Bạn đang xem bài viết Cách làm báo tường ngày 20/11 đẹp, độc đáo, đảm bảo giật giải tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Làm báo tường là hoạt động khá thú vị và thường xuyên xuất hiện trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Đây là hoạt động thể hiện sự tri ân tới thầy cô và cũng là dịp để học sinh thể hiện sự sáng tạo của mình. Cùng tham khảo cách làm báo tường Ngày nhà giáo Việt Nam đẹp, độc đáo, đảm bảo giật giải dưới đây.
Cách làm báo tường 20/11 đẹp, ý nghĩa
Bước 1 Chuẩn bị vật dụng
Những vật dụng cần có để làm báo tường là:
- 1 tờ giấy Roki khổ A0 hoặc giấy bìa cứng nhiều màu sắc (loại dùng làm thiệp) hoặc giấy có đường vân,…
- Bút màu
- Thước kẻ
- Kéo
Bước 2 Lên ý tưởng và chủ đề tên báo tường
Một tên báo tường hay và ý nghĩa, thiết kế đẹp mắt sẽ quyết định rất nhiều đến sự thành công của tờ báo tường vì phần này khá nổi bật. Dưới đây là một số tên báo tường hay liên quan tới thầy cô, học sinh, bạn bè, trường lớp, kỷ niệm chung của lớp,… bạn có thể tham khảo:
- Mực tím
- Bụi phấn
- Chuyến đò ước mơ
- Nắng hàng me/ nắng sân trường
- Cội nguồn tương lai
- Người lái đò
- Bông hoa 20/11
- Kính dâng thầy cô
- Bắc cầu Kiều
- Bến đò yêu thương
- Ước mơ hồng
- Tri ân thầy cô
- Ơn thầy
- Chắp cánh ước mơ
- Mơ ước nảy mầm
- Hoài niệm
- Ra khơi
- Tuổi hồng thần tiên
- Đầu báo tường “Người ươm mầm”
Đầu báo tường cần ngắn gọn (khoảng 1-4 chữ), hay, thú vị, dễ hình dung, hàm ý sâu sắc, chân thực, thể hiện sự biết ơn. Phần dành để trang trí tên đầu báo chiếm 1/4 hoặc 1/5 diện tích tờ báo.
Tham khảo thêm: Cách vẽ tranh đề tài ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tặng thầy cô thể hiện tình cảm của mình tới thầy cô qua các bức tranh.
Bước 3 Viết lời ngỏ
Bất cứ một văn bản nào cũng cần lời ngỏ hay lời giới thiệu. Có thể nhờ một bạn học khá giỏi văn trong lớp viết để lời văn được chau chuốt và chỉn chu hơn, sau đó cả lớp có thể đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh bài.
Bạn có thể sáng tạo hoặc thể hiện sự hài hước nhưng văn phong vẫn cần chuẩn mực, lịch sự, câu từ phù hợp để phần lời ngỏ thu hút và hấp dẫn người đọc hơn. Bạn có thể tham khảo một số lời ngỏ như sau:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn” là câu nói gắn với truyền thống tôn sư trọng đạo muôn đời của dân tộc Việt Nam. Từ thuở cắp sách tới trường cho tới những ngày khôn lớn về sau, chúng ta luôn được đồng hành cùng rất nhiều người thầy, dạy dỗ ta bao điều hay lẽ phải, những bài học đạo đức giúp chúng ta khôn lớn, nên người như hôm nay.
Chúng ta không bao giờ quên và cần tiếp nối những truyền thống vẻ vang muôn đời này của dân tộc. Thầy cô đã chắp cánh cho những ước mơ của chúng ta bay cao, bay xa hơn bằng những hành trang tri thức bổ ích, giúp ta thành công trên con đường học vấn và cả đường đời.
Bạn có luôn nhớ về thầy cô giáo cũ và tìm về lại trường xưa để thăm thầy cô hay không? Nếu chưa có thời gian, thì 20/11 chính là dịp vô cùng thích hợp để bày tỏ lòng tri ân, biết ơn thầy cô, những người cha mẹ thứ hai đã nuôi dưỡng ta bằng tri thức, bằng những bài học nên người.
