Bạn đang xem bài viết Cách làm bánh tổ truyền thống ngon, dẻo thơm của người Hoa tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bánh tổ người Hoa bắt nguồn từ Trung Quốc và du nhập vào tỉnh Quảng Nam, Việt Nam vào những năm thế kỉ 16-17. Từ đó đến nay, bánh tổ luôn xuất hiện trên bàn thờ tổ tiên của người dân nơi đây.
Nhắc đến ẩm thực xứ Quảng, không ai là không biết đến đặc sản bánh tổ nổi tiếng với hương vị vô cùng hấp dẫn và thường được dùng để cúng vào những ngày Tết. Hôm nay hãy cùng Neu-edutop.edu.vn đi tìm hiểu ngay công thức làm món bánh đặc biệt này nhé.
Cách làm bánh tổ người Hoa
Chuẩn bị
15 phútChế biến
60 phútDành cho
3 – 4 người
Nguyên liệu làm bánh tổ người Hoa
- 400gr bột nếp
- 1 muỗng canh bột năng
- 150 gr đường cát
- 250gr đường thốt nốt
- 500ml nước
Hướng dẫn cách làm bánh tổ người Hoa
Bước 1 Nấu nước đường
Bạn nấu hỗn hợp đường với nước cho tan đều, sau đó để hỗn hợp hơi nguội rồi cho phần bột nếp và bột năng vào.
Lưu ý: Phải là nước còn ấm, nếu nước còn nóng sẽ làm cho bột bị chín và bánh không mịn.
Bước 2 Nhào bột
Trong lúc nhào bột nếu thấy bột bị óc trâu thì ta lấy cái rây lọc lại cho mịn.
Bước 3 Hấp bánh
Bột sau khi nhào, bạn cho bột ra khuôn, tiến hành hấp bánh trong 4 giờ, cách mỗi tiếng mở nắp nồi 1 lần để lau nước đọng trên nắp.
Bước 4 Thành phẩm
Chỉ với vài bước đơn giản là bạn đã hoàn thành món bánh tổ ngon, lạ miệng. Bánh tổ người Hoa có màu vàng đậm đẹp mắt, bánh dẻo ngon hấp dẫn.
Cách làm bánh tổ vị Quảng Nam
Chế biến
150 phútChuẩn bị
15 phútDành cho
3-4 người
Nguyên liệu làm bánh tổ vị Quảng Nam
-
500g bột nếp
-
330ml đường bát (có thể thay thế bằng đường nâu)
-
100g gừng
-
Mè trắng
-
Lá chuối
Mẹo hay
– Để chọn được gừng ngon, bạn nên chọn những củ gừng ta, chúng thường có kích thước nhỏ hơn gừng Trung Quốc, lớp vỏ sần sùi và tối màu hơn.
– Gừng ta phần lỗi có vân tròn và nhiều xơ trong khi gừng Trung Quốc thì ít xơ và không có vân. Ngoài ra, gừng ta sẽ có mùi thơm đậm, cay nồng tự nhiên trong khi gừng Trung Quốc thì không.
– Đường bát là một món đặc sản Quảng Nam nên sẽ hơi khó tìm, bạn có thể tham khảo một số cửa hàng uy tín, website để mua được loại đường này nhé. Nếu không tìm được đường bát miền Trung, bạn có thể thay thế bằng đường nâu hoặc đường thốt nốt.
Hướng dẫn cách làm bánh tổ vị Quảng Nam
Bước 1 Sơ chế nguyên liệu
Đối với đường bát (loại đường đặc trưng của miền Trung) bạn dùng dao bào chúng ra thành từng mảnh vụn khoảng 330g.
Gừng sau khi lột vỏ, bạn cho vào cối cùng khoảng 30ml nước, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước gừng.
Mẹo hay: Nếu bạn sử dụng đường nâu thì bỏ qua bước này.
Bước 2 Làm bột bánh tổ
Cho 330g đường bát đã bào nhuyễn vào tô cùng 30ml nước gừng. Tiếp theo đó, bạn cho vào thêm 500ml nước nóng, khuấy đều rồi cho vào hỗn hợp 500g bột nếp. Trộn đều cho đến khi tạo thành hỗn hợp sánh mịn là được.
Bước 3 Gói bánh
Dùng khoảng 2 miếng lá chuối xếp chồng lên rồi dùng tay gấp thành hình cái khuôn sau đó cố định bằng ghim bấm. Rót từ từ hỗn hợp bột bánh vào trong khuôn. Làm như thế cho đến hết phần bột bánh đã chuẩn bị.
Bước 4 Hấp bánh
Xếp bánh vào xửng, đem hấp cách thủy trong 2 giờ với lửa nhỏ để bánh chín đều. Sau khi bánh đã chín, bạn lấy bánh ra rồi rắc lên trên mặt một ít mè là có thể thưởng thức.
Bước 5 Thành phẩm
Chiếc bánh tổ trông vô cùng hấp dẫn, bánh mềm, dẻo có vị ngọt tự nhiên của đường bát cùng mùi thơm nồng của gừng sẽ khiến bạn nhớ mãi hương vị tuyệt vời này. Ngoài ra bạn cũng có thể biến tấu thành món bánh tổ chiên, bánh tổ chiên trứng, bánh tổ hình cá chép cũng rất đặc biệt nữa đấy!
Lưu ý khi làm bánh tổ
Khi làm bánh tổ, bạn nên lưu ý một số điều sau để bánh được ngon và hoàn hảo hơn:
- Nếu bạn muốn làm bánh tổ người Hoa chuẩn vị thì bạn nên mua gạo nếp về, vo sạch, phơi khô rồi đem xay hoặc giã thành bột mịn.
- Nếu không có lá chuối, bạn có thể dùng chén hay các dụng cụ khác để thay thế nhé.
- Khi hấp bạn nên mở nắp vài lần rồi lau nước đọng lại ở bên trong nắp, để nước không rơi xuống mặt bánh làm rỗ mặt.
- Khi hấp bánh bạn có thể dùng đũa hoặc cây tăm đâm vào bánh để biết bánh chín hay chưa, nếu bột không dính vào tăm tức là đã chín. Hoặc xem màu sắc của bánh khi thấy bánh săn lại, có màu nâu vàng hoặc trắng là đã chín.
- Bánh sau khi để nguội thì cần để nơi khô ráo, thoáng mát.
Vậy là vừa rồi Neu-edutop.edu.vn đã bật mí cho bạn công thức làm món bánh tổ đậm vô cùng hấp dẫn. Hy vọng bạn sẽ thực hiện thành công món bánh này nhé.
Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách làm bánh tổ truyền thống ngon, dẻo thơm của người Hoa tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.