Bạn đang xem bài viết Cảnh báo vi khuẩn ăn thịt người trong mùa mưa bão, đã có người tử vong tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Một số tỉnh ở khu vực phía Bắc đã xuất hiện vi khuẩn ăn thịt người và con số ngày càng tăng, đã có trường hợp tử vong. Theo chia sẻ từ PGS.TS Đỗ Duy Cường (Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai) từ đầu năm 2019 đến nay, Trung tâm đã tiếp nhận được 20 trường hợp. Riêng trong tháng 8 là mùa mưa bão nên bệnh whitmore có cơ hội phát triển thuận lợi, dẫn đến tình trạng đã có đến 12 bệnh nhân nhập viện nặng, trong đó có 4 ca đã tử vong vì vi khuẩn “ăn” nhiều cơ quan.
Vi khuẩn ăn thịt người là gì?
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường vi khuẩn ăn thịt người do vi khuẩn gram âm B. pseudomallei hay còn gọi là bệnh whitmore. Khi vào tới cơ thể, loại vi khuẩn này sẽ tấn công nhiều cơ quan, dẫn đến suy đa tạng rồi sốc và tử vong. Những bệnh nhân vốn có tiền sử mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, bệnh thận mãn tính… thường có nguy cơ bị tổn thương cơ quan nội tạng cũng có nguy cơ tử vong cao hơn.
Vi khuẩn này thường sống ở trong nước và đất ô nhiễm, nơi ao tù nước đọng. Đường lây truyền chủ yếu qua vùng da tổn thương bị tiếp xúc với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn. Ngoài ra, căn bệnh này hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và khi đã khởi phát bệnh, diễn biến của bệnh sẽ tiến triển rất nhanh, có thể tư vong sau 48h nhập viện.
Bệnh whitmore nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát, sức khỏe suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong dù đã được chẩn đoán đúng.
Dấu hiệu bị nhiễm bệnh whitmore
Một số biểu hiện của bệnh whitmore như:
– Sốt cao.
– Mắc bệnh viêm phổi.
– Xuất hiện ổ áp xe ở nhiều vị trí.
– Mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Khi nhà có người thân gặp phải các biểu hiện trên hãy nhanh chống đưa đến bệnh viện để được chuẩn đoán và hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Vi khuẩn ăn thịt người có lây từ người này sang người khác không?
Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết, vi khuẩn ăn thịt người không lây truyền từ người sang người. Chủ yếu, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở, xây xước sinh hoạt do tai nạn.
Những con đường lây lan của vi khuẩn ăn thịt người:
– Do lây nhiễm qua đường ăn uống (thức ăn bị nhiễm khuẩn).
– Do hít phải các hạt bụi có chứa vi khuẩn.
– Do vi khuẩn truyền từ mẹ sang con qua tuyến sữa khi người mẹ bị áp xe tuyến vú.
– Do tiếp xúc vết trầy xước da với động vật chết bị nhiễm bệnh whitmore như chó, mèo, bò, dê…
Có 4 loại nhiễm trùng chủ yếu:
-Nhiễm trùng cục bộ: đau nhức hoặc sưng phù cục bộ, sốt, viêm loét, áp-xe.
-Nhiễm trùng phổi: ho, đau ngực, sốt cao, đau nhức đầu, chán ăn.
-Nhiễm trùng đường máu: sốt, đau nhức đầu, suy hô hấp, đau bụng, đau cơ khớp, mất phương hướng.
-Nhiễm trùng lan tỏa: sốt, sụt cân, đau bụng, đau ngực, đau cơ khớp, đau nhức đầu, động kinh.
Cách phòng ngừa bệnh whitmore
Hiện chưa có vaccine phòng bệnh này vì thế mọi người phải hết sức cẩn thận và chú ý để phòng ngừa bệnh.
PGS.TS Đỗ Duy Cường khuyến cáo rằng, những người làm việc tiếp xúc với môi trường đất, nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để.
Bên cạnh đó phải luôn có ý thức trong việc giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, nhất là bàn tay, bàn chân luôn phải sạch.
Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao, vì thế cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để phòng chống bệnh nguy hiểm này nhé.
Nguồn tổng hợp.
Kinh nghiệm hay Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cảnh báo vi khuẩn ăn thịt người trong mùa mưa bão, đã có người tử vong tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.