Bạn đang xem bài viết Cảnh báo triệu chứng bệnh gút (gout) có thể bạn đang gặp phải tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây đau đớn. Bệnh có nhiều biểu hiện khác nhau. Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về triệu chứng bệnh gout nhé!
Gout là gì?
Bệnh gout là một dạng viêm khớp phổ biến do tăng acid uric máu làm lắng đọng các tinh thể urat monosodium trong khoang khớp, gây ra các cơn đau đột ngột, sưng và viêm các khớp.
Không có cách chữa khỏi bệnh gout. Nhưng bạn có thể điều trị và kiểm soát tình trạng bệnh một cách hiệu quả bằng thuốc cũng như thay đổi chế độ ăn, lối sống.
Đau khớp dữ dội
Bệnh gout thường ảnh hưởng đến ngón chân cái, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào như mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và ngón tay.
Các cơn đau cấp tính có thể trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt trong 4 đến 12 giờ đầu tiên sau xuất hiện, thường xảy ra vào ban đêm và có thể kéo dài 3 – 10 ngày.
Khó chịu kéo dài
Kết thúc đợt đau cấp tính dữ dội, bạn có thể giảm bớt cảm giác đau. Tuy nhiên, một số khó chịu ở khớp vẫn có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
Các cơn đau kéo dài này có khả năng ảnh hưởng đến nhiều khớp khác.
Viêm và tấy đỏ
Đặc trưng của bệnh là tình trạng viêm khớp với các triệu chứng như sưng, nóng, đỏ và đau tại vị trí các khớp tổn thương.
Giới hạn cử động các khớp
Khi bệnh gout tiến triển, bạn có thể xuất hiện các cảm giác tê, ngứa, dị cảm hoặc cứng khớp. Điều này khiến cho các khớp bị tổn thương gặp khó khăn trong cử động hơn so bình thường.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khi có một trong các triệu chứng của bệnh gout, bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán bệnh gout.
Nếu bạn bị đau đột ngột, dữ dội kèm sưng và cảm giác nóng ở khớp, hoặc sốt, bạn nên đến khám bác sĩ ngay vì đó là những dấu hiệu cảnh báo bạn đang có tình trạng nhiễm trùng.
Các xét nghiệm bệnh gout
- Xét nghiệm máu: Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để đo nồng độ axit uric trong máu của bạn. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm có thể bị sai lệch. Một số người có nồng độ axit uric cao, nhưng không mắc bệnh gout và ngược lại, một số người có triệu chứng rõ ràng của bệnh nhưng nồng độ axit uric trong máu của họ bình thường. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm khác kết hợp chẩn đoán.
- Xét nghiệm hình ảnh bao gồm chụp X-quang để loại trừ các nguyên nhân các gây viêm khớp hoặc siêu âm để phát hiện các tinh thể urat trong khớp hoặc trong hạt tophi. Ngoài ra còn có chụp cắt lớp vi tính năng lượng kép (DECT). Xét nghiệm này kết hợp với hình ảnh X-quang được chụp từ nhiều góc độ khác nhau để tìm các tinh thể urat trong khớp.
- Phân tích dịch khớp: Cơn bùng phát bệnh gout được đặc trưng bởi sự hiện diện của các tinh thể monosodium urate trong dịch khớp. Kỹ thuật viên sẽ chọc dịch từ các khớp bị ảnh hưởng của bạn để soi kiểm tra trực tiếp sự hiện diện và lượng tinh thể monosodium urate trong dịch hút dưới kính hiển vi.
Xét nghiệm máu cho kết quả tăng acid uric là một gợi ý chẩn đoán bệnh
Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh gút
Nếu có nhu cầu đến bệnh viện để làm các xét nghiệm về bệnh gout, bạn nên tham khảo các bệnh viện lớn như:
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM, Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định, Bệnh viện Quân Y 175, Bệnh viện Nhân Dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy,…
- Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa Khoa Đống Đa, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đa Khoa Sóc Sơn, Bệnh viện Đa Khoa Sơn Tây,…
Xem thêm:
- Giấm táo có giúp điều trị bệnh gout không?
- Lối sống và chế độ ăn uống khoa học khi điều trị viêm
- Menthol giảm đau khớp như thế nào?
Trên đây là một số thông tin về triệu chứng và các xét nghiệm chẩn đoán bệnh gút. Mong rằng bài viết mang lại cho các bạn thông tin hữu ích về bệnh này. Hãy chia sẻ thông tin này đến gia đình, người thân, bạn bè và để lại bình luận bên dưới chia sẻ thêm những điều bạn biết về chủ đề này nhé!
Nguồn: Cleveland Clinic, Mayo Clinic, HealthLine, CDC, UptoDate
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cảnh báo triệu chứng bệnh gút (gout) có thể bạn đang gặp phải tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.