Bạn đang xem bài viết Cách chữa ù tai tại nhà đơn giản, hiệu quả bạn nên biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ù tai khiến bạn khó tập trung vào công việc, cuộc sống. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu một số cách chữa ù tai tại nhà giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ù tai là gì?
Ù tai là khi một hoặc hai tai của bạn nghe thấy âm thanh không mong muốn, những âm thanh này không phải là âm thanh phát ra từ môi trường bên ngoài và những người xung quanh không nghe thấy. Ù tai có thể là một tình trạng tiềm ẩn như mất thính lực do tuổi tác, chấn thương tai hoặc vấn đề về hệ tuần hoàn.
Thư giãn
Những âm thanh ù tai sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng và khó chịu, hãy giữ bản thân bình tĩnh vì lo lắng sẽ chỉ khiến cho chứng ù tai của bạn tồi tệ hơn. Hãy thử thư giãn và cải thiện bằng cách mà bạn cảm thấy phù hợp với bản thân nhất:
- Yoga.
- Thiền.
- Giãn cơ.
- Tự thôi miên.
Ngủ đủ giấc
Khi bạn mệt mỏi, thiếu ngủ bạn sẽ cảm thấy những âm thanh ù tai trở nên khủng khiếp hơn rất nhiều. Nhiều lúc chính chứng ù tai là nguyên nhân khiến bạn mất ngủ, tinh thần mệt mỏi. Nếu cứ lặp đi lặp lại, nó sẽ thành vòng luẩn quẩn mãi.
Hãy thử thay đổi một số thói quen để nâng cao chất lượng giấc ngủ:
- Không gian ngủ thoải mái, mát mẻ sẽ khiến bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
- Nếu bạn cảm thấy phòng ngủ quá yên tĩnh làm bạn cảm nhận chứng ù tai rõ rệt hơn hãy thêm vào những âm thanh trắng.
- Dành 7 – 9 giờ đồng hồ cho giấc ngủ ban đêm.
- Đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ cố định mỗi ngày.
- Xây dựng những thói quen trước khi đi ngủ như tắm nước ấm thư giãn, chăm sóc da,…
- Đảm bảo giường và gối êm ái, thoải mái và sạch sẽ.
- Trước khi đi ngủ 2 – 3 giờ đồng hồ tránh tập thể dục, thức ăn và uống rượu.
Tập thể dục ít nhất 3-5 lần/tuần
Tập thể dục mang lại rất nhiều lợi ích, tập thể dục vừa phòng ngừa, vừa giảm bớt các vấn đề về sức khỏe lại vừa có tác dụng cải thiện giấc ngủ, giảm bớt căng thẳng, chống trầm cảm. Duy trì tập thể dục đều đặn 3 – 5 lần/tuần mỗi lần từ 45 – 60 phút. Nếu bạn chưa có các kỹ năng tập luyện hay chỉ đơn giản là chưa biết bắt đầu từ đâu thì hãy thử đi bộ hoặc chạy bộ.
Tránh tiếp xúc với âm thanh lớn
Các âm thanh lớn – nguyên nhân phổ biến gây ra chứng ù tai và chúng cũng khiến chứng ù tai trở nên tồi tệ hơn. Bạn hoàn toàn có thể chủ động bảo vệ thính giác bằng một số biện pháp như:
- Giữ âm lượng ở mức 60% hoặc thấp hơn khi sử dụng tai nghe. Đừng nghe trong thời gian lâu (quá 60 phút).
- Tại những sự kiện âm nhạc, hoạt động có sử dụng các thiết bị phát thanh công nghiệp, những âm thanh đó đủ lớn để gây tổn thương thính giác và làm cho chứng ù tai của bạn trở nên tồi tệ hơn. Tốt nhất thì bạn không nên tham gia các hoạt động đó, hoặc có thể hãy bảo vệ thính giác của bản thân bằng các thiết bị bảo vệ.
- Sử dụng nút bịt tai hoặc bịt tai khi sử dụng các thiết bị, máy móc phát ra những âm thanh lớn.
- Nếu nơi làm việc ồn ào hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng các thiết bị bảo vệ thính giác.
Nghe tiếng ồn trắng
Trong không gian yên tĩnh, bạn sẽ cảm thấy chứng ù tai của bạn nặng hơn, âm thanh ù tai to hơn. Hãy phá tan sự im lặng bằng những tiếng ồn để đánh lạc hướng bản thân:
- Bật nhạc nhẹ nhàng.
- Nghe đài, radio hay postcard,…
- Tạo tiếng ồn trắng: bật các thiết bị phát âm thanh sóng biển, nước chảy, mưa rơi,… hay chỉ đơn giản là bật quạt.
Có thực đơn ăn uống phù hợp
Đối với một số ít người thì thực phẩm, đồ uống hay thuốc sẽ khiến chứng ù tai trở nên tồi tệ hơn. Điều bạn cần làm là xác định được chính xác loại thực phẩm gây ra điều đó. Bạn có thể thực hiện phương pháp loại trừ và ghi chép.
Với mỗi người, tác nhân sẽ khác nhau, bạn có thể tham khảo một số tác nhân dưới đây:
- Đồ uống chứa caffein như: cà phê, trà, nước tăng lực,…
- Rượu bia.
