Can’t connect to this network là lỗi gì? Thực tế, lỗi can’t connect to this network Win 10 khá phổ biến và dưới đây là một số cách khắc phục đơn giản.
Lỗi can’t connect to this network Win 10 thực chất là thông báo hệ thống đang gặp sự cố về kết nối Wi-Fi. Đây không phải vấn đề hiếm gặp nên cũng không khó xử lý. Tuy nhiên, trước khi đi sâu vào các giải pháp cụ thể, hãy thử làm những việc sau để thu hẹp nguyên nhân gây ra vấn đề về kết nối:
- Đảm bảo bật Wi-Fi. Chọn icon No internet connection ở bên phải của thanh tác vụ và đảm bảo Wi-Fi đã bật. Nếu không, click vào nó để kích hoạt. Ngoài ra, đảm bảo bạn đã bật chế độ Airplane.
- Sau đó, hãy xem mạng Wi-Fi bạn biết và tin cậy có xuất hiện trong danh sách mạng. Nếu có, hãy thử kết nối với nó. Nếu thấy thông báo Connected dưới tên mạng, chọn Disconnect, đợi một lúc, rồi chọn Connect lần nữa.
- Thử kết nối tới một mạng trên băng tần khác. Nhiều bộ định tuyến Wi-Fi có 2 băng tần khác nhau: 2.4GHz và 5GHz. Nếu Wi-Fi bạn đang dùng bao gồm hai băng tần này, hãy thử kết nối sang mạng khác.
1. Máy tính đã kết nối Wi-Fi nhưng không có Internet
Thỉnh thoảng, Windows sẽ yêu cầu bạn kết nối Internet an toàn nhưng bạn lại không thể truy cập web. Vấn đề này thường phát sinh do bộ giao thức TCP/IP, địa chỉ IP hoặc bộ đệm phân giải client DNS.
Đầu tiên, hãy thử chạy công Network Troubleshooting gốc của Windows. Bạn sẽ thấy nó nằm trong Settings > Update and security > Troubleshoot > Internet connections.
Nếu giải pháp này không hiệu quả, hãy mở Command Prompt và gõ lệnh sau. Nhấn Enter sau mỗi lệnh:
- netsh winsock reset
- ipconfig /release
- netsh int ip reset
- ipconfig /renew
- ipconfig /flushdns
Nếu không có lệnh nào làm việc, hãy thử cách sửa lỗi “No Internet Access” trên Windows 10/8/7.
2. Windows 10 không kết nối Wi-Fi
Nếu thấy thông báo Windows 10 can’t connect to this network trong khi đang cố gắng thiết lập kết nối mạng, lỗi có thể do adapter mạng.
Giải pháp tốt nhất là gỡ cài đặt driver bộ điều hợp mạng và cho phép Windows tự động cài đặt lại nó. Hãy làm theo các bước sau để hoàn tất quá trình này:
- Nhấn phím
Windows
+X
và click vào Device Manager. - Click chuột phải vào bộ điều hợp mạng và chọn Uninstall.
- Nếu được nhắc, hãy click vào Delete the driver software for this device.
- Khởi động lại máy tính và Windows sẽ tự động cài đặt lại driver.
3. Wifi không có cấu hình IP hợp lệ
Nếu thấy thông báo Wi-Fi Doesn’t Have a Valid IP Configuration, bạn nên bắt đầu bằng cách nhập 4 lệnh điều chỉnh mạng chúng tôi đã liệt kê ở trên. Nếu vẫn còn vấn đề, hãy thử thêm 2 bước sau.
Thay đổi tên và mật khẩu mạng
Một số người dùng đã báo cáo rằng chỉ cần thay đổi tên & mật khẩu mạng sẽ khắc phục được vấn đề.
Những hướng dẫn chính xác này thay đổi theo từng router nhưng bạn luôn cần kết nối router bằng cáp ethernet, nhập địa chỉ IP router vào trình duyệt, đăng nhập vào cổng thiết bị và xác định các trường chính xác. Đảm bảo bạn đã dùng đúng loại bảo mật mạng Wi-Fi khi thay đổi thông tin này.
Thiết lập băng thông kênh của mạng wifi
Không quá kỹ thuật, router có thể truyền mạng trên nhiều kênh khác nhau. Nếu quá nhiều router gần nhau sử dụng cùng một kênh, sóng mạng có thể không ổn định.
Đăng nhập vào cổng router của bạn và thiết lập cài đặt kênh. Nếu có thể, hãy đặt Auto. Nếu không có cài đặt Auto, thử một vài kênh khác nhau và xem liệu vấn đề có được giải quyết hay không?
4. Cách tìm mật khẩu Wi-Fi trên Windows 10
Nếu đã mua hoặc được nhà mạng cung cấp cho một router mới, bạn luôn cần dành thời gian để thay đổi tên & mật khẩu mặc định của mạng. Đây là hành động tốt cho sự an toàn của bạn khi online.
Thế nhưng nếu sau đó, bạn quên mất mật khẩu đã tạo thì sao? Bạn có thể thiết lập lại router nhưng vẫn còn một giải pháp đơn giản hơn. Bạn có thể tìm mật khẩu Wi-Fi đã lưu trong Windows 10 như sau:
- Click chuột phải vào icon Network trên Taskbar.
- Chọn Open Network Internet Settings.
- Trong cửa sổ mới, click Change adapter options.
- Click chuột phải vào kết nối Wi-Fi và chọn Status.
- Click Wireless Properties.
