Bạn đang xem bài viết Cảnh báo 16 dấu hiệu suy thận có thể bạn chưa biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thận là một cơ quan quan trọng có vai trò tạo nước tiểu, hay nói đúng hơn là bài xuất phần lớn những sản phẩm chuyển hóa cuối cùng trong cơ thể. Do đó, khi chức năng thận bị suy giảm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Vậy dấu hiệu suy thận là gì, hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Suy thận cấp đặc trưng bởi giảm nhanh độ lọc cầu thận trong vài giờ đến vài ngày, cụ thể là thận không thể lọc các chất thải ra khỏi máu, gây tích tụ chất độc trong cơ thể dẫn đến mất cân bằng các thành phần dịch trong cơ thể. Suy thận cấp có thể gây tử vong và cần phải điều trị tích cực.
Cảm thấy mệt mỏi, ít năng lượng hoặc khó tập trung
Suy giảm nghiêm trọng chức năng thận làm tích tụ nhiều tạp chất và chất độc hại trong máu, điều này làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ít năng lượng và khó tập trung. Bên cạnh đó suy thận kéo dài hay suy thận mạn gây ra tình trạng thiếu máu khiến người bệnh càng suy nhược hơn.
Khó ngủ
Việc tích tụ các chất độc trong máu còn gây ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương, thần kinh ngoại biên, thần kinh thực vật và các bất thường về cấu trúc, chức năng cơ. Kết quả là khiến bệnh nhân sa sút trí tuệ, giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ.
Da trở nên khô và ngứa
Da khô và ngứa là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân suy thận mạn và tình trạng này có thể kéo dài ngay cả khi bệnh nhân đã lọc máu.
Nguyên nhân là do cường phó giáp, tăng tích tụ phospho, tuy nhiên cũng cần loại trừ các nguyên nhân gây da khô và ngứa trên nền bệnh nhân suy thận như ghẻ và chàm.
Thường xuyên đi tiểu hơn
Bình thường, thận có khả năng cô đặc và pha loãng nước tiểu tùy vào lượng nước chúng ta uống hàng ngày. Tuy nhiên, trên bệnh nhân suy thận, thận mất đi chức năng tái hấp thu nước ở các ống thận dẫn đến tình trạng người bệnh đi tiểu nhiều hơn bình thường.
Cần lưu ý triệu chứng đi tiểu thường xuyên cũng có thể nguyên nhân là do bệnh nhân bị nhiễm trùng tiểu hoặc phì đại lành tính tiền liệt tuyến ở nam giới.
Có máu trong nước tiểu
Thận khỏe mạnh có khả năng không cho các tế bào máu thải vào trong nước tiểu, tất cả các tế bào máu như hồng cầu đều được màng lọc cầu thận giữ lại.
Tuy nhiên khi thận bị tổn thương, hồng cầu sẽ len lỏi qua được màng lọc cầu thận vào trong nước tiểu, gây ra tình trạng tiểu máu. Tiểu máu cũng có thể là một triệu chứng của một khối u hoặc sỏi đường tiết niệu.
Nước tiểu có bọt
Cũng giống như tế bào máu, màng lọc bình thường sẽ giữ protein không cho protein vào trong nước tiểu. Ở bệnh nhân suy thận, màng lọc cầu thận bị tổn thương khiến protein có trong nước tiểu, điều này làm cho nước tiểu có nhiều bọt lâu tan.
Để dễ hình dung hơn, bọt này tương tự như bọt khi bạn đánh trứng vì protein thoát vào nước tiểu cũng có trong trứng, đó là albumin.
Gặp phải tình trạng bọng mỡ quanh mắt dài ngày
Tình trạng này chính xác là phù ở mắt, do ở bệnh nhân suy thận làm kích thích hệ Renin – Angiotensin – Aldosterone gây tăng giữ muối và nước, từ đó dẫn đến phù, nguyên nhân gây phù ở mắt là vì tổ chức quanh mắt lỏng lẻo, nhạy cảm với tình trạng ứ muối giữ nước.
Mắt cá chân và bàn chân bị phù
Chức năng thận suy giảm dẫn đến tình trạng ứ muối giữ nước, không chỉ gây phù ở mắt mà còn ở bàn chân và mắt cá chân. Tuy nhiên, phù này cũng có thể nguyên nhân là do bệnh gan, bệnh tim, giãn tĩnh mạch chi dưới hay đơn thuần là tình trạng thiểu dưỡng ở bệnh nhân.
Chán ăn
Chán ăn là một triệu chứng chung, không điển hình ở bất kỳ bệnh lý nào. Tuy nhiên, việc suy giảm chức năng thận làm tích tụ chất độc trong cơ thể cũng có thể làm bệnh nhân mệt mỏi suy nhược, từ đó dẫn đến chán ăn.
