Bạn đang xem bài viết Cảnh báo nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm bạn cần lưu ý tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngộ độc thực phẩm là bệnh lý liên quan đến tiêu hóa thường gặp. Hiểu rõ về nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là điều cần thiết giúp bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Vì vậy, hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu nguyên nhân ngộ độc thực phẩm qua bài viết sau đây nhé!
Ngộ độc thực phẩm là gì?
Ngộ độc thực phẩm (hay còn còn là ngộ độc thức ăn, trúng thực) xảy ra khi bạn ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm, hư hỏng hoặc độc hại.
Các triệu chứng phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm là buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm là do vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng.
Ngộ độc do thức ăn xảy ra khá phổ biến.
- Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), hàng năm có tới 48 triệu người mắc ngộ độc thực phẩm và trong số này có tới 128.000 người có triệu chứng nặng phải nhập viện.
- Theo thông tin từ Sở y tế Tiền Giang, mỗi năm có khoảng 250 – 500 vụ ngộ độc với 7.000 – 10.000 nạn nhân và 100 – 200 trường hợp tử vong tại Việt Nam.
Ngộ độc do vi khuẩn
Vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm. Có 8 loại vi khuẩn thường gây bệnh:
- E. coli, đặc biệt là E. coli sinh độc tố Shiga (STEC): có trong thịt bò xay sống hoặc chưa nấu chín, sữa, nước trái cây chưa tiệt trùng, rau sống hoặc nước bị ô nhiễm.
- Listeria monocytogenes:vi khuẩn này thường xuất hiện trong phô mai, xúc xích, pate, thịt nguội, hải sản hun khói, rau mầm sống và sữa chua chưa tiệt trùng.
- Salmonella: thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn này là thịt sống hoặc nấu chưa chín, thịt gà, trứng gà, sữa và nước trái cây chưa tiệt trùng.
- Campylobacter: có trong các loại thực phẩm thịt gia cầm sống hoặc chưa nấu chín, sữa tươi hoặc nước bị ô nhiễm.
- Clostridium botulinum: vi khuẩn này thường có trong thực phẩm đóng hộp hoặc lên men không đúng cách, rượu tự sản xuất.
- Staphylococcus aureus (tụ cầu): có trong thực phẩm chưa được nấu chín như thịt cắt lát, bánh pudding, bánh mì kẹp,…
- Shigella: vi khuẩn này thường được tìm thấy trong thịt già, salad và sữa.
- Vibrio vulnificus: có trong động vật có vỏ còn sống hoặc chưa nấu chín, thường gặp nhất là hàu.
Trong đó salmonella là vi khuẩn gây ngộ độc nhiều nhất tại Mỹ. Theo CDC, ước tính mỗi năm có khoảng 1.350.000 trường hợp ngộ độc thực phẩm, trong đó có 26.500 trường hợp nhập viện được xác định là do nhiễm khuẩn salmonella.
Campylobacter và C. botulinum là hai loại vi khuẩn ít gặp hơn nhưng có khả năng gây tử vong.
Ngộ độc do ký sinh trùng
Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng không phổ biến như vi khuẩn, nhưng ký sinh trùng lây lan qua thực phẩm vẫn rất nguy hiểm. Chúng bao gồm:
- Toxoplasma gondii.
- Giardia lamblia.
- Các loại sán dây: Taenia saginata (sán dây bò), Taenia solium (sán dây lợn), Tiphyllobothrium latum (sán dải cá).
- Cryptosporidium.
- Ascaris lumbricoides: Là một loại giun đũa.
- Sán (giun dẹp) như Opisthorchiidae (sán lá gan) và Paragonimus (sán lá phổi).
- Giun kim.
- Trichinella.
Nguồn thực phẩm thường nhiễm các loại ký sinh trùng này là trái cây sống, rau và thảo mộc.
Theo CDC, Toxoplasma là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ngộ độc thực phẩm. Toxoplasma gondii cũng được tìm thấy trong hộp cát vệ sinh cho mèo. [1]
Ký sinh trùng có thể sống trong đường tiêu hóa của bạn mà không bị phát hiện trong nhiều năm. Phụ nữ có thai và người bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm nặng hơn nếu đã có ký sinh trùng tồn tại trong đường ruột.