- Click tab Security.
- Đánh dấu ô tích bên cạnh Show Characters.
5. Lỗi driver Wi-Fi Windows 10
Bên cạnh việc xóa & cài lại driver Wi-Fi, bạn có một số giải pháp khác để khắc phục lỗi driver Wi-Fi trên Windows 10. Cụ thể, bạn có thể cố gắng cập nhật trình điều khiển hoặc đưa nó trở lại phiên bản trước.
Để update driver Wi-Fi, hãy làm theo các bước sau:
- Click chuột phải vào Start Menu.
- Click vào Device Manager.
- Mở rộng menu thả xuống bên dưới Network Adapters.
- Click chuột phải vào bộ điều hợp của bạn và chọn Properties.
- Click vào tab Driver.
- Chọn Update Driver hoặc Roll Back Driver.
Nếu Windows không thể tự động tìm thấy driver đã cập nhật, bạn có thể tìm nó trên web nhà sản xuất.
6. Không tìm thấy mạng Wi-Fi
Nếu máy tính Windows không thể tìm thấy mạng Wi-Fi, hãy thực hiện một số các khắc phục sự cố cơ bản trước khi tiếp tục. Xem router đã bật chưa? Bạn có đang ở trong vùng phủ sóng mạng?
Nếu cả hai câu trả lời đều là Có, tiếp theo, hãy thử cập nhật hoặc cài đặt lại driver bộ điều hợp mạng.
Cuối cùng, bạn có thể thử thay đổi vùng phủ sóng của bộ điều hợp Wi-Fi. Việc này rất dễ làm, chỉ cần theo hướng dẫn sau:
- Nhấn phím
Windows
+R
. - Gõ devmgmt.msc và nhấn Enter.
- Mở rộng phần Network Adapters.
- Click chuột phải vào tên bộ điều hợp mạng.
- Chọn Properties.
- Click vào tab Advanced.
- Đánh dấu Country and Region.
- Chọn entry theo vị trí của bạn.
Lưu ý: Không phải tất cả bộ điều hợp mạng đều có quyền truy cập thuộc tính Country and Region.
7. Quên mạng Wi-Fi trên Windows 10
Thỉnh thoảng, bạn cần máy tính quên một mạng Wi-Fi nào đó do có router mới hay xóa mạng cũ không còn sử dụng.
Cách quên mạng Wi-Fi trên Windows 10 thật dễ:
- Mở Start Menu và click Settings.
- Click Network and Internet.
- Chọn Wi-Fi từ menu ở bên trái màn hình.
- Click Manage known networks.
- Đánh dấu tên mạng muốn quên.
- Click Forget.
8. Windows 10 mất kết nối Wi-Fi
Nếu thấy Windows liên tục bị ngắt kết nối Wi-Fi mà không cảnh báo trước và bạn chắc chắn router bình thường, vấn đề này có thể do cài đặt quản lý nguồn bộ điều hợp mạng.
Bạn cần hủy quyền cho phép Windows tắt adapter để tiết kiệm nguồn. Để làm việc này, bạn cần quay lại Device Manager:
- Click chuột phải vào Start Menu và chọn Device Manager.
- Mở rộng danh sách bên dưới Network Adapters.
- Click chuột phải vào bộ điều hợp mạng.
- Chọn Properties.
- Click vào tab Power Management.
- Bỏ đánh dấu ô bên cạnh Allow the computer to turn off this device to save power.
9. Firewall chặn kết nối mạng
Windows tích hợp sẵn ứng dụng tường lửa. Nó cho phép hoặc chặn lưu lượng mạng đến và đi để bảo vệ bạn trước nội dung độc hại. Tuy nhiên, đôi khi, nó có thể chặn truy cập web trên máy tính.
Rõ ràng, đây không phải hành vi mặc định. Có lẽ bạn đã vô tình thay đổi cài đặt mà không nhận ra hoặc ứng dụng giả mạo đã vượt qua quy tắc hiện tại của bạn.
Rất may, dù nguyên nhân là gì, việc khắc phục đều rất dễ dàng. Giải pháp bên dưới hiệu quả cho cả ứng dụng tường lửa gốc và bên thứ ba bạn đang chạy:
- Mở Start Menu và gõ Command Prompt.
- Click chuột phải vào liên kết phía trên cùng và chọn Run as administrator.
- Gõ netsh advfirewall set allprofiles state off, rồi nhấn Enter.
- Kiểm tra truy cập Internet đã hoạt động hay chưa.
Để bật lại tường lửa, hãy quay lại Command Prompt và gõ netsh advfirewall set allprofiles state on.
10. Phần mềm diệt virus chặn kết nối mạng
Giống như tường lửa, phần mềm diệt virus cũng có thể gây lỗi kết nối mạng. Xem những ứng dụng chống virus đã cài trên máy tính bằng cách tới Windows Defender Security Center. Bạn có thể thấy nó trong danh sách All Apps trên Start Menu.
Khi đã mở ứng dụng này, mở rộng bảng ở bên trái và click Virus and Threat Protection. Nó sẽ cho bạn biết ứng dụng nào đang hoạt động và cung cấp phím tắt truy cập nó. Truy cập interface của ứng dụng bất kỳ bạn đang chạy và tạm thời tắt dịch vụ đó.
Trên đây là hướng dẫn sửa lỗi Wifi phổ biến trên Windows 10. Hi vọng bài viết hữu ích với các bạn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách sửa lỗi Wi-Fi trên Windows 10 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.