Bạn đang xem bài viết Cách điều trị và phòng ngừa bệnh ghẻ tránh tái phát tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ghẻ là một căn bệnh về da rất thường gặp, đừng lo lắng, hãy tham khảo ngay cách điều trị, phòng ngừa để trị dứt điểm căn bệnh này bạn nhé.
Ghẻ không chỉ xuất hiện 1 lần trong đời bạn mà nó sẽ thường xuyên “ghé thăm” cơ thể bạn nếu không biết cách điều trị, phòng ngừa hữu hiệu. Tham khảo nội dung bên dưới để biết các mẹo điều trị, phòng ngừa đúng cách để tránh tái phát ghẻ.
Cách điều trị bệnh ghẻ
Khi bị ghẻ thường có các dấu hiệu như ngứa, gãi nhiều về đêm, có rãnh ghẻ, mụn nước ở những vùng da non như cổ tay, lòng bàn tay, kẽ ngón tay, háng, kẽ hậu môn, rốn, vùng dưới bụng, bộ phận sinh dục,…
Ghẻ ngứa thường bị nhầm lẫn với bệnh dị ứng, bệnh gan nên nhiều người chủ quan, không đi thăm khám, khiến bệnh chuyển biến từ bệnh nhẹ ngoài da, biến chứng thành chàm hóa, bội nhiễm. Cho nên, bạn cần đến bệnh viện thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách, không kéo dài thời gian để tránh cho bệnh tình nghiêm trọng hơn.
Vì ngoài các biến chứng thì bệnh ghẻ nặng còn dẫn đến các hậu quả là suy nhược thần kinh, mất ngủ, lây lan cho các thành viên khác trong gia đình, mọi người xung quanh và thậm chí là có thể bùng phát thành vùng phát dịch.
Các thuốc điều trị ghẻ thường có dạng dung dịch, kem, thuốc xịt, thuốc mỡ bôi ngoài da hay thuốc uống. Để biết mình phù hợp sử dụng loại thuốc điều trị nào, bạn nên lắng nghe bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị và áp dụng chỉ dẫn trị ghẻ chính xác của họ.
Trước khi sử dụng bôi, xoa thuốc lên vùng da bị ghẻ ngứa bạn nên tắm, lau khô người trước khi dùng. Thoa vào tất cả những vùng bị ghẻ, 2 – 3 lần/ngày, làm liên tục 10 – 15 ngày, thời điểm thoa hiệu quả nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Cố gắng dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh sẽ tiến triển tốt hơn.
Thuốc điều trị cần phải có thời gian tiếp xúc đủ với da, hầu hết thuốc cho người lớn cần 24 tiếng tiếp xúc với da, với trẻ em và phụ nữ có thai là 12 tiếng. Sau thời gian này bạn mới tắm rửa lại.
Không gãi trong quá trình trị, cũng không tự ý dùng các loại thuốc không được bác sĩ chỉ định để trị ghẻ như thuốc súng, rầy,… bởi chúng có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Bệnh có thể tái phát theo mỗi đợt với chu kỳ 3 tuần do trứng sót lại sinh sôi, phát triển thành ghẻ trưởng thành nên bạn cần điều trị theo đúng phát đồ để diệt ghẻ triệt để.
Phòng ngừa bệnh ghẻ tái phát
Vệ sinh cá nhân, nhà cửa sạch sẽ, chăn nệm, quần áo, mùng màn cần được giặt sạch thường xuyên, phơi nắng, trụng nước sôi, ủi nóng để diệt khuẩn, diệt ghẻ.
Không sử dụng chung quần ào, đồ dùng cá nhân với người khác.
Không được gãi trong quá trình điều trị để tránh dịch mủ lan rộng đến các vùng khác.
Nếu ngứa ghẻ đã lây lan trong cộng đồng cần điều trị đồng thời, để bệnh chóng lành, hạn chế lây nhiễm rộng hơn.
Khi có nghi ngờ bị ghẻ, cần tích cực đến bệnh viện thăm khám để có hướng điều trị phù hợp.
Bệnh ghẻ dễ gặp, dễ bỏ qua nên bạn cần chú ý chăm sóc sức khỏe gia đình, điều trị và phòng ngừa ghẻ tối ưu để tránh bệnh tái phát, lây lan nhé.
Nguồn: Bs. Lê Đức Thọ – Trưởng khoa Da Liễu, bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách điều trị và phòng ngừa bệnh ghẻ tránh tái phát tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.