp tâm thu lên cao.
Cần có nếp sống năng động, tránh tình trạng trì trệ. Thực hiện lối sống lành mạnh, hoạt động thể lực thường xuyên và hợp lý. Giữ cân nặng ở mức tiêu chuẩn, không để tăng cân quá ngưỡng là những yếu tố tích cực giúp phòng tránh bệnh đái tháo đường.
Dưới đây là 6 bài tập cho người bị bệnh tiểu đường có thể luyện tập:
Đi bộ
Nếu bạn không có thói quen tập thể dục tại chỗ, hãy bắt đầu bằng việc đi bộ. Đi bộ là một trong những hoạt động được chỉ định nhiều nhất đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Đi bộ với tốc độ nhanh hơn 30 phút mỗi ngày, năm ngày mỗi tuần sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu đề nghị là 150 phút tập thể dục với cường độ vừa phải.
Thái cực quyền
Thái cực quyền là một bộ môn truyền thống của Trung Quốc, người tập thực hiện một loạt các chuyển động chậm rãi và thư thái cùng với hít thở sâu. Một nghiên cứu về ảnh hưởng của Thái cực quyền đối với bệnh đái tháo đường tuýp 2 đã kết luận rằng Thái cực quyền giúp những người bệnh tiểu đường quản lý tốt lượng đường huyết và HbA1C của họ. Ngoài ra tập thái cực quyền còn cung cấp thể lực và giảm căng thẳng cho bệnh nhân.
Thái cực quyền còn giúp cải thiện sự cân bằng và giảm tổn thương thần kinh hoặc bệnh thần kinh, đây là một biến chứng thường gặp ở những bệnh nhân mà lượng đường máu của họ không được quản lý tốt.
Tập tạ
Tập tạ giúp xây dựng khối lượng cơ bắp, rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Nếu bạn mất đi khối lượng cơ, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì lượng đường trong máu. Bạn có thể tập các bài tập được thực hiện với tạ tự do, máy móc hoặc dây đeo.
Yoga
Khi mức độ căng thẳng tăng cao, lượng đường trong máu của bạn cũng tăng lên.
Giống như thái cực quyền, nghiên cứu về vai trò điều trị của Yoga đối với bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy rằng nếu bạn bị tiểu đường, yoga có thể giúp giảm căng thẳng và kiểm soát tình trạng bệnh. Một trong những lợi thế của yoga là bạn có thể thực hiện nó thường xuyên nếu bạn muốn.
Bơi lội
Bơi lội là một bài tập thể dục lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 vì nó không gây áp lực lên các khớp của bạn. Được thả mình trong nước sẽ giúp cơ thể bạn ít căng thẳng hơn so với đi bộ hoặc chạy bộ.
Đi xe đạp
Đi xe đạp cũng là một hình thức tập thể dục nhịp điệu giúp tim khỏe hơn và phổi hoạt động tốt hơn, đồng thời là một phương pháp đốt cháy calo. Theo một nghiên cứu về mối liên hệ giữa đi xe đạp và các yếu tố rủi ro về chuyển hóa tim cho thấy rằng chỉ cần đạp xe vài lần mỗi tuần như một phương tiện giao thông thông thường đã giúp giảm nguy cơ béo phì, huyết áp cao và chất béo trung tính.
Để đạp xe, bạn thậm chí không cần phải ra khỏi nhà bằng một chiếc xe đạp cố định vì bạn có thể thực hiện việc đó trong nhà, bất kể thời tiết.
Hi vọng thông qua bài viết này chúng ta sẽ biết đến chế độ dinh dưỡng và luyện tập cho người bệnh tiểu đường để có một kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và chế độ luyên tập tốt để có một sức khoẻ tốt.
Nguồn:Báo sức khoẻ và đời sống, everydayhealth
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên ăn
>>>>> Ăn quá nhiều đường có gây bệnh tiểu đường không?
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chế độ dinh dưỡng và luyện tập cho người bệnh tiểu đường tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.