Nếu không thể gửi tới thầy cô những bó hoa tươi thắm ngay bây giờ thì những món quà tinh thần như bài văn, bài thơ, lời chúc ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 cũng vô cùng quý giá.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, trang …(tên báo tường)… xin được gửi tới quý thầy cô và các bạn những vần thơ, bài viết thú vị để cùng chia sẻ niềm vui và bày tỏ sự biết ơn tới những người thầy. Chúc thầy cô luôn tươi trẻ, nhiệt huyết và yêu nghề mãi mãi.
Bạn có luôn nhớ về thời “mực tím” đầy quyến luyến, nhớ nhung? Chúng ta luôn nhớ những khoảnh khắc tươi đẹp, đầy tình yêu bên thầy cô và bạn bè. Mỗi lớp học trò đi qua là để lại biết bao xuyến xao, cảm xúc, bâng khuâng. Một chiếc lá thu rơi hay một nhành phượng đỏ ép trong trang sổ trắng cũng làm sống dậy biết bao kỷ niệm.
Trong lòng mỗi người chất chứa nhiều bịn rịn, lưu luyến với từng cây bàng, ghế đá,… Mong bạn sẽ mãi không quên mái trường thân yêu với nhiều kỷ niệm đẹp sẽ trở thành một phần hồi ức sống động trong trái tim.
“Ấm nóng lạ – tiếng giảng bài thân thuộc Mỗi thầy cô. Ôi! Nhớ lắm, mỗi thầy cô!”. Cảm xúc nhớ thương cứ luôn thường trực với biết bao tiếng giảng bài thân thuộc, gần gũi, ấm áp của thầy cô. Chúng em – mỗi người học trò mến yêu của thầy cô, với những cảm xúc khác nhau, bày tỏ tới cô thầy theo nhiều cách.
Thế nhưng dù bằng cách nào thì chúng em mong thầy cô cảm nhận được sâu sắc những nghĩ suy và tâm tư tình cảm thương mến của chúng em. Chúng em luôn tới lớp mỗi ngày với niềm hứng khởi và sự hạnh phúc. Những lời răn dạy của thầy cô, lời chỉ bảo ân cần hay lời trách móc đều ẩn chứa bên trong tình thương, tấm lòng chân thành yêu quý học trò hết mực.
Những nếp nhăn đang in hằn ngày một nhiều hơn trên trán thầy cô, những mái tóc giờ đây đã chuyển màu hoa râm nhưng tình yêu với chúng em và sự tận tụy với nghề thì không bao giờ thay đổi. Ngày 20/11 sắp tới, chúng em kính dâng lên thầy cô niềm vui, sự tri ân. Chúng em muốn được sẻ chia những giây phút hạnh phúc dưới mái trường mến yêu với thầy cô.
Chúng em cảm ơn thầy cô và mong thầy cô sẽ luôn là người lái đò cần mẫn ngày ngày đưa các lớp thế hệ học trò qua dòng tri thức. Chúng em yêu quý và biết ơn thầy cô!
Bước 4 Làm nội dung các mục
Nội dung của báo tường phía dưới cần đa dạng các thể loại bài viết như văn xuôi, thơ, truyện ngắn, truyện cười, trích đoạn, câu đố vui, mẹo hay, châm ngôn, ca dao tục ngữ, bài vè, bài hát,… Bạn cũng có thể trang trí thêm những góc tranh cổ động hoặc châm biếm nhưng cần tập trung vào chủ đề ngày Nhà giáo Việt Nam.
Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây.
Bài thơ “Người lái đò”
Một đời người – một dòng sông…
Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,
“Muốn qua sông phải lụy đò”
Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa …
Tháng năm dầu dãi nắng mưa,
Con đò trí thức thầy đưa bao người.
Qua sông gửi lại nụ cười
Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.
Con đò mộc – mái đầu sương
Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày,
Khúc sông ấy vẫn còn đây
Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông…
Bài thơ “Nghe thầy đọc thơ”
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thuở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời
Thêm yêu tiếng hát mẹ cười
Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra.
Bài thơ “Cô ơi”
Rời mái trường thân yêu
Bao năm rồi cô nhỉ?
Trong em luôn đọng lại
Lời dạy bảo của cô
Ngày ấy vào mùa thu
Bước chân em rộn rã…
Cô không lời từ giã
Xa trường tự lúc nào
Em ngỡ như chiêm bao
Cô về đâu, chẳng biết?
