Bạn đang xem bài viết Cách kiểm tra xem bạn có bị sốt không mà không cần dùng nhiệt kế tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bị sốt, thân nhiệt sẽ cao hơn ở mức bình thường là 37 độ C. Tuy nhiên, không phải ai cũng xác định được tình trạng sốt như thế nào? Hãy để Neu-edutop.edu.vn hướng dẫn cho bạn cách kiểm tra cơ thể có đang bị sốt mà không cần dùng đến nhiệt kế ra sao nhé!
Nhận biết, kiểm tra các dấu hiệu sốt
Để xem cơ thể có đang bị sốt hay không, bạn nhận biết theo cách làm dưới đây:
Kiểm tra trán và cổ
Đây là cách kiểm tra phổ biến đầu tiên mà bạn không cần phải dùng nhiệt kế khi xác định thân nhiệt đang sốt. Hãy dùng mu bàn tay (không phải lòng bàn tay) để kiểm tra khu vực trán và cổ xem có cảm giác nóng hơn bình thường hay không?
Quan sát da có bị đỏ không?
Sốt sẽ khiến da trên má và mặt đỏ lên, bạn nên quan sát xem thử. Tuy nhiên, với những người có làn da sẫm màu hơn thì khó nhận biết được.
Khuôn mặt mệt mỏi, không tỉnh táo
Cơn sốt cũng thường hay kèm theo triệu chứng làm cho khuôn mặt trở nên mệt mỏi, đờ hơn. Đặc biệt, với trẻ nhỏ, bạn dễ nhận biết khi chúng hay khó chịu, khuấy khóc về cảm giác mệt mỏi, yếu, chán ăn hoặc không chịu chơi.
Đau nhức cơ thể
Bạn hỏi xem người bị sốt có cảm thấy đau nhức hay không? Thường đau ở vị trí các cơ và khớp, thậm chí là nhức đầu.
Khát nước
Khi một người bị sốt, người đó dễ bị mất nước. Vì thế, bạn hãy hỏi xem họ có khát nước, hoặc miệng khô hay không?
Buồn nôn
Tiếp tục, quan sát và hỏi người đó có cảm thấy buồn nôn không? Vì đây cũng là một trong những triệu chứng của bệnh sốt và có thể các bệnh nam khoa khác.
- Hãy chú ý nếu người đó cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa, và không thể ăn uống được!
Đổ mồ hồi và run rẩy
Triệu chứng đổ mồ hôi và run rẩy cơ thể, cũng là dấu hiệu cho thấy bị sốt. Thậm chí, người bệnh có thể đan xen cảm giác nóng – lạnh khi sốt.
Co giật
Co giật thường hay thấy ở trẻ em khi bị sốt, hiện tương này xảy ra trước hoặc trong khi trẻ bị sốt. bạn có thể khắc phục tình trạng co giật nhẹ này bằng cách sau:
- Đầu tiên, đặt con bạn về giường nhưng vẫn đảm bảo không gian thoáng.
- Tiếp theo, đừng cố điều chỉnh cơ thể trẻ khi trẻ đang vặn người, đồng thời không nhét bất cứ thứ gì vào miệng con vì dù co giật nhưng chúng sẽ không nuốt lưỡi.
- Sau đó, giữ yên và nằm chung với con bạn khoảng 1 – 2 phút thì triệu chứng này sẽ biến mất.
- Cuối cùng, đặt con bạn về tư thế cũ khi chúng đang nằm ngủ.
Xác định tình trạng bị sốt
Việc xác định tình trạng bị sốt, sẽ giúp bạn có biện pháp xử lý kịp thời, nhất là nhờ đến bác sĩ để điều trị.
Cần đến cơ sở chăm sóc y tế ngay khi triệu chứng co giật kéo dài hơn 3 phút
Khi cơ thể bị sốt và kéo dài tình trạng co giật trên 3 phút, là một dấu hiệu nghiêm trọng. Hãy gọi đường dây nóng xe cứu thương hoặc chuyển đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất.
Gọi cho bác sĩ nếu các triệu chứng bị sốt kéo dài hoặc xấu đi
Nếu cơ thể con bạn sốt hơn 38 độ C, và không có dấu hiệu bớt sốt thì hãy gọi đến bác sĩ để được hướng dẫn. Đồng thời, khuyến khích trẻ uống nhiều nước và cố gắng nghỉ ngơi.
Xử lý ngay dấu hiệu bị đau bụng dữ dội, đau ngực, khó nuốt và cứng cổ
Cần liên hệ với bác sĩ và di chuyển người bị sốt khi có dấu hiệu bị đau bụng dữ dội, đau ngực, khó nuốt và cứng cổ, đến cơ sở, bệnh viện gần nhất để kịp thời xử lý. Vì đây có thể là triệu chứng của viêm màng não, một căn bệnh nguy hiểm và rất dễ lây lan.
