Bạn đang xem bài viết Cách thức COVID-19 tấn công mọi cơ quan nội tạng tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Covid-19 không chỉ gây bệnh ở đường hô hấp mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Cùng tìm hiểu về cách thức Covid-19 tấn công các cơ quan nội tạng thông qua bài viết dưới đây nhé!
COVID-19 là gì?
Covid-19 là một bệnh lý truyền nhiễm hô hấp cấp tính được gây ra bởi virus SARS-CoV-2 và các biến thể của nó. Bệnh lây từ người sang người chủ yếu qua giọt hô hấp và đường tiếp xúc.
Tháng 3 năm 2020, WHO công bố Covid-19 là đại dịch trên toàn thế giới, đây là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong những năm 2020-2022 với hơn 2 triệu người tử vong.
Virus corona nguy hiểm như thế nào?
Các đặc điểm khiến cho virus corona trở nên nguy hiểm:
- Phương thức lây truyền: virus lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, các giọt li ti mà mắt thường không nhìn thấy được. Điều này làm cho khả năng lây lan của virus là rất nhanh trong cộng đồng, từ đó gây nên đại dịch trên toàn cầu.
- Ảnh hưởng lên cơ thể: không chỉ gây các bệnh lý ở đường hô hấp, Corona virus còn có khả năng xâm nhập và phá hủy các cơ quan khác của cơ thể như tim, phổi, thận, não,… gây nên các biến chứng nghiêm trọng dẫn đến tử vong và để lại những di chứng nặng nề cho sức khỏe, thậm chí sau khi hồi phục.
Corona virus lây truyền qua đường hô hấp
Virus corona xâm nhập vào cơ thể bằng cách nào?
Sau khi vào được cơ thể, virus liền gắn kết với các tế bào người thông qua một loại protein trên bề mặt virus là thụ thể ACE2 ở tế bào, từ đó phân chia lây lan sang các tế bào khác. Các tế bào đầu tiên mà SARS-CoV-2 nhắm đến trong quá trình lây nhiễm ở người là các tế bào có nhiều lông ở vòm họng, khí quản, hoặc các tế bào dạng sợi ở niêm mạc khứu giác mũi.
Nếu virus không được loại bỏ bằng các phản ứng bẩm sinh hoặc thích nghi, thì virus có thể lây lan xuống đường hô hấp dưới do hít phải các hạt virus từ đường hô hấp trên hoặc bằng cách phát tán dọc theo cây khí phế quản. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến nhiễm trùng phế nang, gây viêm nhiễm và hạn chế trao đổi khí.
Do thụ thể ACE2 tồn tại khắp nơi trong cơ thể nên virus có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan chứ không riêng đường hô hấp. Sau quá trình phân chia, virus sẽ đi theo các tế bào có thụ thể ACE2 đến mọi ngóc ngách của cơ thể.
Virus còn có khả năng làm chậm các đáp ứng miễn dịch của cơ thể chống lại virus, từ đó làm cho các triệu chứng như sốt, hắt hơi, sổ mũi,… xảy ra chậm sau khi virus xâm nhập. Điều này tạo điều kiện cho việc lây lan ra ngoài cộng đồng nhanh hơn do người nhiễm không phát hiện sớm và cách ly để điều trị.
Đây là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho việc chẩn đoán và kiểm soát bệnh.
Virus gắn kết thụ thể ACE2
Virus corona tiếp tục tấn công cơ thể khi có biểu hiện bệnh
Do đặc điểm của virus nên khi các triệu chứng của bệnh bắt đầu biểu hiện thì virus đã xâm nhập vào cơ thể được một khoảng thời gian. Các triệu chứng biểu hiện của bệnh lúc này vẫn chưa nói lên hết những cơ quan mà virus đã đến.
Nếu cơ thể không đủ khả năng chống đỡ, thì từ các triệu chứng ban đầu virus có thể làm bệnh trở nên nặng hơn bởi các tổn thương ở các cơ quan mới. Điều này làm cho bệnh nhân phải nhập viện điều trị và thậm chí đe dọa tính mạng.
