Quấn cán vợt là phụ kiện không thể thiếu cho cây vợt cầu lông. Quấn cán vợt đúng cách sẽ giúp đảm bảo độ bám tay khi cầm vợt, từ đó dễ dàng thực hiện tốt các kỹ thuật cầu lông. Mỗi người còn có cách quấn cán vợt khác nhau như quấn 1 lớp, quấn nhiều lớp, dùng quấn cao su, dùng quấn cán vải,… tùy thuộc vào cách cầm vợt, mức độ ra mồ hôi tay cũng như kích thước lòng bàn tay. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho các bạn cách quấn cán vợt cầu lông chuẩn nhất để bạn có thể tự chọn cho mình loại quấn cán phù hợp nhất.
1. Công dụng của quấn cán vợt cầu lông
Đầu tiên cần làm rõ tại sao quấn cán vợt cầu lông lại quan trọng như vậy. Quấn cán vợt là phần tiếp xúc giữa tay cầm vợt và cán vợt, tay cầm vợt phải đủ chắc chắn, đủ độ bám để đảm bảo không bị tuột vợt khi thực hiện các pha cầu gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh. Quấn cán vợt đủ độ bám còn giúp người chơi thực hiện tốt các động tác cũng như kỹ thuật đánh cầu lông. Lưu ý rằng quấn cán vợt sẽ thấm hút mồ hôi từ tay do đó nó sẽ mất dần độ bám đồng thời tích tụ nhiều vi khuẩn và nấm mốc, gây ảnh hưởng xấu đến cán gỗ của vợt đồng thời gây một số bệnh ngoài da trên tay. Người chơi cần thay quấn cán định kỳ và thường xuyên để đảm bảo hiệu quả trong quá trình chơi cũng như tuổi thọ của vợt.
2. Cách quấn cán vợt cầu lông
Cách quấn cán vợt cầu lông có thể thực hiện tuần tự theo các bước sau – Bước 1: Tháo băng dây quấn cũ trên vợt cầu lông của bạn ra và vệ sinh lại khu vực tay cầm của vợt. Khi tháo dây thì bạn nên tháo từ phía trên tay cầm vợt và từ từ tháo xuống dưới. – Bước 2: Bỏ dây quấn cán vợt mới ra khỏi bao bì và tháo dây quấn ra thành một dải thẳng. Sau khi tháo dây quấn vợt mới ra thì bạn sẽ được một dải dây quấn có một đầu nhỏ và một đầu lớn hơn. Lưu ý, bộ dây quấn có 1 miếng băng keo đen và bạn nên giữ nó lại để dán sau khi quấn xong. – Bước 3: Bắt đầu tiến hành quấn cán vợt cầu lông và nhớ rằng bạn phải quấn từ phía cuối của cán vợt, sau đó quấn dần dần lên đầu cán. Trước hết, bạn áp phần đầu dây quấn lớn hơn vào cuối cán vợt (bạn nên để thừa ra một đoạn nhỏ dây quấn để nó có thể ôm vào đáy cán vợt) và sau đó hãy xoay dây quấn một vòng dọc theo các cạnh dưới cùng của tay cầm. – Bước 4: Tiếp tục quấn, kéo với độ mạnh vừa phải và dần dần cho đến hết về phía đầu vợt. Bạn nên căn chỉnh sao cho dây quấn vừa đủ quấn hết tay cầm vợt. – Bước 5: Sau khi quấn xong bạn sử dụng miếng băng dính đen để cố định dây quấn và chỉnh sửa lại sao cho vừa ý nhất.
– Bước 6: Kiểm tra lại các vết quấn một lần nữa sao cho ngay ngắn và chặt nhất. Như vậy bạn đã hoàn thành xong các bước quấn cán vợt cầu lông.
Mặc dù cách quấn cán vợt cầu lông rất đơn giản nhưng bạn có thể gặp một số lỗi nếu quấn chưa quen: – Dây quấn không quấn đủ đến cán vợt hoặc dây quấn dư quá nhiều: Mỗi loại dây quấn có độ dài khác nhau, bạn cần điều chỉnh khoảng cách giữa các vòng quấn sao cho hợp lý. – Quấn cán từ phía đầu cán vợt trở xuống: điều này hoàn toàn sai kỹ thuật và sẽ khiến cho dây quấn bị bung ra khi chơi, bạn cần tháo ra và quấn lại từ phía cuối cán cầm trở lên.
– Dây quấn bị bung: Bạn cần kéo dây quấn với một lực vừa phải khi quấn để dây quấn bám chặt hơn, không nên kéo quá mạnh khiến dây quấn bị giãn và mất độ bám dính.
3. Các loại quấn cán vợt cầu lông trên thị trường hiện nay
Không phải cứ quấn cán đắt tiền nhất sẽ là quấn cán vợt cầu lông tốt nhất, người chơi cần chọn loại quấn cán phù hợp với bản thân. Có 2 loại quấn cán chính là quấn cán cao su và quấn cán vải. – Quấn cấn cao su có khá nhiều thương hiệu như VNB, VS, Joto, Amusi, Yonex, Lining,… mỗi loại có độ dày, độ dài, cũng như độ bám và độ thấm hút khác nhau. Tùy thuộc vào da tay của mỗi người ma chọn thương hiệu phù hợp. Quấn cán cao su phù hợp cho người chơi muốn cán cầm không quá to, tay không ra quá nhiều mồ hôi.
– Quấn cán vải trên thị trường hiện hay có 2 thương hiệu chính là VNB và Yonex. Quấn cán vải có độ dày cao hơn kèm theo đó là khả năng thấm hút mồ hôi tốt hơn, phù hợp cho người thích cán cầm to và tay ra nhiều mồ hôi.
Bên cạnh việc chọn loại quấn cán phù hợp, người chơi cần chú ý đến độ to của cán vợt sau khi quấn cán. Cán cầm to sẽ giúp người chơi cầm vợt chắc chắn hơn, dễ dàng phát lực hơn khi đánh, phù hợp cho những người có lối đánh thiên về sức mạnh, thích tấn công. Cán cầm nhỏ sẽ giúp người chơi có khả năng xoay trở vợt trong tay một cách linh hoạt, phù hợp cho người chơi có lối đánh điều cầu, thiên về đánh cầu nhanh, luân phiên thay đổi thế tấn công và phòng thủ.
Bạn có thể quấn thêm 1 số lớp lót bên trong trước quấn cán vợt bên ngoài để có cán cầm to, hoặc chỉ quấn 1 lớp quấn cán đồng thời tháo lớp cốt zin của cán vợt để có cán cầm nhỏ hơn. Tuy nhiên cần lưu ý cán gỗ vợt cầu lông tương đối cứng, quấn cán quá mỏng và nhỏ sẽ dễ gây đau tay khi cầm nắm quá chặt đồng thời mồ hôi từ tay dễ thấm vào gỗ bên trong.
Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã nắm rõ hơn công dụng cũng như cách chọn quấn cán vợt cầu lông sao cho hợp lý.
Tham khảo thêm quấn cán vợt cầu lông.
Đăng bởi: 21c4 Lớp
Từ khoá: Cách quấn cán vợt cầu lông và các loại quấn cán vợt cầu lông trên thị trường hiện nay
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách quấn cán vợt cầu lông và các loại quấn cán vợt cầu lông trên thị trường hiện nay của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.