Ngộ độc do vi rút
Ngộ độc thực phẩm cũng có thể do vi rút gây ra. Động vật có vỏ, rau xanh, trái cây tươi, hoặc nước bị ô nhiễm là nhóm thực phẩm thường có vi rút gây ngộ độc, chẳng hạn như:
- Norovirus.
- Rotavirus.
- Astrovirus.
- Sapovirus.
- Vi rút viêm gan A.
Trong đó, norovirus mỗi năm gây ra 19 – 21 triệu trường hợp nôn mửa và tiêu chảy ở Mỹ. Trong một số trường hợp hiếm gặp hơn, nó có thể gây tử vong. Các loại vi rút khác cũng gây ra các triệu chứng tương tự nhưng chúng ít phổ biến hơn.
Vi rút viêm gan A có thể lây qua đường tiêu hóa.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm
Gần như tất cả mọi người đều có thể bị ngộ độc thực phẩm ít nhất một lần trong đời. Trong đó, có một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các nhóm khác, bao gồm:
- Người bị suy giảm miễn dịch: người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc bệnh tự miễn có thể có nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng cao hơn do ngộ độc thực phẩm.
- Phụ nữ đang mang thai: những thay đổi trong quá trình trao đổi chất là nguyên nhân gây tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở phụ nữ có thai.
- Người cao tuổi: người lớn từ 65 tuổi trở lên cũng thường đối mặt với nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao hơn. Điều này là do hệ thống miễn dịch của họ có thể không phản ứng nhanh với các sinh vật gây bệnh.
- Trẻ nhỏ: trẻ em dưới 5 tuổi cũng được coi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh. Vì hệ thống miễn dịch của các bé chưa phát triển hoàn thiện như người lớn. Trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng mất nước do nôn mửa và tiêu chảy.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Khi có một trong các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm dưới đây, bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán ngộ độc thực phẩm.
- Đau bụng.
- Tiêu chảy.
- Buồn nôn và nôn.
- Đau đầu.
- Sốt.
Các xét nghiệm ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm thường được chẩn đoán dựa trên một số thông tin như triệu chứng, thực phẩm đã ăn và tình trạng này đã diễn ra trong bao lâu. Bác sĩ cũng sẽ thăm khám lâm sàng và tìm kiếm dấu hiệu mất nước.
Tùy thuộc vào triệu chứng và tiền sử mắc bệnh, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm chẩn đoán như:
- Xét nghiệm máu: có thể được yêu cầu nếu bác sĩ nghi ngờ rằng nhiễm trùng đã lan vào máu. Xét nghiệm máu có thể phát hiện vi khuẩn listeria monocytogenes và vi rút viêm gan A. Các xét nghiệm máu cụ thể có thể cho biết bạn bị bệnh như thế nào bằng các dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm nhiễm và mất nước.
- Cấy phân: là xét nghiệm để xác định vi sinh vật gây bệnh.
- Kiểm tra ký sinh trùng: gồm nhiều phương pháp khác nhau (xét nghiệm máu, xét nghiệm phân,…) nhằm phát hiện sự có mặt của các loại ký sinh trùng ký sinh trên cơ thể, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Tham khảo địa chỉ khám và điều trị ngộ độc thực phẩm
Nếu có nhu cầu đến bệnh viện để làm các xét nghiệm và điều trị ngộ độc thực phẩm, bạn nên tham khảo các bệnh viện lớn như:
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Nhi Đồng, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Quân y 175.
- Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Trung tâm Y khoa số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Hưng Việt, Bệnh viện Thu Cúc.
Xem thêm:
- 5 cách chữa dị ứng hải sản tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên
- Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị khi dị ứng bạc hà
- Khi bị dị ứng thuốc cần phải làm gì?
Có thể thấy nguyên nhân gây ngộc độc thực phẩm rất đa dạng. Bạn cần nắm các thông tin để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ để nhiều người biết thêm về thông tin này nhé!
Nguồn: Mayoclinic, Healthline, niddk.nih, Webmd
Nguồn tham khảo
-
Parasites – Toxoplasmosis (Toxoplasma infection)
https://www.cdc.gov/parasites/toxoplasmosis/index.html
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cảnh báo nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm bạn cần lưu ý tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.