- Aspirin.
- Muối ăn.
Bỏ thói quen hút thuốc (nếu có)
Chứng ù tai trở nên tồi tệ hơn bởi thuốc lá theo 2 cách:
- Thuốc lá chứa nicotine làm giảm lưu lượng máu đến các tế bào thần kinh thính giác dẫn đến rối loạn và suy giảm chức năng của tai.
- Thuốc lá hoạt động như một chất kích thích đối với cơ thể. Điều này khiến tình trạng ù tai trở nên nặng hơn.
Nếu bạn đang sử dụng thuốc lá thì hãy tập bỏ dần thói quen này để cải thiện chứng ù tai và có một nền tảng sức khỏe tốt hơn.
Học cách làm quen với chứng ù tai
Khá là khó tin, nhưng học cách làm quen với chứng ù tai cũng là một cách để đối mặt với chúng. Để bản thân không bị chi phối bởi chứng ù tai bạn hãy cứ tập trung vào cuộc sống, hoạt động yêu thích, công việc hằng ngày. Bạn sẽ không còn cảm thấy bị làm phiền bởi những âm thanh ù tai nữa.
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Đối với một vài người thì chứng ù tai không làm ảnh hưởng, gián đoạn cuộc sống hằng ngày. Nhưng đối với những người khác thì ngược lại, ù tai gây cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hãy đến gặp bác sĩ nếu:
- Xuất hiện chứng ù tai sau khi bị cảm lạnh hoặc viêm đường hô hấp trên mà không cải thiện trong vòng một tuần.
- Thính lực giảm sút hoặc chóng mặt kèm theo ù tai.
- Bạn cảm thấy lo lắng hoặc trầm cảm do chứng ù tai của mình.
Chẩn đoán
Thông thường, các bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng để chẩn đoán chứng ù tai. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ cố gắng xác định xem liệu chứng ù tai của bạn có phải là do một tình trạng tiềm ẩn khác gây ra hay không. Trong một vài trường hợp nguyên nhân gây ù tai có thể không xác định được.
Để giúp xác định nguyên nhân của chứng ù tai, bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh và kiểm tra tai, đầu và cổ của bạn. Các bài kiểm tra thông thường bao gồm:
- Kiểm tra thính giác (thính học): Trong quá trình kiểm tra, bạn sẽ ngồi trong phòng cách âm và được nghe âm thanh cụ thể truyền đến từng tai một. Để xác định những âm thanh mà bạn nghe được và kết quả sẽ được so sánh với kết quả tiêu chuẩn ở độ tuổi của bạn. Có thể dựa trên kết quả so sánh để loại trừ hoặc xác định các nguyên nhân dẫn đến ù tai.
- Sự chuyển động: Bác sĩ có thể yêu cầu bạn cử động mắt, siết chặt hàm hoặc cử động cổ, cánh tay và chân. Nếu chứng ù tai của bạn thay đổi hoặc trầm trọng hơn khi bạn thực hiện các cử động thì có thể là chứng rối loạn tiềm ẩn cần điều trị.
- Các xét nghiệm hình ảnh: Tùy vào từng nguyên nhân đang được nghi ngờ gây ra chứng ù tai mà bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện kiểm tra các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hoặc MRI.
- Xét nghiệm: Kiểm tra tình trạng thiếu máu, các vấn đề về tuyến giáp, tim hoặc thiếu hụt vitamin.
Hãy cố gắng để mô tả cho bác sĩ của bạn loại tiếng ồn ù tai mà bạn nghe thấy một cách cụ thể nhất. Vì những âm thanh đó sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân tiềm ẩn.
- Nhấp chuột: Loại âm thanh này cho thấy rằng các cơn co thắt cơ trong và xung quanh tai có thể là nguyên nhân khiến bạn bị ù tai.
- Nhịp đập, dồn dập hoặc vo ve: Những âm thanh này thường xuất phát từ nguyên nhân mạch máu (mạch máu), chẳng hạn như huyết áp cao và bạn có thể nhận thấy chúng khi tập thể dục hoặc thay đổi tư thế, chẳng hạn như khi bạn nằm xuống hoặc đứng lên.
- Tiếng chuông nhỏ: Loại âm thanh này có thể chỉ ra tắc nghẽn ống tai, bệnh Meniere hoặc cứng xương tai trong (xơ cứng tai).
- Tiếng chuông the thé: Đây là âm thanh ù tai thường nghe nhất. Các nguyên nhân có thể do tiếp xúc với tiếng ồn lớn, giảm thính lực hoặc dùng thuốc.
Các bệnh viện có chuyên khoa tai, mũi, họng uy tín
- Hồ Chí Minh: Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1,…
- Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội – Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Khoa Tai Mũi Họng,…
Xem thêm: Viêm tai giữa
Ù tai có thể không gây hại nhiều cho sức khoẻ nhưng chúng lại ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày. Cách tốt nhất để chữa ù tai là tìm ra và loại bỏ được nguyên nhân. Nếu bạn cảm thấy những cách giảm ù tai trên hiệu quả hãy chia sẻ để nhiều người biết đến hơn.
Tham khảo: Mayoclinic, WebMD.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách chữa ù tai tại nhà đơn giản, hiệu quả bạn nên biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.