Bạn đang xem bài viết Cách nấu nước sâm thơm ngon, thanh mát dễ làm tại nhà tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chuẩn bị
5 phútChế biến
30 phútDành cho
2-3 người
Nối tiếp chuỗi series các món giải khát thanh nhiệt cho mùa hè thì hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu 2 lít nước sâm chỉ với 5000 đồng thôi, vừa tiết kiệm mà lại an toàn nữa.
Trong một bó rau nấu nước mát thường sẽ có cây thuốc dòi (bọ mắm), mía lau, rễ tranh, râu bắp, mã đề,… với các công dụng như tiêu đờm, tiêu viêm (thuốc dòi, mía lau), thanh nhiệt, lợi tiểu (rễ tranh), thanh nhiệt giải khát. Còn chần chờ gì mà không bắt tay vào làm cùng mình thôi!
Nguyên liệu làm nước sâm
- 1 bó rau nấu nước mát (hay còn gọi là nước mía lau), có thể mua dễ dàng ở bất kỳ sạp bán rau củ quả với giá từ 5000 – 7000 đồng
- 30g đường phèn
- 2 lít nước lọc
Cách làm nước sâm
Bước 1 Sơ chế nguyên liệu
Với các loại cây cỏ như thuốc dòi, rau bắp, mã đề,… thì khi mua về các bạn chỉ việc rửa sạch và để ráo.
Riêng mía lau thì dùng dao chẻ đôi rồi dùng búađập dập, cách này sẽ giúp mía ra được nhiều chất ngọt hơn. Rễ tranh cũng dùng búa đập tương tự.
Bước 2 Nấu nguyên liệu
Cho tất cả các loại rau cỏ trên vào nồi cùng 30g đường phèn và 2 lít nước lọc, đậy nắp và nấu trong vòng 30 phút thì tắt bếp. Lọc bỏ phần xác chỉ lấy nước.
Bước 3 Thành phẩm
Sau khi tắt bếp và chờ cho nước nguội thì bạn đã có thể thưởng thức ngay hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh để uống dần.
Thưởng thức
Với lượng đường như trên thì vừa đủ ngọt để thưởng thức ấm hoặc mát mát khi vào ngăn mát tủ lạnh, còn nếu bạn thích uống bỏ đá vào thì có thể cho nhiều đường hơn, và nếu các bạn muốn cho nước của mình có màu đậm hơn thì có thể tăng số lượng lá thuốc dòi. Vậy là xong cách nấu sâm bí đao rồi đấy!
Lợi ích của nước sâm
Nước sâm không chỉ có công dụng làm mát mà món nước sâm giải khát này còn có công dụng tốt cho sức khỏe nhờ vào từng loại cây cỏ, thảo dược trong đó đấy.
Mía lau
Theo Đông y thì mía lau có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, hạ khí, lợi tiểu, tiêu đàm, trừ phiền, giải độc rượu. Ngoài ra mía lau còn giúp trị hôi miệng, ho, họng sưng đau, hạ đường huyết,…
Cây thuốc dòi (bọ mắm)
Theo Đông y, cây thuốc dòi có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng trị ho, tiêu đờm, dùng chữa ho lâu ngày, ho do viêm họng, viêm thanh phế quản, ho khan, tiêu viêm, thông tiểu. Tuy nhiên phụ nữ có thai không nên uống nhiều loại thảo dược này vì có thể làm sẩy thai.
Rễ tranh (mao căn)
Rễ tranh có vị ngọt, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thanh phế nhiệt, trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu,… Tuy nhiên phụ nữ đang mang thai cũng không nên uống nhiều loại thảo dược này.
Mã đề
Mã đề có tác dụng lợitiểu, trị ho, kháng sinh, ức chế đối với một số vi trùng bệnh ngoài da.
Râu bắp
Theo Y học cổ truyền, râu bắp có vị ngọt, tính bình giúp lợi tiểu, thông mật, lợi mật, thanh huyết nhiệt, an thần,… Bên cạnh đó, trong râu bắp có chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6 và nhiều chất vi lượng khác, vì thế khi uống nước râu bắp, có cảm giác ngọt, ngậy và mát.
Lưu ý khi uống nước sâm
Không nên uống quá nhiều nước sâm trong một ngày, đặc biệt là vào buổi tối. Mức nước sâm phù hợp cho người lớn là từ 300 – 500ml/ngày và trẻ em là khoảng 200 – 300ml/ngày.
Sau khi ăn nhiều thực phẩm tươi sống, lạnh không nên uống nước sâm vì rất dễ gây rối loạn tiêu hóa.
Phụ nữ đang mang thai, người hư hỏa, người bệnh sốt cao do nhiễm trùng hoặc người tì vị yếu, người già yếu cũng không nên dùng loại nước này.
Nước sâm nấu tại nhà vừa thơm ngon, bổ dưỡng mà lại an toàn vệ sinh. Chúc các bạn thực hiện thành công nhé với công thức này nhé!
Kinh nghiệm hay Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách nấu nước sâm thơm ngon, thanh mát dễ làm tại nhà tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.