Gọi bác sĩ nếu người sốt bị kích động, bối rối hoặc gặp ảo giác
Triệu chứng người sốt bị kích động, bối rối hoặc gặp ảo giác, cũng có thể là dấu hiệu bệnh bị nhiễm trùng do vi khuẩn (như viêm phổi), thậm chí là bị nhiễm virus.
Chăm sóc y tế nếu xuất hiện vết máu trong phân, nước tiểu hoặc chất nhầy tiết ra
Vì đây cũng là một trong những dấu hiệu của việc nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
Cấp cứu nếu hệ thống miễn dịch của người sốt đã bị suy yếu
Đối với những người có hệ thống miễn dịch đã bị suy yếu như mắc phải ung thư, bị nhiễm AIDS,…, thì dấu hiệu sốt chứng minh rằng: hệ thống miễn dịch của họ đang bị tấn công, hoặc gặp các biến chứng, hoặc tình trạng khác.
Trao đổi dấu hiệu bệnh
Hãy thảo luận với bác sĩ khi thấy các triệu chứng sốt trở nên nghiêm trọng hơn, hoặc xuất hiện các triệu chứng khác, cũng như quan tâm đến việc nhận biết và phòng ngừa một số bệnh tật liên quan đến sốt như: nhiễm virus, nhiễm vi khuẩn, kiệt sức, viêm khớp, khối u ác tính,… hoặc dùng một số loại thuốc kháng sinh và huyết áp, hoặc cần phải chích ngừa (như vắc-xin bạch hầu, uốn ván và ho gà) hay không?
Cách điều trị sốt tại nhà
Nếu dấu hiệu sốt không quá nặng, hoặc bạn cảm nhận có thể khắc phục được khi ở nhà, thì hãy thử cách điều trị sau:
Sốt dưới 39 độ C và trên 18 tuổi
Triệu chứng của sốt sẽ giảm bớt nếu như bạn điều trị đúng cách tại nhà, như uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Tùy một số người có thể uống thuốc, hoặc không cần thiết uống thuốc, nhưng đây là cách làm cảm thấy bạn yên tâm hơn khi điều trị sốt tại nhà.
Tuy nhiên, bạn nên khám bác sĩ nếu các triệu chứng của bạn kéo dài hơn 3 ngày, hoặc trường hợp các triệu chứng có dấu hiệu nghiêm trọng hơn.
Nghỉ ngơi và truyền dịch (nếu có thể)
Khi dấu hiệu sốt không nghiêm trọng, bạn có thể nghỉ ngơi tại nhà, thậm chí truyền dịch cho khỏe hơn. Bạn có thể tham khảo dịch vụ y tế để họ đến tận nhà, truyền dịch cho bạn!
Các lưu ý khi bị sốt
Khi bị sốt, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Những điều không nên làm khi bị sốt:
- Mặc quá nhiều quần áo.
- Đắp, trùm quá nhiều lớp chăn (mềm) với triệu chứng sốt có nóng – lạnh.
- Lau người bằng nước lạnh để hạ sốt.
- Lạm dụng thuốc hạ sốt mà không phù hợp với độ tuổi người bệnh (như không sử dụng thuốc Aspirin hạ sốt cho trẻ).
- Không nên sử dụng thuốc ở lần điều trị trước khi chưa theo chỉ định của bác sĩ, hoặc tự ý kết hợp thuốc sử dụng.
Những lưu ý khi chăm sóc người bị sốt:
- Để người bị sốt nghỉ ngơi ở những nơi thông thoáng, tránh gió thổi trực tiếp.
- Chườm khăn ấm để hạ sốt cho người bệnh.
- Cần cho người bệnh uống thuốc đúng liều lượng, phù hợp với độ tuổi, tránh lạm dụng thuốc khi chưa có chỉ định bác sĩ.
- Bổ sung các nước hoa quả (cam, chanh,…), hoặc cho uống dung dịch muối đường Oresol và cho người bệnh ăn các thức ăn lỏng để tiêu hóa dễ hơn.
- Thường xuyên theo dõi nhiệt độ và các dấu hiệu triệu chứng của bệnh (đã được Neu-edutop.edu.vn nêu ở phần 1) coi có giảm bớt hay không? Nếu tình trạng nặng phải liên hệ với bác sĩ, hoặc di chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
Hy vọng những thông tin, Neu-edutop.edu.vn đã giúp bạn nhận biết các dấu hiệu khi bị sốt mà không cần phải dùng đến nhiệt kế. Tuy nhiên, việc dùng nhiệt kế sẽ giúp bạn biết được mức độ nóng sốt cao – thấp của thân nhiệt để có hướng xử lý tốt hơn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách kiểm tra xem bạn có bị sốt không mà không cần dùng nhiệt kế tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.