Vẫn vang lời tha thiết
Từ giọng cô dịu hiền
Thời gian bước triền miên
Cô chưa lần quay lại
Chúng em nhớ cô mãi
Mong thấy cô trở về
Lúc xưa cô vỗ về…
Nay chúng em khôn lớn
Ngày rời trường gần đến
Bao giờ gặp lại cô?!
Bài thơ “Con với thầy”
Con với thầy
Người dưng nước lã
Con với thầy
Khác nhau thế hệ
Đã nhiều lần tôi tự hỏi mình
Mười mấy ngàn ngày không gặp lại
Những thầy giáo dạy tôi ngày thơ dại
Vẫn bên tôi dằng dặc hành trình
Vẫn theo tôi những lời động viên
Mỗi khi tôi lầm lỡ
Vẫn theo tôi những lời nhắc nhở
Mỗi khi tôi tìm được vinh quang…
Qua buồn vui, qua những thăng trầm
Câu trả lời sáng lên lấp lánh
Với tôi thầy ký thác
Thầy gửi tôi khát vọng người cha
Đường vẫn dài và xa
Thầy giáo cũ đón tôi từng bước!
Từng bước một tôi bước
Với kỷ niệm thầy tôi.
Bài thơ “Thầy”
Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi
Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi …
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng con định hướng tương lai
Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu.
Bài vè về học tập
Nghe vẻ nghe ve tui còn lười học
Có sách không đọc có bài chẳng làm
Học tới số hàm mà quên công thức
Về làm một giấc rùi hãy tính sau
Đừng có càu nhàu chi thêm mệt nữa
Ngày ngày 2 bữa cũng đủ ấm no
Cần chi phải lo học nhiều vô bổ
Thôi thì kiếm chỗ để ta còn lười.
Bài vè
“Ve vẻ vè ve
Cái vè học dốt
Lọc thi rất tốt
Lại còn ham chơi
Sách vở một nơi
Người chơi một chỗ
Cha mẹ dậy dỗ
Nhưng chẳng chịu nghe
Đến lớp dụt dè
Không nghe cô giảng
Lại còn nói láo
Bị lớp phê bình
Lại còn tự ái
Học không hăng hái
Toàn bị điểm hai
Người mới choai choai
Thích nhảy chát chình.
Bài hát “Mãi không quên”
Phượng hồng còn rơi thắm tươi sân trường,
Gợi lại cho ta nhớ thương ngày xưa,
Kỹ niệm đã quên phút giây xa trường,
Nghẹn ngào mặn môi nói không nên lời,
Thầy cô dạy cho biết bao nhiêu điều,
Hành trang để ta bước trên đường xa,
Từng năm mỗi mùa cuối đông tháng 11.
Chạnh lòng ta luôn nhớ tới trường xưa,
Bạn bè và thầy cô.
Bài hát “Mong ước kỷ niệm xưa”
Thời gian trôi qua mau chỉ còn lại những kỷ niệm
Kỷ niệm thân yêu ơi sẽ còn nhớ mãi tiếng thầy cô
Bạn bè mến thương ơi sẽ còn nhớ những lúc giận hờn
Để rồi mai chia xa lòng chợt dâng niềm thiết tha
nhớ bạn bè, nhớ mái trường xưa
Đặt bàn tay lên môi, giữ chặt tiếng nấc nghẹn ngào
Thời gian sao đi mau xin hãy ngừng trôi
Dù vẫn mãi luyến tiếc khi đã xa rồi
Bạn bè ơi, vang đâu đây, còn giọng nói tiếng cười
Những nỗi nhớ niềm thương gửi cho ai …..!
Tham khảo thêm: 20+ bài thơ 20/11 hay về thầy cô mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
Tham khảo mẫu báo tường 20/11 ấn tượng, độc đáo
Tham khảo thêm: Tổng hợp những lời chúc ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 ngắn gọn ý nghĩa dành tặng thầy cô
Hy vọng bài viết trên đã gợi ý cho bạn nhiều ý tưởng hay ho để làm báo tường độc đáo, đạt giải cho ngày Nhà giáo Việt Nam sắp tới. Chúc bạn sẽ hoàn thành báo tường thành công và đạt giải cao nhé.
Chọn mua trái cây của Neu-edutop.edu.vn để làm quà tặng trong ngày 20/11 nhé:
Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách làm báo tường ngày 20/11 đẹp, độc đáo, đảm bảo giật giải tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.