Cân bằng phản ứng oxi hóa khử là gì? Cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử như thế nào? Là câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh quan tâm. Hãy cùng Neu-edutop.edu.vn theo dõi bài viết dưới đây để nắm được toàn bộ kiến thức nhé.
Cân bằng phản ứng oxi hóa khử được sử dụng trong hầu hết các dạng bài tập THPT và trong đề thi THPT Quốc gia. Chính vì vậy các em học sinh lớp 10, 11, 12 cần nắm vững kiến thức này để giải nhanh các bài tập Hóa học.
I. Cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử
Cân bằng phản ứng oxi hóa khử được thực hiện theo trình tự 3 bước với nguyên tắc:
Tổng electron nhường = tổng electron nhận
Bước 1. Xác định sự thay đổi số oxi hóa.
Bước 2. Lập thăng bằng electron.
Bước 3. Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại.
Lưu ý:
– Ngoài phương pháp thăng bằng electron, còn có thể cân bằng phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp tăng – giảm số oxi hóa với nguyên tắc: tổng số oxi hóa tăng = tổng số oxi hóa giảm.
– Phản ứng oxi hóa – khử còn có thể được cân bằng theo phương pháp thăng bằng ion – electron: lúc đó vẫn đảm bảo nguyên tắc thăng bằng electron nhưng các nguyên tố phải được viết ở dạng ion đúng, như NO3–, SO42-, MnO4–, Cr2072-,…
– Nếu trong phản ứng oxi hóa – khử có nhiều nguyên tố có số oxi hóa cùng tăng (hoặc cùng giảm) mà:
- Chúng thuộc một chất thì phải đảm bảo tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
- Chúng thuộc các chất khác nhau thì phải đảm bảo tỉ lệ số mol của các chất đó theo đề cho.
* Với hợp chất hữu cơ:
- Nếu hợp chất hữu cơ trước và sau phản ứng có một nhóm nguyên tử thay đổi và một số nhóm không đổi thì nên xác định số oxi hóa của C trong từng nhóm rồi cân bằng.
- Nếu hợp chất hữu cơ thay đổi toàn phân tử, nên cân bằng theo số oxi hóa trung bình của C.
2. Ví dụ cân bằng phản ứng oxi hóa khử
Ví dụ 1. Cân bằng phản ứng trong dung dịch có H2O tham gia:
KMnO4 + K2SO3 + H2O → MnO2 + K2SO4
Gợi ý trả lời
MnO4– + 3e + 2H2O → MnO2 + 4OH–
SO32- + H2O → SO42- + 2H+ + 2e
Phương trình ion:
2MnO4– + H2O + 3SO32- → 2MnO2 + 2OH– + 3SO42-
Phương trình phản ứng phân tử:
2KMnO4 + 3K2SO3 + H2O → 2MnO2 + 3K2SO4 + 2KOH
Ví dụ 2. Cân bằng phản ứng:
FeS + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2O + H2SO4 + H2O
Gợi ý trả lời
Bước 1. Xác định sự thay đổi số oxi hóa:
Fe+2 → Fe+3
S-2 → S+6
N+5 → N+1
Bước 2. Lập thăng bằng electron:
Fe+2 → Fe+3 + 1e
S-2 → S+6 + 8e
FeS → Fe+3 + S+6 + 9e
2N+5 + 8e → 2N+1
→ Có 8FeS và 9N2O.
Bước 3. Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại:
8FeS + 42HNO3 → 8Fe(NO3)3 + 9N2O + 8H2SO4 + 13H2O
Ví dụ 3. Cân bằng phản ứng trong dung dịch bazơ:
NaCrO2 + Br2 + NaOH → Na2CrO4 + NaBr
Gợi ý trả lời
CrO2– + 4OH– → CrO42- + 2H2O + 3e
Br2 + 2e → 2Br–
Phương trình ion:
2CrO2– + 8OH– + 3Br2 → 2CrO42- + 6Br– + 4H2O
Phương trình phản ứng phân tử:
2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O
3. Bài tập tự luận cân bằng phản ứng oxi hóa khử
Bài 1/Phản ứng oxi hóa – Khử đơn giản
a. P +KClO3 → P2O5 + KCl
b. Cl2 + H2S + H2O → HCl + H2SO4
c. Mg+ HNO3 → NO + Mg(NO3)2 + H2O
d. Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
e. Al + H2SO4 → Al(SO4)3 + S + H2O
Bài 2/ Phản ứng tự oxi hóa – Khử
1. S + KOH→ K2SO4 + K2S + H2O
2.Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O
3. Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O
4. KMnO4→ K2MnO4 + MnO2 + O2
5. H2O2→H2O + O2
6. Na2O2→ Na2O + O2
7. S + NaOH → Na2SO4 + Na2S + H2O
8. KBrO3 → KBr + KBrO2
9. KClO3 → KCl + O2
10. NO2 + NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O
11. HNO2 → HNO3 + NO + H2O
………………..
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cân bằng phản ứng oxi hóa khử Hóa học 10 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.