Các triệu chứng khi virus xâm nhập vào cơ thể
Virus corona tấn công hàng loạt cơ quan nội tạng
Hàng loạt các cơ quan trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng khi virus tấn công như:
- Phổi: Corona virus xâm nhập vào phổi, tấn công vào các phế nang, làm cho các phế nang chứa đầy dịch. Từ đó làm mất khả năng trao đổi oxy khiến bệnh nhân khó thở và suy hô hấp. Lâu ngày tình trạng viêm nặng hơn sẽ dẫn đến xơ hóa phổi.
- Tim và mạch máu: đã có các bằng chứng cho thấy những ảnh hưởng của virus lên hệ tuần hoàn. Các triệu chứng có thể xuất hiện là rối loạn nhịp tim, huyết áp thấp. Ngoài ra virus còn làm tổn thương thành mạch góp phần hình thành cục máu đông là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân.
- Gan và thận: virus tấn công vào gan làm phóng thích lượng lớn men gan vào máu và làm suy giảm chức năng gan. Thận cũng là một trong những cơ quan virus hướng đến. Đã có rất nhiều trường hợp suy thận được ghi nhận trên bệnh nhân Covid-19.
Các cơ quan virus hướng đến như phổi, tim, não, gan,…
Hậu quả nghiêm trọng của bệnh Covid-19
“Bão cytokine” là tình trạng một lượng lớn cytokine được tiết vào lòng mạch gây ra do virus, các cytokine sẽ đi khắp cơ thể và làm tổn thương đa cơ quan.
Cytokine là một hóa chất của cơ thể được tiết ra khi có tình trạng viêm. Cytokine có khả năng làm giãn mạch từ đó làm hạ huyết áp gây thiếu máu lên các cơ quan mà quan trọng là não, thận, tim gây nên các tình trạng suy thận cấp, hôn mê hay thiếu máu cơ tim.
Cytokine làm tăng hình thành cục máu đông từ mọi vị trí trong cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ, thuyên tắc phổi và tắc các vi mạch máu.
Cục máu đông hình thành trong Covid-19
Bệnh Covid-19 và phương pháp điều trị
Hiện nay chưa có phương pháp nào điều trị triệt để cho bệnh nhân Covid-19. Việc điều trị chủ yếu là thuốc kháng virus và điều trị hỗ trợ cùng với làm giảm các triệu chứng là những ưu tiên cho bệnh nhân Covid-19.
- Thuốc kháng virus: Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ quyết định xem có nên sử dụng hay không và sử dụng loại thuốc nào. Hiện nay loại thuốc kháng virus đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng là Molnupiravir.
- Thuốc hạ sốt: Là một trong những thuốc điều trị triệu chứng của bệnh. Thuốc dùng để hạ sốt ở các bệnh nhân Covid-19. Có nhiều dạng thuốc hạ sốt, tùy mức độ sốt và tình trạng của bệnh nhân sẽ có những lựa chọn thuốc hạ sốt khác nhau.
- Các điều trị khác bao gồm: thở oxy, thuốc chống đông, thuốc ức chế miễn dịch, kháng viêm, …Một điều quan trọng trong điều trị Covid-19 cần lưu ý đó là kiểm soát bệnh lý nền của bệnh nhân. Vì Covid-19 có khả năng thúc đẩy các bệnh lý nền trở nên nặng hơn gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Bên cạnh đó người bệnh nên chủ động nâng cao sức khỏe bằng việc rèn luyện hàng ngày, bổ sung thêm vitamin C và khoáng chất cùng với việc ăn uống đầy đủ sẽ góp phần đẩy lùi bệnh một cách hiệu quả.
Thăm khám bệnh nhân COVID-19
Xem thêm:
- Phòng chống dịch Covid-19 cho bệnh nhân có bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường
- Miễn dịch cơ thể sau COVID-19 kéo dài bao lâu?
COVID-19 là căn bệnh không chỉ riêng ở đường hô hấp mà ảnh hưởng lên cả các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Hãy cùng nhau thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh bệnh lây lan và nâng cao sức khỏe các bạn nhé!
Nguồn: Huemed
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách thức COVID-19 tấn công mọi cơ quan nội tạng tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.