Cơ bắp bị chuột rút
Suy giảm chức năng thận dẫn đến thất thoát điện giải qua màng lọc cầu thận gây rối loạn điện giải trong cơ thể, đặc biệt là ion canxi và phospho. Điều này ảnh hưởng đến điện thế hoạt động của màng tế bào cơ, làm cho các cơ bị chuột rút.
Giảm lượng nước tiểu
Sự thay đổi về lượng nước tiểu ít tỉ lệ thuận với mức độ tổn thương thận, thường thì người bệnh tiểu ít dưới 400ml/24 giờ nhưng phần lớn ở bệnh nhân suy thận cấp không có thiểu niệu.
Thiểu niệu được hiểu là khi lượng nước tiểu của người bệnh trong vòng 24 giờ khoảng 100 – 400 ml/ngày.
Khó thở không rõ nguyên nhân
Tình trạng thận bị suy giảm chức năng gây ứ dịch, tích tụ các chất độc hại, từ đó ảnh hưởng đến chức năng phổi, song do thiếu hụt hồng cầu từ quá trình thất thoát qua nước tiểu và thiếu hụt hormone Erythropoietin do thận tiết ra. Kết quả là làm cho bệnh nhân cảm thấy khó thở.
Buồn nôn kéo dài
Khi các chất độc hại không được đào thải, tích tụ lại bên trong cơ thể làm người bệnh sẽ cảm giác buồn nôn. Nhất là trong giai đoạn suy thận không hồi phục, triệu chứng này sẽ càng kéo dài hơn.
Cảm giác hoang mang
Đây là triệu chứng khá mơ hồ và không điển hình ở bất kỳ bệnh lý nào. Tuy nhiên ở bệnh nhân suy thận, việc mắc phải nhiều các triệu chứng như khó thở, da khô và ngứa, mệt mỏi, khó ngủ, có máu trong nước tiểu, phù,… cũng có thể là nguyên nhân gây cho người bệnh cảm giác hoang mang, lo sợ về tình trạng bệnh của mình.
Đau hoặc cảm thấy tức ngực
Suy thận làm ứ dịch giữ muối trong cơ thể, hay nói cách khác là tích tụ dịch tại các cơ quan trong cơ thể. Những bệnh nhân suy thận mạn có biến chứng tràn dịch đa màng, dẫn tới tràn dịch màng phổi, gây phù phổi cấp. Đây chính là nguyên nhân gây đau hoặc cảm giác tức ngực.
Cần lưu ý phù phổi cấp là một biến chứng nặng nề, nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân nên được khám và điều trị bởi bác sĩ.
Co giật
Khi chức năng của thận bị suy giảm kéo theo sự thất thoát các chất điện giải, ion qua nước tiểu, đặc biệt là các ion liên quan đến điện thế hoạt động của cơ, đồng thời việc tích tụ các chất thải, độc hại trong cơ thể gây ảnh hưởng lên toàn bộ cơ quan. Kết quả là gây co giật trên bệnh nhân.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Khi có một trong các triệu chứng của bệnh suy thận trên bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán bệnh suy thận.
Các xét nghiệm bệnh suy thận:
- Xét nghiệm nước tiểu: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra các bất thường trong cơ thể, thường thì sẽ lấy nước tiểu bất kỳ. Qua đó kiểm tra các phân tử protein, hồng cầu, bạch cầu,… có thất thoát qua nước tiểu hay không, đồng thời cũng xem xét nhiều thông số liên quan đến tỷ trọng, các đặc điểm lý tính của nước tiểu.
- Đo thể tích nước tiểu: Đây là một xét nghiệm đơn giản dùng để hỗ trợ chẩn đoán suy thận. Ví dụ, lượng nước tiểu thấp có thể gợi ý tình trạng tắc nghẽn đường tiểu hay một chấn thương gây ảnh hưởng lên đường ra của nước tiểu.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này là một xét nghiệm thường quy tại các cơ sở y tế, giúp phản ánh các bất thường về mặt huyết học của bệnh nhân, đồng thời xét nghiệm sinh hóa máu giúp đánh giá nồng độ Ure, Creatinin, qua đó gián tiếp đánh giá được chức năng thận.
- Chẩn đoán hình ảnh: Đây là cận lâm sàng hình ảnh học giúp đánh giá các bất thường về mặt hình thể của các cơ quan, bao gồm siêu âm, X – quang, MRI, chụp CT.
- Sinh thiết thận: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu mô nhỏ trong thận để đem đi xét nghiệm, quan sát trực tiếp dưới kính hiển vi để phát hiện các tổn thương và các dấu hiệu bất thường của thận qua hình ảnh trên lam kính.
Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh suy thận
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, Bệnh viện Nhân dân 115, Khoa Tiết niệu – Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định,…
- Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Thận Hà Nội, Bệnh viện Thanh Nhàn,…
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về các dấu hiệu suy thận bạn cần nhận biết. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!
Nguồn: Healthline, National Kidney Foundation, Mayo Clinic
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cảnh báo 16 dấu hiệu suy thận có thể bạn chưa biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.