Bạn đang xem bài viết Chăm sóc và theo dõi bé sau khi tiêm phòng tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sau khi tiêm phòng cho trẻ, bố mẹ cần tiến hành chăm sóc và theo dõi trẻ theo hướng dẫn sau để đảm bảo trẻ luôn khỏe mạnh, không bị ảnh hưởng tâm sinh lý sau khi tiêm.
Chăm sóc và theo dõi trẻ sau khi tiêm phòng vô cùng quan trọng, bởi sau khi tiêm, trẻ có thể bị dị ứng vaccin, sốt, mệt mỏi, khó chịu… Bố mẹ nếu không kịp thời phát hiện và tiến hành biện pháp chăm sóc, cải thiện kịp thời, sức khỏe của trẻ có thể bị giảm sút, nguy hại nghiêm trọng.
Chăm sóc trẻ sau tiêm phòng
Sau khi tiêm phòng, bạn cho trẻ mặc các bộ quần áo gọn nhẹ, thoảng mát.
Giữ chế độ ăn uống thông thường như mọi ngày nhưng nên cho trẻ bú mẹ và uống nhiều nước hơn.
Trường hợp vết tiêm bị sưng, đỏ, bố mẹ có thể chườm lạnh để giảm đau, sưng cho trẻ.
Ôm, bế trẻ nên tránh tiếp xúc với vết tiêm, không thoa dầu, nặn chanh, chườm nóng hay đắp bất cứ thứ gì lên vết viêm vì có thể gây nhiễm trùng ở vết tiêm.
Khi trẻ bị sốt > 38.5 độ C, quấy khóc sau khi tiêm, bạn có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường như Ibuprofen, Paracetamol với liều dùng phù hợp với cân nặng của trẻ.
Tuyệt đối không sử dụng Aspirin, thuốc ho và hạ sốt khác thêm vì những chế phẩm này có thể làm tăng liều lượng Paracetamol trong cơ thể trẻ, gây hại cho sức khỏe trẻ.
Theo dõi trẻ sau tiêm phòng
Sau khi tiêm nên theo dõi trẻ trong ít nhất 30 phút tại cơ sở tiêm phòng. Trong thời gian này, nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường nào như thở nhanh, thở ngắt quãng, thở khò khè, nôn trớ, da mẫn đỏ, bố mẹ cần báo ngay cho nhân viên y tế để được hỗ trợ kịp thời.
Sau 30 phút, nếu trẻ vẫn bình thường, bố mẹ dẫn trẻ về nhà nhưng vẫn tiếp tục theo dõi trong 1 – 2 ngày tiếp theo. Khi theo dõi cần theo dõi từ nhịp thở, thân nhiệt, quan sát da toàn thân, da vùng tiêm xem có sưng, mẫn đỏ, phát ban không và phải xem trẻ có tỉnh táo khi ăn, ngủ, chơi không.
Bảng sau đây là những phản ứng thường gặp sau khi tiêm của trẻ, bố mẹ tham khảo để hiểu thêm trong quá trình theo dõi trẻ sau khi tiêm phòng.
Lưu ý: Là lịch tiêm trong bảng trên có thể thay đổi tùy theo từng loại vaccin, bạn cần tuân thủ theo phác đồ tiêm phòng, cập nhật hướng dẫn của Bộ Y Tế.
Một số tác dụng phụ hiếm gặp sau khi tiêm phòng có thể không được liệt kê trong bảng này.
Ghi nhớ các thông tin trong bài viết này để chăm sóc trẻ thật tốt sau khi tiêm phòng bạn nhé.
Nguồn: vnvc.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chăm sóc và theo dõi bé sau khi tiêm phòng tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.